Báo cáo tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố Hà Nội sau 3 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) (2007-2009) phương hướng, nhiệm vụ năm 2010 và các năm tiếp theo (10:48 07/01/2010)



ỦY BAN NHÂN DÂN             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HÀ NỘI                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc                                      

SỐ: 199/ BC-UBND                                                    Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2009
 


    
 
BÁO CÁO
 
Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố Hà Nội sau 3 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) (2007-2009) phương hướng, nhiệm vụ năm 2010 và các năm tiếp theo

 


I. Tình hình Hội nhập KTQT của Thành phố Hà Nội sau 3 năm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO)
 
1 Tình hình HNKQT trong một số lĩnh vực kinh tế và đối ngoại của Thủ đô
 
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại


Thế giới (WTO) vào ngày 11-1-2007 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Trong 3 năm từ 2007-2009 thành phố Hà Nội tham gia vào quá trình HNKTQT trong bối cảnh Thủ đô được mở rộng bao gồm cả tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã Huyện Lương Sơn (Tỉnh Hòa Bình). Mặc dù có sự tác động của khủng hoảng tài chính và sự suy giảm  kinh tế diễn ra trên toàn thể giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp, kinh tế Thủ đô vẫn tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, cụ thể:

- Tăng trưởng GDP bình quân của thành phố giai đoạn từ 2007 - 2009 tăng 9,92 % (GDP năm 2009 tăng 6,7%; năm 2008 tăng10,9%. năm 2007 tăng 11,2%).Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2009: ngành dịch vụ 52,3% (cao hơn mức 52,l% của năm 2008 và mức 50.77% của năm 2006 ); công nghiệp- xây dựng 41,4% ( năm 2006 là 4 1,02%); nông nghiệp giảm còn 6.3% (năm 2008 là 6,5%; năm 2006 là 8,21%).Trong giai đoạn 2007 - 2009 tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 10,6%, Công nghiệp - xây dựng tăng 11,24%, nông nghiệp giảm 1,6ó%)

- Hà Nội đã xuất khẩu đến khoảng gần 200 nước và vùng lãnh thổ. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân 3 năm 2007-2009 đạt 17,2% (tổng kim ngạch xuất khẩu 2 năm 2007 - 2008 đạt 11.977 triệu USD; năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu giảm nhiều, đạt 6.357,2 triệu USD, giảm 8% so với 2008, năm 2007 tăng 28,5% so với năm 2006, năm 2008 tăng 36,1% so với năm 2007); Xuất khẩu của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tý trọng lớn trong cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu (năm 2007 và 2008 chiếm tỷ trọng 50,6% và 55.4%. năm 2009 là 48,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố. Giai đoạn 2007-2009 khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng khoảng 10-11%. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 39 %; Các nhóm hàng xuất khấu chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu của Thành phố : Nông sản (chiếm tỷ trọng 13-15% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, nhóm dệt may chiếm 11-13%; nhóm linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi chiếm 17- 18%; nhóm hàng điện tử chiếm 3-4% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, còn lại là các nhóm hàng khác; Tổng kim ngạch nhập khẩu của Thành phố 3 năm (2007-2009) đạt 60.760 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm đạt 14,9% trong đó kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng cao qua các năm, chỉ có năm 2009 giảm( năm 2007 tăng 48% so với năm 2006, năm 2008 tăng 24% so với năm 2007, năm 2009 do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế nên kim ngạch nhập khẩu giảm 17% so với năm 2008). Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu là vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất (bình quân hàng năm chiếm khoảng 48,5% tổng kim ngạch nhập khẩu) và máy móc thiết bị (chiếm khoảng 24,7%)

- Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài: trong 3 năm từ 2007-2009, Hà Nội thu hút được 978 dự án FDI (năm 2007 là 344 dự án; năm 2008 là 294 dự án; năm 2009 là 340 dự án, cả cấp mới và tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký là 8.044,2 triệu USD); Vốn ODA: Số vốn cam kết và ký kết là 1.693,3 triệu USD, số vốn giải ngân đạt 182,78 triệu USD đạt 10,8% (các dự án này thường có thời gian kéo dài từ 5-7 năm nên trong giai đoạn đầu mức giải ngân rất thấp).

- Thành phố tích cực triển khai hợp tác phát triển kinh tế như triển khai hợp tác giữa Thành phố Hà Nội với các Thành phố: Viêngchăn, Luôngphrabăng(lào), Bắc Kinh, Côn Minh, Nam Ninh Matxcova, Tokyo, Fukuoka, Yokohama, Seoul; mở rộng hợp tác với các khu vục mới có ưu thế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, khoa học kỹ thuật cao như Hà Lan, Phần Lan, Israel.. .; thúc đẩy triển khai với các dự án trong và ngoài nước như: Dự án xây dựng trường Chính trị-hành chính Viêng chăn trị giá 2 triệu USD do Thành phố Hà Nội tặng Thủ đô Viêng chăn; dự án của tập đoàn Oriental&pacific tại khu vực Tây Kim Chung huyện Đông Anh trị giá 450 triệu USD; dự án tập Quy hoạch phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội; dự án khu đô trú sinh thái Ngọc Hiệp Đồng Trúc do Công ty Posco E&C và công ty Seohee Construction - Hàn Quốc; dự án trồng lúa nước tại 02 tỉnh Gaza và Zamberia-mozambìc.

- Trong 3 năm từ 2007-2009, Hà Nội đã đón khách du lịch từ 160 thị trường trên thế giới chiếm 30% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam với những thị trường trọng điểm như Tây âu, Đông Bắc á, Úc.. .trong đó 10 nước đứng đầu và chiếm từ 75 - 80% tổng khách quốc tế vào Hà Nội như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Nhật, Úc, Mỹ, Đức, Anh, Malayxia, Thái Lan. Du lịch Hà Nội từ chỗ chỉ chiếm 20% lượng khách quốc tế cả nước đã tăng lên 30% kể từ năm 2001 (năm 2006 Hà Nội đón 1.110.000 lượt khách quốc tế, năm 2007 là 1.298.271 lượt, năm 2008 là 1.271 .370 lượt, năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và dịch bệnh bùng phát nhưng Hà Nội vẫn đón khoảng 1.050.000 lượt khách)

- Về các hoạt động đối ngoại: Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với ĐSQ Việt Nam tại nước ngoài và ĐSQ các nước tại Hà Nội; tổ chức các đoàn đại biểu do lãnh đạo Thành phố Hà Nội chủ trì đi công tác tại Cuba, Brazil. Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Singapore...trong đó, tổ chức cho đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do Bí thư Thành Uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị dẫn đầu đi thăm và làm việc tại Trung Quốc và Hàn Quốc từ ngày 15/3 đến ngày 25/3/2009 nhằm mục đích tăng cường hợp tác hữu nghị truyền thống mà còn tạo ra một kênh tiếp xúc và hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp hai bên thúc đẩy khảo sát mở rộng thị trường, ký kết hợp đồng hợp tác.
2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ HNKTQT của Thành phố sau 3 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
2.1 Công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết sâu các kèn thức cơ bản về các quy định WTO cho các cấp, các ngành và các doanh nghiệp

- Triển khai công tác tuyên truyền và nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế các thỏa thuận song phương, đa phương liên quan đến các lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, du lịch,. . các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng vàNhà nước cho cán bộ, công chức của Thành phố và doanh nghiệp trên địa bàn
 
- Phối hợp với Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế tổ chức thành công Hội nghị  "Hội nhập Kinh tế quốc tế- thách thức và cơ hội đặt ra với Hà Nội sau hơn 02 năm gia nhập WTO";  phối hợp với Phòng Thương mại Châu âu (EUROCHAM) và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như UNIDO, JETRO; tổ chức các Hội nghị, hội thảo về các cam kết của Việt Nam trong các lĩnh vực khi gia nhập WTO Và lộ trình thực hiện các cam kết.
 
- Tổ chức các lớp tập huấn về: Đào tạo nghiên cứu phát triển thị trường và chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu; quản trị doanh nghiệp; luật doanh nghiệp;đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý doanh nghiệp; nghiệp vụ đấu thầu; kỹ năng đàm phán thương thuyết, kỹ năng làm việc nhóm, quản trị nhân sự quản tư thương hiệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp, marketing; kỹ năng quản trị nhân sự; kỹ năng lãnh đạo điều hành doanh nghiệp; kiến thức pháp luật môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến thức về hệ thống quản lý tiêu  chuẩn chất lượng quốc tế; tổ chức tập huấn cho các Văn phòng đại diện nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội .
2.2 Ban hành, sửa đổi những văn bản, các cơ chế, chính sách cho phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong WTO

Từ năm 2007-2009, Thành phố Hà Nội đã tiến hành Rà soát, sửa đổi, bổ sung. bãi bỏ hoặc xây dựng mới các cơ chế. chính sách của Thành phố phù hợp với các quy định của pháp luật và các nguyên tắc của WTO. Rà soát. Hợp nhất cơ chế chính sách đã ban hành trong giai đoạn 2003-2008 của Hà Nội cũ và các văn bản giữa Thành phố Hà Nội cũ và tỉnh Hà Tây còn hiệu lực đến thời điểm họp nhất. Kết quả rà soát được 1.482 Văn bản Quy phạm bao gồm 80 Nghị Quyết, 1.262 Quyết định và 140 Chỉ thị (trong đó Hà Nội cũ có 1.304, Hà Tây có 178; Sau 1 năm hợp nhất Thành phố đã ban hành 203 văn bản quy phạm pháp luật trong các anh vực: Đầu tư, xây dựng, khoa học công nghệ, du lịch, tài chính ngân hàng, giáo dục y tế, công nghiệp. thương mại,... (bao gồm 170 Quyết định và 33 Chỉ thị, Nghị quyết) trên các lĩnh vực kịp thời phục vụ công tác quản lý, điều hành Thủ đô trong tình hình mới:
Lĩnh vực Công Thương

- Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định nhằm quản lý và phát triển thị trường trong nước, Xây dựng Đề án “Phát triển hệ thống phân phối hiện đại trên địa bàn Hà Nội"; và Đề án “Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội”; Chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao Thành phố giai đoạn 2007-2010 tầm nhìn 2020.
 

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng kho hàng, chợ đầu mối, chợ trung tâm huyện, xã thị trấn ở nông thôn trên địa bàn .
- Lĩnh  vực nông nghiệp: Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội. giai đoạn 2009-2010 và ban hành Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên đại bàn thành phố Hà Nội; ban hành Quy định mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, Gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội và ban hành chính sách khuyến khích phát triển vùng nuôi trồng
thủy sán tập trung của thành phố; chính sách khuyến khích phát triển sản xuất giống thủy sản phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản của thành phố Hà Nội; Chính sách khuyến khích xây dựng cơ sở sản xuất chế biến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường của thành phố

- Lĩnh vực Khoa học Công nghệ Thông tin và truyền thông: Xây dựng đề án “Phát triển thị trường khoa học và công nghệ Thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2015 ", "Phát triển mạng thông tin kinh tế xã hội liên kết vùng kinh tế trọng điểm Bức Bộ"; Kế hoạch ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước của Thành phố Giai đoạn 2009 - 20 10; Xây dựng Chương trình phát triển các ngành công nghệ mũi nhọn, các sản phẩm công nghệ phù hợp kinh tế xã hội Thủ đô; Khung chương trình chiến lược phát triển khoa học và công nghệ thành phố Hà Nội; Chương trình thúc đẩy năng suất và chất lượng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố"; Quy định về An toàn và Kiểm soát bức xạ cho Thành phố; cơ chế khuyến khích các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ; cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đổi mới và chuyển giao công nghệ, đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại.

- Lĩnh vực Xây dựng: đã ban hành 42 văn bản về hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng đã triển khai lập nhiệm vụ thiết kế quy hoạch hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải; Quy hoạch xử lý chất thải rắn; quy hoạch nghĩa trang; quy hoạch phát triển công nghiệp VLXD đến năm 2020. định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Hà Nội.

-Lĩnh vựcDu lịch: Ban hành Quyết định quy định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND quận huyện, Phường, xã, thị trấn trong quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn; tham gia xây dựng hoàn thiện các cơ chế. chính sách thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật; tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách và đề án phát triển sản phẩm du lịch chủ lực.

- Lĩnh vực Tài chính Ngân hàng: Xây dựng hoàn thiện và triển khai các đề án: “phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán Hà Nội”, "Xây dựng Hà Nội thành trung tâm Tài chính - ngân hàng hàng đầu ở khu vục phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước"; cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với các sản phẩm công ích trên địa bàn Hà Nội; ban hành các chính sách tài chính trong các các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa thể thao, đảm bảo xã hội như: chế độ chợ cấp cho các đối tượng xã hội. chế độ dinh dưỡng cho các vận động viên thể dục thể thao, chế độ tài chính của các chương trình phòng chống ma tuý. mại dâm; .

- Lĩnh vực Giáo dục Đào tạo, Y tế:  đổi mới, đẩy mạnh công tác quản lý, phân cấp quản lý. Ban hành các quyết định chỉ thị và kế hoạch nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá, công tác hội nhập quốc tế trong Giáo dục đào tạo và Y tế; quy định tiêu chuẩn VSATTP đối với người trục tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm .

- Lĩnh vực sử dụng đất đai: Xây dựng và ban hành cơ chế bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực thực hiện dự án có sử dụng đất; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước phục vụ công tác quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho người dân, doanh nghiệp; xây dựng quy định cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia dịch vụ xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố.

- Lĩnh vực đầu tư: Hoàn thiên các cơ chế, chính sách: “Quy trình thủ tục triển khai các dự án theo hình thức Hợp đồng BT trên địa bàn”, “ cơ chế đầu tư xây dựng nhà tái định cư”, “cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm theo hướng hiện đại và đảm bảo vệ sinh” và “cơ chế hậu kiểm tra sau khi đăng ký kinh doanh”; Xây dựng đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và kinh tế Thủ đô giai đoạn 2009 – 2010; Hoàn thành xây dựng Quy định về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN của Thành phố Hà Nội; Quy định về quy trình giải quyết một số thủ tục hành chính trong quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội.
 

 2.3 Công tác cải cách hành chính.

Thực hiện chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ, trong những năm qua Thành phố Hà Nội đã tâph trung vào công tác cải cách hành chính như:Tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết trung ương 5 (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội; xây dựng chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện Nghị quyết (chương trình hành động số 25/CTr/TU ngày 24/10/2007 của Thành ủy về “Đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước”; Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 17/2/2009 về thực hiện cải cách hành chính năm 2009; Kế hoạch số 26/KH-UBND, ngày 09/03/2009 về kiểm tra công tác giải quyết thủ tục hành chính;… Về cải cách thủ tục hành chính năm 2007-2009, các đơn vị đã tập trung rà soát , loại bỏ những quy định, thủ tục không phù hợp, gây khó khăn cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục hành chính trong xử lý công việc, thực thi công vụ thuộc chức năng , nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình phụ trách. Phối hợp rà soát các thủ tục hành chính có liên quan giữa các đơn vị nhà nước khác.

- Thực hiện đề án 30 “Đơn giản hóa thủ tục hành chính” giai đoạn 2007-2010 Thành phố đã tiến hành rà soát, công bố bộ danh mục thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Thành phố trên cổng giao tiếp điện tử (http://www.hanoi.gov.vn). Thông tin gồm các loại giấy tờ, biểu mẫu, thời gian giải quyết, phí, lệ phí(nếu có), với tổng số 1.805 thủ tục, trong đó, cấp huyện: 297; cấp xã 154; cấp sở, ban ngành: 1.354 thủ tục. Tổ đề án 30 của Thành phố đang tiếp tục hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tiến hàng rà soát TTHC ở giai đoạn 2 nhằm loại bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp, xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông của các cơ quan. Kết quả rà soát đã đưa số thủ tục hành chính theo bộ danh mục cũ 466 thủ tục thành 684 thủ tục.( Do một số thủ tục hành chính đang thực hiện theo công bố của Thành phố, được tách ra thành các thủ tục nhỏ theo kết quá công việc đế rõ ràng minh bạch hơn, như: Sở Kế hoạch- Đầu tư: từ 24 thủ tục nay là 64 thủ tục; Cục Thuế từ 10 thủ tục nay là 111 thủ tục,.. .). Một số thủ tục hành chính được đơm giản hóa về hồ sơ, nên đã giảm thời gian giải quyết so với quy định chung như: Sở Kế hoạch & Đầu tư: thủ tục hành chính số 16- Chứng nhận đăng ký kinh doanh HTX giảm từ 1 5 ngày xuống còn 10 ngày, tiến tới còn 05 ngày; sở Giao thông vận tải: có 05 thủ tục thời gian giải quyết đã giảm từ 01 ngày đến 10 ngày, 10 thủ tục được bỏ bớt thành phần hồ sơ; Sở Xây dựng: thủ tục hành chính số 1 thầm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thi công từ 18 ngày xuống còn 10 ngày. .Một số thủ tục cấp chứng minh thư nhân dân, cấp đổi biển kiểm soát xe Ô tô, xe mô tô đã được khắc phục kịp thời, tiết kiệm thời gian, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân. Thành lập Tổ công tác về đầu tư nước ngoài và Tổ công tác tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính, thiết lập “Đường dây nóng" và hộp thư góp ý ở toàn bộ các cơ quan hành chính. Lãnh đạo UBND Thành phố thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp, doanh nhân và công dân.
 

- Công tác cái cách hành chính tại một số ngành cũng đại được một số kết quả như:

+ Tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về thủ tục hành chính trong lĩnh vực công thương; Hoàn thành xây dựng và nghiệm thu các phần mềm: quản lý thuế thu nhập cá nhân; Hỗ trợ đăng ký hội trợ triển lãm; hỗ trợ cấp giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện nước ngoài qua mạng; Trong năm 2009 ngành Công Thương đã đề xuất UBND Thành phố về việc phân cấp các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vục công thương cho các quận. huyện. Tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về thủ tục hành chính trong lĩnh vực công thương.

+ Việc áp dụng hệ thông quản lý chất lượng IS0 9001-2000 (nay 9001-2008) trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan Nhà nước của Thành phố Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 100% các sở, ngành và 28/29 quận huyện (trong đó 19 sở ngành và 15 quận, huyện thị xã đã được cấp chứng chi)

+ Thực hiện khai báo hải quan điện tử từ xa qua mạng Intemet nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan cho lô hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Đẩy mạnh hoạt động của hệ thống đại lý Hải quan trên địa bàn, hướng tới việc làm thủ tục hải  quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Đại lý Hải quan nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp, giảm những sai sót, vướng mắc phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan của Doanh nghiệp

+ Công an Thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện công tác cải cách hành chính trong các lĩnh vực xuất nhập cảnh (Nghị định 136/NĐ-CP ngày 17/81/007 của Chính phủ về xuất nhập cảnh, cấp hộ chiếu phố thông cho công dân Việt Nam và người nước ngoài); cấp thẻ ABTC cho doanh nhân Việt Nam, giải quyết người Việt Nam định cư ở nước ngoài về thường trú tại Việt Nam
 
2. 4 Xây dựng và phát triển nguồn nhân 1ực

Trong những năm qua, công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai với nhiều chương trình, giải pháp đồng bộ, có hiệu quả. tạo ra sự chuyển biến tích cực. Quy mô và chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ và công nhân kỹthuật cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thú đô :

- Về công tác đào tạo nghề: Tính đến tháng 10/2009, thực hiện xã hội hóa công tác dạy nghề, toàn Thể phố có 279 cơ sở dạy nghề với đa dạng sở hữu và cấp độ đào tạo, đồng thời với việc phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập, để đào tạo được lực lượng công nhân kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá. hiện đại hóa Thủ đô, Thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng mới Trường đào tạo công nhân kỹ thuật cao tại Tây Mỗ, Từ Liêm để đào tạo 4 nhóm ngành chủ yêu là: Cơ khí, Điện, Điện tử, Tin học với quy mô 3.000 học sinh/năm. (sẽ hoàn thành xây dựng cơ bản vào quý 3/2009, lắp đặt thiết bị vào quý 2/2010 và có thể đi vào hoạt động cuối năm 2010), năm 2009 bắt đầu triển khai dự án đầu tư xây dựng Trường đào tạo công nhân kỹ thuật cao Việt- Hàn (tại Nguyên Khê. Đông Anh) với quy mô đào tạo 3 .000 học sinh /năm.

+ Với hệ thống cơ sở dạy nghề ngày càng được tăng cường cả số lượng và chất lượng, số lao động được dạy nghề cùng ngày một tăng lên, đáp ứng yêu cầu cung lao động cho sản xuất, từ 68.500 lao động được đào tạo năm 2006 lên 117.000 lao động năm 2008. Ngoài đào tạo chính quy, Thành phố đã chỉ đạo tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho 14.000 lao động nông thôn, lao động trong các làng nghề, trong đó 3.500 lao động chuyển đối mục đích sử dụng đất nông nghiệp, 1.803 người nghèo, 1 .123 người tàn tật 6.738 người cai nghiện ma túy.

+ Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề ngày một tăng lên, từ năm 2006- 2008 đạt 550.000 triệu đồng, trong đó chú ý đầu tư cho tăng cường trang thiết bị dạy và học nghề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng, đổi mới giáo trình, chương trình giảng dạy nghề cho học sinh. Tăng cường đầu tưkinh phí cho dạy nghề ngắn hạn nông thôn, người nghèo, người tàn tật, người sau cai nghiện ma túy. Thành lập quỹ hỗ trợ ổn định đời sống lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất với nguồn vốn ban đầu là 50 tỷ đồng.

+ Chất lượng đào tạo ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 70%, có nhiều trường dạy nghề đạt 100% số học sinh ra trường có việc làm. Năm 2006 và 2008, đoàn học sinh học nghề của Thành phố tham gia hội thi tay nghề Quốc gia đạt giải Nhất toàn Đoàn, 100% số học sinh đi dự thi tay nghề ASEAN đều đạt giải cao. Theo đánh giá của người sử dụng lao động, kỹ năng nghề của lao động Thủ đô qua đào tạo nghề trên 30% đạt khá giỏi, gì 59% đạt loại trung bình.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn Thành phô đạt 45%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 23% (tốc độ tăng 3,5% năm), tuy nhiên, chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành, lao động qua đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng ở khu vực nông thôn còn thấp.
 
-         Công tác quản lý nhà nước về lao động giới thiệu việc làm:
 
+ Hoàn thành Đề án “Tiếp tục phát triển thịtrường lao động thành phố Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020"; Thành phố đã triển khai kiện toàn hệ thống giới thiệu việc làm, tính đến nay toàn thành phố có gần 30 đơm vị có chức năng giới thiệu việc làm; Thành phố đã áp dụng các chính sách kinh tế xã hội nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, các cơ sở dân doanh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Ban hành nhiều chính sách ưu đãi trong lĩnh vực đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng, thu hút nhân tài góp Phần điều tiết cung- cầu lao động, nâng cao chất lượng lao động, định hướng lành mạnh hóa hoạt động của thị trường lao động thông qua các kênh giao dịch chính thức.

+ Tổ chức nhiều hình thức giới thiệu việc làm phong phú như: Hội chợ việc làm Thành phố; thành lập Sàn giao dịch việc làm và các phiên giao dịch việc làm lưu động; phát triển kênh giao dịch chính thức trên thị trường lao động qua Website “vieclam.net”; tổ chức định kỳ các phiên giao dịch việc làm hàng tháng (từ năm 2007-2009) phục vụ tốt người lao động tìm việc làm, học nghề và các đơn vị có nhu cần tuyển dụng lao động. Bằng nhiều Chương trình và biện pháp, trong 3 năm 2007-2009 toàn thành phố đã tạo việc làm cho 360.443 người, Trong đó: Chương trình phát triển kinh tế xã hội tạo việc làm cho 296.072 người chiếm 82.14%; Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm tạo việc làm cho 50.371 lao động chiếm 13,97%; xuất khẩu lao động 12.468 người chiếm 3,9%. Kết quả giải quyết việc làm đã góp phần giảm tý lệ thất nghiệp thành thị từ 5.74% năm 2007 xuống còn 5,35% năm 2008. dự kiến năm 2009 là 5,2%.
 
2. 5 Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm và doanh nghiệp.

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO (2007-2009) Chỉ số CPI (chi số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) đã có sự tiến bộ vượt 13 bậc so với năm 2006 (năm 2007 xếp vị trí 27/64 tỉnh, thành, năm 2006 Hà Nội xếp vị trí 38/64). Năm 2008 mặc dù giảm 4 bậc xuống vị trí 31/64 nhưng so với trước khi gia nhập WTO năm 2006 cũng đã tăng 7 bậc

- Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm và doanh nghiệp Thành phố tập trung chỉ đạo mạnh mẽ các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch của Thành phố :

+ Tổ chức thành công nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư- thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm đối tác như: Diễn đàn doanh nghiệp Thủ đô các nước ASEAN, Hội chợ Quốc tế xuất nhập khẩu. Hội chợ nội thất quốc tế Malayxia (5/2008) Hội chợ thương mại quốc tế Hà Nội, Tháng khuyến mại Hà Nội, Triển lãm sản phẩm công nghiệp phụ trợ; Hỗ trợ 8 DN dệt may phía Bắc tham gia chương trình XK vào EU giai đoạn 2008-2013; phối hợp với Hiệp hội phần mềm Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề xúc tiến gia công phần mềm cho thị trường EU. Hỗ trợ 8 DN tham gia chương trình gia công phần mềm cho EU giai đoạn 2008-2013; Triển khai chương trình hỗ trợ DN xuất khẩu quỹ PUM Hà Lan B2B của Đan Mạch; Tổ chức cho DN XNK Hà Nội giao thương với DN các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, ân Độ, Malaysia; phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản mời các DN Hà Nội sang tham dự tuần lễ hàng XK Việt Nam tại Tokyo; phối hợp với Đại sứ quán án Độ tổ chức 03 buổi giao thương của các doanh nghiệp Ấn Độ với doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực xây dựng, khoáng sản, giấy in, giấy in trong lĩnh vực quảng cáo; nguyên phụ liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và thực phẩm chế biến. . . Tổ chức hội nghị gặp gỡ các Sở Công Thương và Trung tâm XTTM khu vực phía Bắc. .

+ Mở rộng hợp tác, tham gia vào các hoạt động Xúc tiến du lịch: tham gia diễn đàn Thị trưởng các Thành phố Du lịch thế giới tại Trịnh Châu- Hà Nam- Trung Quốc, phối hợp tỉnh Quảng Tây. Vân Nam- Trung Quốc tổ chức Chương trình quảng bá giới thiệu điểm đến tại Hà Nội; chuẩn bị tổ chức Triển lãm du lịch quốc tế hội chợ quốc tế tham gia “Những ngày Văn hóa Hà Nội tại Matxcơva” vào tháng 7/2008; Tiếp tục triển khai giai đoạn 1 của dự án Kiosk du lịch tự động trên địa bàn Thành phố; duy trì tốt hoạt động của 40 trạm thông tin tự động, trong thời gian tới, sở sẽ tiếp tục triển khai các thủ tục để lắp đặt 30 trạm đã được cấp phép  cho giai đoạn 1 .

+ Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, về đăng ký, bảo hộ và phát triển thương hiệu, về áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. .. được tích cực triển khai. Trang web của Trung tâm xúc tiến thương mại và Bản tin thương mại điện tử được cập nhật bằng tiếng Việt và Tiếng Anh, giúp các doanh nghiệp khai thác thông tin cần thiết và quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ. Thành lập Văn phòng hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Văn phòng TBT) đế phục vụ nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội, doanh nghiệp về hoạt động của Văn phòng TBT- cơ quan thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Thành phố Hà Nội: Thông báo tin cảnh báo của WTO và các rào cản kỹ thuật trong thương mại cho các doanh nghiệp có liên quan; thông báo các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp mà các thành viên WTO đã đang hoặc sẽ áp dụng cho các doanh nghiệp quan tâm trong hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh; Trong năm 2009 Văn phỏng TBT thường xuyên tiếp nhận tin cảnh báo về TBT của các nước thành viên WTO từ Văn phòng TBT Việt Nam và chuyên 212 tin cảnh báo về các lĩnh vực: thực phẩm, dược phẩm, vật tư nông nghiệp,.. .của các nước thành viên WTO đến các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trên địa bàn Thành phố. Trên 500 doanh nghiệp được tham gia các chương trình đào tạo tập huấn với các nội dung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thực tiễn xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh. nhiều doanh nghiệp đã được tư vấn thiết kế, xây dựng và đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm.

+ Các hoạt động nhằm hướng dẫn và bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp cho các doanh nghiệp được triển khai đều đặn: thường xuyên phối hợp với VCCI tổ chức các lớp học miễn phí về “Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính kế toán” và “Ứng dụng CNTT trong quản lý nhân sự”, tổ chức nhiều hội thảo với nội dung “Cơ chế phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội";...

+ Công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại tiếp tục được quan tâm nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trong phát triển sản xuất- kinh doanh. Chi cục quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra phát hiện và xứ lý các vụ việc kinh doanh hàng cấm hàng nhập lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, các vi phạm quy định về ghi nhãn mác hàng hóa,..

+ Thực hiện Đề án tăng cường liên kết 3 nhà “Nhà khoa học- quản lý- doanh nghiệp" đã tổ chức các cuộc hội thảo giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp trên cơ sở đó các Viện Trường giới thiệu các công trình nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn của các doanh nghiệp như công trình của Công tư TNHH một thành viên Thống nhất. giầy Thượng Đình. Điện cơ thống nhất, Dệt Kim Đông Xuân,... đã đóng góp đáng kê cho việc đôi mới công nghệ và nâng cho chất lượng sản phẩm.. .

+ Tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật đầu tư, Luật quản lý thuế và các văn bản quy phạm hướng dẫn các Luật, theo nhiều hình thức khác nhau như: Hội nghị trả lời bằng công văn hoặc hướng dẫn thủ tục hải quan thông qua tổ giải quyết vướng mắc tại các Chi cục Hải quan; đưa trang tin điện tử (Website) lên Intemet nênviệc tuyên truyền , phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, công như giải đáp, hướng dẫn về thủ tục hải quan được kịp thời, nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác với các tổ chức quốc tế để trợ giúp xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ với tống số khóa đào tạo được là 182 khóa với 7160 lượt học viên tham gia.

2.6 Công tác Quy hoạch thu hút đầu tư vào sản xuất và kinh doanh dịch vụ phát triển hạ tầng kinh tế xã hội phát triền Thủ đô văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp

-Công tác quy hoạch được tập trung chỉ đạo, đặc biệt là sau khi mở rộng địa giới hành chính; Thành phổ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng Quy hoạch chung Thú đô. Tích cực xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và triển khai lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch kinh tế-xã hội của các huyện. Hoàn thành rà soát các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư. các dự án sân golf, Thực hiện kiểm tra xử lý, khắc phục các dự án vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn. Thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng Chính phủ tại thông báo số 240/TB-VPCP, Thành phố đã hoàn thành rà soát các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố giai đoạn I và được Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai 241 dự án, hiện đang tiếp tục thực hiện rà soát giai đoạn II với hơn 500 dự án:

+ Cơ bản hoàn thành việc điều tra, đánh giá thực trạng tình hình phát triển nhà ở trên địa bàn Thành phổ giai đoạn từ năm 1998 đến nay, đồng thời tổ chức rà soát các quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng trên các địa bàn mở rộng để xây dựng Đề án phát triển nhà ở đến năm 2010-2020. Đã rà soát tình hình đầu tư quản lý quỹ nhà tái định cư để xây dựng kế hoạch cân đối quỹ nhà cho năm 2009-2010 . Đã xây dựng Đề án xây dựng các khu đô thị phục vụ công tác tái định cu GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020.

+ Triển khai lập nhiệm vụ thiết kế quy hoạch hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng. quy hoạnh đô thị và nông thôn để khớp với quy hoạch chung của Thủ đô. Tập trung thực hiện chỉnh trang, nâng cấp đô thị. Thực hiện đề án Giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn; đề án xử lý các hoạt động quảng cáo, rao vặt; bán hàng rong trên đường phố và hạ ngầm một số tuyến cáp dọc một số tuyến đường.

+ Thành phố đã hoàn thành nghiệm thu cơ sở về quy hoạch trung tâm thương mại các chợ và hệ thống điểm bán lẻ đến 2020. tầm nhìn 2030; Tích cực triển khai xây dựng chợ, trung tâm thương mại lớn chuỗi siêu thị, chuỗi cứa hàng tiện ích tại khu vực nội thành và trung tâm các huyện ngoại thành: Năm 2009, toàn thành phố hiện đang triển khai 66 dự án đầu tư xây dựng cải tạo chợ với tổng mức đầu tư gần 3000 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ khoảng 200 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác.
 

+ Triển khai thực hiện dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

- Việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển được tập trung chỉ đạo. Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn liên tục tăng qua các năm: năm 2007 đạt 86.153 tỷ đồng (tăng 28,2% so năm 2006); năm 2008 đạt 108.631 tỷ đồng (tăng 26,1% so năm 2007); năm 2009 đạt 128.400 tỷ đồng (tăng 18,2% so năm 2008). Trong giai đoạn 2007-2009, Hà Nội luôn nằm trong lớp các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cả về số dự án và vốn đăng ký. Thành phố đã tập trung vào các nội dung như:

+ Xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn: Thành phố Hà Nội đã xây dựng và ban hành một số cơ chế, chính sách về thủ tục đầu tư các dự án trong nước và ngoài nước; về phát triển thị trường nội địa; một số qui định cụ thể liên quan đến xã hội hóa đầu tư và hỗ trợ phát triền sản xuất kinh doanh tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp. Các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế. chính sách mới và các thủ tục hành chính của Thành phố đều được công khai kịp thời trên Cổng Giao tiếp điện tử của Thành phố và các trang web của một số sở, ngành.

+ Ban hành quy chế thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và WTO giai đoạn 2007 -2010; quy chế khuyến khích xuất khẩu dịch vụ có lợi thế của Thủ đô; hoàn thành Đề án và báo cáo Chính phủ cho phép thành lập Công ty Đầu tư tài chính Thành phố Hà Nội; dự thảo Đề án xây dựng Hà Nội thành Trung tâm Tài chính- Ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước; Tiếp tục xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ công ích đô thị, giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Đã công bố rộng rãi danh mục và địa điểm các dự án trên địa bàn để kêu gọi. lựa chọn chủ đầu tư trong các lĩnh vực xã hội hóa (danh mục 90 dự án theo Quyết định số 5 1/QĐ-UBND ngày 1l/5/2007). Trên cơ sở các hồ sơ đăng ký dự án theo Quyết định số 51/QĐ-UBND, Thành phố chỉ đạo các sở ngành, quận. huyện tố chức triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 74/90 dự án (Quyết định số 3096/QĐ-UBND ngày 3/8/2007 của UBND Thành phố), (19 dự án tổ chức đấu thần xong, 08 dự án đã đấu thầu nhưng chưa có kết quả 24 dự án đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ mời thầu). Ngoài các dự án trong danh mục trên. Thành phố đã tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư một số dự án xây dựng chợ, Trung tâm thương mại, . .

+ Ban hành đề án “cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh”; “Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2009- 2010"; hoàn thiện đề cương xây đúng quy chế quản lý, điều hành Chương trình xúc tiến đầu tưThành phố Hà Nội :

+ Thường xuyên thực hiện tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư: Ấn phẩm XTDT của thành phố như Sách, tờ rơi, bản đồ QH, đĩa CD... thường xuyên được cập nhật và in ấn đế kịp thời phục vụ những đoàn công tác của thành phố và tiếp khách nước ngoài; Thường xuyên duy trì thông tin, liên lạc với các Đại sử quán Việt Nam tại nước ngoài, với các tổ chức quốc tế Văn phòng đại diện Thành phố tạt Nhật bản.

+ Thực hiện khảo sát, tổ chức diễn đàn kêu gọi đầu tư tại nước ngoài: Tổ chức đoàn đi Nga. Nhật Bản, Hàn Quốc. ...; xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư tại khối các nước ASEAN, Châu âu, Mỹ, Nhật,. . .;

+Tiếp tục duy trì, tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa thủ đô Hà Nội với các Thủ đô, thành phố lớn trên thế giới, đặc biệt đẩy mạnh nội dung kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, y tế, viện trợ phát triển chính thức (ODA) và phi chính phủ (NGO), tập trung vào những nước thuộc các khu vực HNKT mà Việt Nam tham gia; tranh thủ thúc đẩy những dự án lớn như: Quy hoạch phát triển khu vực sông Hồng đoạn 40km chảy qua trung tâm Hà Nội, thủ đẩy xây dựng bệnh viện đa khoa Kwang Myung 1000 giường tại Cổ Nhuế - Từ Liêm, phát triển khu đô thị mới Tây hồ Tây, các dự án Khách sạn 5 sao gần khu vực Trưng tâm Hội nghị quốc gia và một số dự án bất động sản lớn khác; phát triển hành lang kinh tế Vân Nam- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh; Dự án “Tăng cường hệ thống dịch vụ cấp cứu y tế tại Hà Nội”, dự án “Xây dựng một trung tâm chăm sóc y tế phẫu thuật hiện đại tại bệnh viện Việt Nam-cuba đào tạo và điều trị đa chức năng cho các vùng dị tật trên mặt của bệnh nhân nghèo tại Hà Nội và các tỉnh lân cận” . . .

+ Xây dựng kế hoạch, xúc tiến thị trường trong và ngoài nước, hướng tới mục tiêu đưa du lịch Hà Nội phát triển bền vững, xác định vị trí trong khu vực, hưởng tới Kỷ niêm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội: Tham gia xây dựng các trang thông tin điện tử (website) du lịch, kết nối website của Du lịch Hà Nội với các website của các tổ chức quốc tế có quan hệ song phương và đa phương với Hà Nội, phát hành sách về du lịch Hà Nội, bản đồ du lịch Hà Nội . . .Kêu gọi đầu tư nước ngoài vào xây dựng khách sạn, các khu du lịch, vui chơi giải trí, trung tâm Hội nghị quốc tế, nâng cấp hạ tầng cho xã hội; Tiếp tục tham gia các hoạt động của một số tổ chức: Hội đồng xúc tiến du lịch Châu Á (CPTA), ANMC, TPO . . .
 
2. 7 Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển kinh tế ngoại thành

- Đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn: điện, chiếu sáng, nước sạch, đường giao thông nông thôn, đường liên xã, hạ tầng, cụm công nghiệp làng nghề và hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt xây dựng hệ thống thủy lợi. tưới, tiêu... được chú trọng. Một số công trình giao thông trọng điểm đã cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng:

- Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho nông dân khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đề án quản lý giết mổ gia súc gia cầm, vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống bệnh gia súc, gia cầm

- Đầu tư xây dựng 05 dự án nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm, dây truyền công nghiệp tại các huyện ngoại thành. Xóa bỏ dần các điểm giết mổ thủ công trong nội thành, nội thị: Dự án tại xã Nguyên Khê (huyện Đông Anh; Nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm tại cụm công nghiệp Hà Bình Phương (hiện Thường Tín); dự án giết mổ gia súc tại Xuân Nộn (huyện Đông Anh);...

- Xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều dự án, mô hình sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế cao và phát triển ngành nghề nông thôn. Tiếp tục dự án hợp tác giữa hai ngành Nông nghiệp của hai nước Lào và Việt Nam, góp phần thúc đây sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vận động và hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất thu được kết quả tốt. Nhờ vậy trong điều kiện đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, thời tiết không thuận lợi, nguy cơ bùng phát dịch ở cây trồng, vật nuôi ở mức cao, sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp có tiến bộ. Các sản phẩm chủ lực của Nông nghiệp Hà Nội (rau an toàn, hoa, lợn hướng lạc) tiếp tục được khuyến khích phát triển thông qua hỗ trợ đầu tưcủa Thành phố cho hạ tầng phục vụ sản xuất hỗ trợ về giống, quy trình sản xuất, hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đã quy hoạch và triển khai xây dựng vùng chăn nuôi thủy sản tập trung và nuôi trồng một số giống thủy sản đặc sản có giá trị kinh tế cao (tại Ứng Hòa, Mỹ, Đức). Đẩy mạnh quy hoạch và triển khai xây dựng các vùng trồng rau an toàn toàn tập trung tạt các huyện: Đan Phượng, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Thanh Thì, . .
2.8 Phát huy giá trị văn hoá dân tộc

- Xây dựng Chính sách bảo tồn, tôn tạo, xây dựng mới và phát huy tác dụng các giá trị văn hoá tiên tiến tiêu biểu của Thủ đô; Triển khai Chương trình phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thiết thục kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội"; Tổ chức các ngày văn hóa Hà Nội tại Matxcơva, Pari, Tokyo, Seoul; lễ hội hoa Anh Đào của Nhật Bản tại Hà Nội; tổ chức tốt Indoorgame (Đại hội thể thao các nước ASEAN trong nhà) tại Hà Nội; chuẩn bị các thủ tục để được công nhận Hoàng Thành Thăng Long là di sản văn hóa Thế giới; phối hợp với Unesco tổ chức thành công Hội thảo lần thứ 12 diễn đàn Unesco trường Đại học và di sản với chủ đề: “Bảo tồn các di tích lịch sử tại đô thị" từ ngày 5-10/4/2009; tập trung nguồn lực triển khai các hoạt động chăn mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội: Phối hợp với Vụ văn hoá đối ngoại và Unesco – BNG tham mưu cho UBND Thành phố ký kết thoả thuận Hợp tác với Bộ Ngoại Giao phối hợp triển khai các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội; vận động ĐSQ Việt Nam tại nước ngoài, ĐSQ nước ngoài và các tô chức quốc tế tại Hà Nội nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh của Hà Nội nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh của Hà Nội ngàn năm văn hiến, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào các dự án chào mừng Hà Nội 1000 năm tuổi.
2.9. Các vấn đề an ninh trật tự liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế

Các lực lượng công an, quân đội đã phối hợp tốt trong việc duy trì chế độ sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội, không để xảy ra đột biến, khủng bố, phá hoại. bạo loạn trên địa bàn; đảm bảo an ninh trật tự cho các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng. Các công tác diễn tập khu vực phòng thủ, huấn luyện, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh và hội thao quốc phòng lực lượng vũ trang Thủ đô đạt kết quả tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng nổi lên một sô vấn đề như sau :
 

- Về hoạt động của người nước ngoài: Trong 3 năm qua có hơn 3 triệu người nước ngoài và 64.000 Việt kiều nhập cảnh, khai báo tạm trú tại Hà Nội. Trên địa bàn Thành phố có 1.509 Văn phòng đại diện thuộc 65 nước và vùng lãnh thổ với hơn 1000 người nước ngoài làm việc, có 918 doanh nghiệp trong nước sử dụng 1.266 người nước ngoài làm việc nên hoạt động người nước ngoài vi phạm quy định pháp luật có nhiều diễn biến phức tạp, nổi lên việc nhập cảnh trái phép, không phép; có nghiền vi phạm trong lĩnh vực giáo dục, khám chữa bệnh xin con nuôi, kế thôn,...

- Tình hình An ninh nông thôn, khiếu nại tố cáo vẫn diễn ra phức tạp : trong 3 năm có hơn 45.000 lượt người và hơn 1.000 lượt đoàn ra trụ sở tiếp dân Trung ương và gần 20.000 lượt người và 700 đoàn ra trụ sở tiếp dân UBND Thành phố khiếu kiện. Tình hình khiếu kiện vượt cấp, chây lì nhất là các vụ có tính bức xúc, manh động, quá khích, có tổ chức, câu kết nhiều vùng, nhiều địa phương có chiều hướng Gia tăng.

- Lĩnh vực văn hóa tư tưởng: dấu hiệu “tự diễn biến, tự chuyển đổi" trong nội bộ ngày càng bộc lộ rõ nét. Nhiều quan điểm không đồng thuật, phán đối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, kêu gọi đa nguyên đa đảng, đòi đổi tên Đảng Cộng sản, đổi tên nước, chỉ trích chính sách phát triển kinh tế xã hội, công khai ủng hộ các đối tượng chính trị, phản động chống đối. Bên cạnh đó các thế lực thù địch ra sức can thiệp, gây sức ép với Nhà nước ta các vấn đề liên quan đến dân chủ nhân quyền, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của ta,…

- Trên lĩnh vực kinh tế, thông tin: Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu nhiều dự án, công trình trọng điểm bị chậm tiến độ, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cầm chừng, thua lỗ đe dọa đến đời sống, việc làm của công nhân tình trạng đình công lãn công mang tính tự phát gia tăng nhất là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Công tác quản lý, bảo vệ an ninh thông tin còn nhiều sơ hở, các thế lực thù địch và bọn tội phạm lợi dụng mạng lưới viễn thông để phát tán hàng trăm tài liệu phản động, lừa đảo kinh tế, trộm cắp cước viễn thông, phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và thiệt hại lớn về kinh tế. Hoạt động của tội phạm kinh tế vẫn diễn biến phức tạp với những phương thức thủ đoạn mớì, các vụ có yếu tố nước ngoài và chủ thể đặc biệt tăng gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Nổi lên là tội phạm trong lĩnh vực đầu tư cơ bản, đất đai, tài chính ngân hàng, xuất khẩu lao động, buôn bán hàng cấm, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm.. .

- Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động, doanh nghiệp, cán bộ, công chức và người lao động nâng cao tinh thần cảnh giác về âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch trong thời kỳ hội nhập để họ có ý thức tự bảo vệ mình là chính, không để địch và phần tử xấu móc nối, lôi kéo, mua chuộc, khống chế, sử dụng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và đất nước. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, phòng chống nội gián, thực hiện tốt pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Tập trung đấu tranh với các loại tội phạm hình sự, kinh tế đặc biệt là tội phạm trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tham nhũng, hối lộ, lừa đảo kinh tế, hàng giả, hàng nhái, mua bán hóa đơn ... nhằm làm lành mạnh môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
2.10. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, công tác bảo vệ môi trường được tích cực triển khai. Tăng cường công tác vận động, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng của người dân và doanh nghiệp trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Công tác quản lý công viên, duy tu vườn hoa, cây xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng được duy trì:

- Lập kế hoạch đánh giá thực trạng môi trường của Thủ đô; hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và môi trường đô thị. Xây dựng mạng lưới dịch vụ môi trường phục vụ công tác bảo vệ môi trường Thủ đô. Xây dựng Đề án tổng thể bảo vệ môi trường. Xây dựng Cơ chế quản lý đầu tư gần với bảo vệ môi trường và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển dịch vụ môi trường.

- Tiến hành khảo sát tình trạng Ô nhiễm môi trường trên sông Đáy và nước thải của một số doanh nghiệp, làng nghề; Đã khởi công Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội- DA II (ll/2008); chi đạo đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng nâng công suất trạm bơm Yên Sở lên 90m3/s; khởi công cải tạo hạ tầng hồ Linh Quang; cải tạo 4 Hồ: Bảy Mẫu, Hào Nam, Đống Đa. Hồ Mẻ; cải tạo hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Ba Mẫu; tiếp nhận và đưa vào quản lý vận hành chính thức (từ tháng 3/2009) Nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long - Vân Trì; hoàn thành cải tạo hồ Kim Liên, Văn Chương, . . Xử lý triệt để các cơ sở gây Ô nhiễm nghiêm trọng (thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTG: đã tiến hành xử lý xong 17 cơ sở, 8 cơ sở còn lại đang tiếp tục triển khai thực hiện; Hoạt động thẩm định và đánh giá tác động môi trường: đã cấp 281 Giấy chứng nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. 378 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất. 161 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, cấp văn bản thỏa thuận môi trường (đến trước ngày l/7/2006) cho 938 dự án đầu tư; kể từ ngày l/7/2006 UBND các quận, huyện đã cấp 710 Giấy xác nhận đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường cho các dự án đầu tư và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Công tác kiểm soát Ô nhiễm môi trường: phối hợp UBND các quận, huyện tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát môi trường định kỳ từ 100 - 150 cơ sở, tập trung vào các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm cao; Triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy: đang tiến hành kiểm tra giám sát các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Nhuệ -sông Đáy để đánh giá việc tuân thủ pháp Luật Bảo vệ môi trường và hiện trạng chất lượng nước xả thải của các cơ sở vào lưu vực sông trên cơ sở đó xây dựng chương trình, dự án. đề án quản lý môi trường nhằm cải thiện dòng chảy, chất lượng nước, cảnh quan và quản lý đất đai và trật tự xây dựng.

- Công tác quy hoạch môi trường: chỉ đạo xây dựng quy hoạch thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn và triển khai thông qua dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường giai đoạn 1 và 2; đang xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn; xây dựng và hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể môi trường của Thành phố Hồ Nội trước năm 2004 đã được tổ chức JICA Nhật Bản hỗ trợ nghiên cứu trình UBND Thành phố phê duyệt, đang tiến hành nghiên cứu lập quy hoạch môi trường một số huyện của tỉnh Hà Tây; dành quỹ đất cần thiết để xây dựng hệ thống xử lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp tập trung, khu đô thị mới; triển khai lập quy hoạch vùng cấm khai thác và cho phép khai thác sử dụng nước. xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn Thành phố; Phối hợp với Cục khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Đề án lập bản đồ ngập lụt trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch thoát nước mùa mưa năm 2009; Ban hành “Quy định về quản lý, xây dựng công trình ngầm hạ và cải tạo, sắp xếp lại các đường dây đi nổi trên địa bàn thành phố Hà Nội". Xác định danh mục các tuyến phố hạ ngầm, danh mục các tuyến phố sắp xếp lại đường dây nổi. Đã hoàn thành thi công 2 dự án và khởi công 3 dự án hạ ngầm cáp điện và đường dây thông tin

- Tập trung chỉ đạo xây dựng phát triển và quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn Thành phố .
 

3. Một số khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
3.1 Khó khăn, hạn chế.

Trong 3 năm qua kinh tế Thủ đô đạt mức tăng trưởng khá, song sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô, của các doanh nghiệp và các sản phẩm nhìn chung còn thấp. Tiềm năng thị trường trong nước còn chưa được khai thác hiệu quả. Tăng trưởng xuất khẩu chưa vững chắc, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vẫn là hàng sơ chế và gia công, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển mạnh nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao. Hệ thống quản lý phân phối hàng hóa và dịch vụ còn chưa tốt tình trạng hàng giả, hàng lậu còn diễn biến phức tạp. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn trong tình trạng phân tán, chưa tạo được mô hình sản xuất hiệu quả cao . Nguồn lực cho đầu tư phát triển đã tập trung, song việc tổ chức thực hiện các dự án đầu tư còn chậm:

- Môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh của Hà Nội có được cải thiện nhưng còn thiếu hấp dẫn. Một số chỉ tiêu, như chi phí không chính thức, tiếp cận đất đai còn đứng ở vị trí thấp so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

- Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước triển khai chưa đảm bảo tiến độ (năm 2007 thực hiện chỉ đạt 48,7% kế hoạch năm, năm 2008 và 2009 thực hiện đạt thấp). Nguyên nhân là do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong xác định lợi thế vị trí địa lý để tính vào giá trị doanh nghiệp và khó khăn trong xây dựng phương án cổ phần hóa do các cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập song chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.

- Công tác quy hoạch còn chậm, chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa mang tính dài hạn, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Tình hình thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư XDCB thấp...

- Công tác cải cách hành chính tuy có chuyên biến tích cực, song còn những hạn chế, hiệu quả phối hợp giữa các sở. ngành, quận, huyện. thị xã chưa cao. Một số quy trình thủ tục còn phức tạp. vướng mắc trong triển khai. Trình độ và tinh thần trách nhiệm một số cán bộ, công chức cần tiếp tục được nâng cao để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Môi trường sản xuất, kinh doanh tuy đã có chuyển biến, song chưa thật sự thông thoáng. Ý thức chấp hành kỷ cương hành chính trong thực hiện “Một cửa liên thông”của bộ phận cán bộ chưa nghiêm

- Công tác quản lý và bảo vệ môi trường chưa tạo được sự chuyển biến tích cực về ý thức của người dân, cơ quan, doanh nghiệp… trong việc bảo vệ môi trường; chưa thực sự lồng ghép vấn đề môi trường trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển, chưa đánh giá môi trường chiến lược trong công tác quy hoạch. Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch còn thiếu đồng bộ, thiếu không gian cây xanh và khu vui chơi, quảng trường..VV. Do tốc độ đô thị hoá nhanh, vệc xây dựng hạ tầng không đồng bộ nên dẫn tới tình trạng nay xây mai đào dẫn đến ô nhiễm môi trường cục hộ, đặc biệt ô nhiễm bụi.

- Bảo hộ sở hữu trí tuệ còn kém gây thiệt hại cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Vẫn còn tình trạng chiếm dụng thương hiệu, làm nhái sản phẩm của các thương hiệu nôi tiếng, hàng kém chất lượng, tranh chấp bản quyền

-Lĩnh vực anh ninh- trật tự xã hội còn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp như tội phạm hình sự, tội phạm sử dụng vũ khí nóng và công nghệ cao, các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc..
 
3.2. Nguyên nhân
-Nguyên nhân khách quan

+Xuất phát từ những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước. Thiên tai, dịch bệnh đột biến xảy ra. Yêu cầu phát triển Hà Nội sau hợp nhất là rất lớn, song, việc hoàn thiện thống nhất và phát huy các cơ chế, chính sách và khai thác tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô cần có thời gian.

+Hệ thống cơ chế, chính sách chung chưa đồng bộ, kịp thời và phù hợp với thực tiễn; trình độ phát triển giữa các vùng còn chênh lệch lớn,... nhiều cơ chế, chính sách chậm được hướng dẫn, sửa đổi. bổ sung phù hợp với thực tiến (chính sách về đất đai, đầu tư, giải phóng mặt bằng . .)
Nguyên nhân Chú quan:

+ Sự thiếu tập trung kiên quyết trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện ở một số lĩnh vực, ngành, cấp; chưa thực sự phát huy tốt dân chủ ở cơ sở; Kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, điều hành ở một số nơi chưa nghiêm.

+ Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã chưa tốt. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, giữa thành phố với các bộ, ngành Trung ương hiệu quả chưa cao.

+ Trình độ, kỹ năng xử lý nghiệp vụ của một số cán bó, công chức còn thiếu kinh nghiệm, chưa nghiên cứu hết các quy định mới ban hành

+ Khả năng dự báo trước của các chính sách kinh tế thấp, không ít chính sách hay thay đổi chưa phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. Việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô phù hợp với các quy định của WTO chưa đáp ứng kịp với sự phát triển của thị trường và nhu cầu hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện HNKTQT;
+ Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu, quy mô, trình độ sản xuất của các doanh nghiệp thấp, lao động chuyên môn còn thiếu và yếu; trình độ khoa học công nghệ, quản lý của các doanh nghiệp còn chưa theo kịp với sự phát triển của thị trường, sản phẩm chủ yếu vẫn là sản phẩm thô và sơ chế, gia công

Đánh giá chung: Qua 3 nămViệt Nam tham gia vào WTO mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức với những biến động lớn về suy giảm kinh tế thể giới và trong nước, tình hình thiên tai, dịch bệnh phát sinh phức tạp; yêu cầu đổi mới phát triển với Thủ đô sau hợp nhất đòi hỏi lớn; song với sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, sự phối hợp của các bộ, ngành; sự quyết tâm, sáng tạo trong lãnh đạo chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND và các cấp chính quyền, sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân, kinh tế - xã hội Hà Nội tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm. Phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế tiếp tục đạt kết quả tốt. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ HNKTQT như: triển khai tốt công tác tuyên truyền; thủ tục hành chính có chuyển biến cả về nhận thức và hành động; công tác ban hành, sửa đổi những văn bản, cơ chế chính sách triển khai thực hiện cam kết gia nhập WTO được chú trọng; Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực được quan tâm; Công tác nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm và doanh nghiệp có những chuyển biến tích cực; an ninh trật tự được Giữ vững,.. Bên cạnh những kết quả đạt được còn những tồn tại, hạn chế như về quản lý đất đai, trật tự đô thị, xử lý môi trường, những thiếu sót bất cập trong cải cách thủ tục hành chính ở một số ngành, cấp trong giải quyết bức xúc của doanh nghiệp, nhân dân . . .Trong thời gian tới, Thành phố cần khắc phục tồn tại, hạn chế, phát huy các kết quả đạt được, phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất chào mừng Đại lễ ký niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.
 

II Phương hướng nhiệm vụ công tác HNKTQT trong năm 2010 và các năm tiếp theo
1 Công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết sâu các kiến thức cơ bản về các quy định WTO
 

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu các cam kết của Việt Nam trong WTO trên từng lĩnh vực (các sở. ngành triển khai thực hiện)
- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội, doanh nghiệp về hoạt động của Văn phòng TBT- cơ quan thông báo và giải đáp về hàng hoá kỹ thuật trong thương mại của Thành phố Hà Nội, Thu thập thông tin KH& CN và các lĩnh vựckhác, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tin KH & CN trong và ngoài nước; Phối hợp với Văn phòng TBT Việt Nam tổ chức 01 hội nghị tập huấn, phổ biến về Hiệp định TBT và các vấn đe có liên quan với sự tham gia của các cơ quan quản lý hành chính trên địa bàn Thành phố (Sở Khoa học & công nghệ triển khai thực hiện)

- Tổ chức một số hội nghị chuyên đề về công tác phân loại, áp mã hàng hóa, xác định xuất xứ hàng hóa thực thi quyền sở hữu trí tuệ... từng bước chuẩn hóa, góp phần chống gian lận thương mại, thu đúng, thu đủ thuế,
kịp thời nộp vào ngân sách nhà nước ( Cục Hải quan triển khai  thực hiện)

- Tổ chức các buổi Hội thảo, tập huấn về lộ trình mở cửa hàng hoá và dịch vụ, quy định minh bạch hoá chính sách, các quy định cơ bản của WTO liên quan đến các lĩnh vực như: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thông tin, dịch vụ xây dựng, dịch vụ phân phối, dịch vụ giáo dục, dịch vụ môi trường, dịch vụ tài chính, dịch vụ ye tế, dịch vụ du lịch, dịch vụ giải trí,… cho cán bộ các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh (Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành triển khai thực hiện).

- Tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn các kỹ năng về phát triển kinh doanh và quản lý du lịch trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp du lịch (Sớ Văn hóa thể thao và du lịch trên khai thác hiện).
 
- Tập huấn về các vấn đề quản lý cạnh tranh, các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng và thị trường nội địa (Sở công thương triển khai thực hiện)
2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật:

- Tiếp tục tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư do thành phố ban hành: Cơ chế khuyến khích hỗ trợ đầu tư vào Khu công nghệ cao sinh học; Một số chính sách khuyến khích đầu tưxây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố; Quy định về chuyển nhượng dự án đầu tư trên địa bàn thành phố; Quy trình giải quyết một số thủ tục hành chính trong quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội phù hợp với pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế để nâng cao hơn nữa sự hấp dẫn và thuận lợi của môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư nhằm hướng tới mục tiêu thu hút nguồn lực trong và ngoài nước phát triển kinh tế - xã hội thành phố (Sở Kế hoạch và đầu tư triển khai thực hiện).

- Hoàn thành đúng tiến độ chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành Quy định về quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhà ở phục vụ công tác tái định cư GPMB trên địa bàn Thành phố (Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành triển khai thác hiện).

- Tiếp tục rà soát sửa đổi, điều chỉnh các văn bản quản lý đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý nhà ở và công sở theo các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Luật Quy hoạch đô thị; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật đất đai đã được Quốc Hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 5 và các văn bản hướng dẫn thi hành, trình UBND Thành phố ban hành và triển khai thực hiện thống nhất trên địa bàn Thành phố. Tổ chức triển khai các Quy định quản lý đầu tư xây dựng và kinh doanh các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn Thành phố; Quy chế quản lý, khai thác vận hành quỹ nhà chung cư,. . .(Sớ Xây dựng chủ trì triển khai thực hiện).

- Cơ chế khuyến khích các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ; khuyến khích doanh nghiệp đổi mới và chuyển giao công nghệ, đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại (Sớ Khoa học và công nghệ triển khai thực hiện).

- Xây dựng và hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách. văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố (Sớ Tài nguyên và môi trường triển khai thực hiện).

- Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển và thu hút vôn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực bảo vệ môi trường. dịch vụ đô thị, bảo tồn thiên nhiên; xây dựng cơ chế bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực thực hiện dự án có sử dụng đất; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước phục vụ công tác quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho người dân, doanh nghiệp (Sở Tại nguyên và môi trường triển khai thực hiện)

- Xét chọn các sản phẩm mới để trình UBND Thành phô công nhận là SPCNCL năm 2009; tập trung đẩy mạnh công tác hỗ trợ, công tác tuyên truyền, quảng bá các SPCNCL đã được công nhận để phát triển; Tiếp tục triển khai công tác hỗ trợ phát triển SPCNCL ve xúc tiến thương mại, đào tạo tập huấn, tuyên truyền
quảng  bá,....(Sớ Công Thương triển khai thực hiện)

- Xây dựng và trình UBND Thành phố ban hành quy định về cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá thể dục thể thao, môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội (thay thế Quyết định số 138/2007/QĐ-UBND ngày 3/12/2007 của UBND Thành phố) (Sở Tài chính triển khai thực hiện).

- Tiếp tục triển khai xây dựng các quy hoạch phát triển công nghiệp và các quy hoạch liên quan sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn thành phố; chủ trì, tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp – thương mại (Sở Công Thương triển khai thực hiện)

- Tiếp tục rà soát và bổ sung, sửa đổi các văn bản không phủ hợp trên các lĩnh vực về quyền sở hữu trí tuệ, quyền và nghĩa vụ công dân và các văn bản sẽ được ban hành nhằm thực hiện các quy định văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành (Sở Tư pháp triển khai thực hiện)


3. Công tác cải cách hành chính:

- Tiếp tục công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ, tăng cường cán bộ có chất lượng cho các cấp cơ sở Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, người đứng đầu trong bộ máy quản lý nhà nước và năng lực điều hành của chính quyền cấp cơ sở (Sở Nội vụ chủ trì cùng các sớ, ngành triển khai thực hiện)

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trên toàn địa bàn thành phố. (các sở ngành triển khai thực hiện)

- Tiếp tục xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, của công chức trong quá trình thực hiện công tác cải cách hành chính (các sở ngành triển kỳ thực hiện)

- Đẩy mạnh phân cấp đi đôi với giám sát. kiểm tra thanh tra, đánh giá kết quả thực hiện phân cấp thành phố, quận, huyện, xã phường, thị trấn và giao quyền tự chủ cho một số đơn vị, tập trung vào các lĩnh vực bức xúc, có quan hệ nhiều với tổ chức, doanh nghiệp và người dân (các sở ngành trên khai thực hiện)

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính, theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, phục vụ tốt nhất các dịch vụ công đối với tổ chức và cá nhân; có kế hoạch cụ thể thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến qua mạng ở cấp độ 3 cho một số thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan nhiều đến nhiều cơ quan trên 11 lĩnh vực. Xây dựng quy trình giải quyết từng thủ tục hành chính áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng TCVN IS0 9001 :2000 (Các Sở, ngành triển khai  thực hiện)

- Rà soát việc phân công, phân cấp, ủy quyền trên các lĩnh vực được giao quản lý, đặc biệt về quản lý hạ tầng đô thị, nhà ở. Chủ động hướng dẫn. tăng cường phối kết hợp quản lý Giữa Sở với các cấp, các ngành theo quy định của pháp luật và phù hợp với Nghị quyết của HĐND Thành phố về phân cấp một số lĩnh vực quản lý nhà  nước về kinh tế- xã hội (Sở Xã dựng triển khai thực hiện)

- Tiếp tục thực hiện đề án cải cách hành chính trong lực lượng công an, từng bước xây dựng, hoàn thiện bộ thủ tục hành chính có liên quan đến công tác quản lý xuất nhập cảnh, chứng minh thư, đăng ký quản lý xe, đăng ký quản lý hộ khẩu... tổ chức công bố, công khai và đưa các thủ tục hành chính lên mạng Intemet nhằm công khai minh bạch hoạt động quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân tốt hơn (Công an Thành phố triển khai thực hiện)

- Triển khai đánh giá cơ chế khoán biên chế và chi phí hành chính, cơ chế giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp của Thành phố giai đoạn 2007- 2009 để chuẩn bị cho giai đoạn mới 2010-2012; triển khai xây dựng Đề án về phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách của Thành phố Hà Nội và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách thuộc Thành phố Hà Nội; quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 -2013 (Sở Tài Chính triển khai thực hiện)

- Xây dựng quy định trong giải quyết các vướng mắc liên quan đến các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo hướng thông thoáng. đơn giản hoá, đảm bảo minh bạch, công khai hiệu (Số Tài nguyên và môi trường triển khai thực hiện)/
4. Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm và doanh nghiệp:

- Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn : Tiếp tục tự tổ chức sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả SXKD, năng lực cạnh tranh, mở rộng địa bàn hoạt động, lĩnh vực hoạt động theo hướng sàng lọc, phù hợp với thị trường để doanh nghiệp đủ khả năng hội nhập KTQT; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực trong các lĩnh vực hoạt động xây dựng, đảm bảo có chất lượng, am hiểu chuyên môn, ngoại ngữ, luật pháp quốc tế, nhất là phải quan tâm lượng thợ kỹ thuật bậc cao; đánh giá khả năng cạnh tranh tổng sản phẩm, từng dịch vụ ở từng doanh nghiệp để có hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh; Tăng cường khả năng thương mại, đàm phán quốc tế, tổ chức quảng bá, quảng cáo doanh nghiệp; từng bước tiếp cận thị trường tìm cơ hội kinh doanh, xuất khẩn sản phẩm, cập nhật thông tin về hàng hóa, đối tác cạnh tranh, công nghệ, dự báo đánh giá thị trường, hệ thống pháp luật, mở văn phòng, đại lý ở nước ngoài, tham gia triển lãm, hội chợ, ... để tìm đối tác (Sở Xây dưng triển khai thực hiện)

- Tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, tiếp cận công nghệ tiên tiến, làm chủ công nghệ thi công nhà cao tầng, xử lý nềnmóng, nhà không gian nhịp lớn, công trình có công nghệ phức tạp, các công trình ngầm đô thị; đầu tư các dịch vụ trình độ cao, sản phẩm chất lượng cao, tăng cường khả năng cạnh tranh để chủ động HNKTQT, tăng cường liên doanh liên kết trong nước để đấu thầu quốc tế ở trong nước và nước ngoài, tránh tình trạng Phá giá khi đấu thầu; cử cán bộ giỏi tham gia liên doanh hoặc thông qua làm thầu phụ hoặc xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm (Sớ Xây dựng triển khai thực hện)

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác thu thập thông tin phục vụ quản lý rủi ro; xây dựng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử với các cơ quan quản lý có liên quan, các hãng vận chuyển đường hàng không, đường sắt, đại lý chuyển phát nhanh để tiệp nhận thông tin trước về hàng hóa hành khách phương tiện vận tải, từng bước áp dụng thông quan trước khì hàng đến đối với doanh nghiệp có độ tuân thủ cao; cung cấp giải đáp thông tin phục vụ doanh nghiệp trên trang Website của Cục và Cổng giao dịch điện tử của Thành phố Hà Nội (Cục Hái quan triển khai thực hiện)

- Phối hợp quận, huyện, thị xã hướng dẫn. giúp đỡ các chủ đầu tư đấy nhanh tiến độ xây dựng các dự án TTTM, chợ, đặc biệt là các dự án hoàn thành trước ngày 10/10/1010 đề chào mưng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long; Hướng dẫn. giúp đỡ các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại-dịch vụ trên địa bàn thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về thương mại dịch vụ đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đã gia nhập WTO; Tăng cường quản lý các mặt hàng kinh doanh có điều kiện như xăng dầu gas, rượu, thuốc lá nhượng quyền thương mại (Sở Công Thương triển khai thực hiện)

- Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế thủ đô” năm 2010 đến các sở, ngành, quận, huyện, thị xã; Tổ chức tập huấn cho cán bộ các doanh nghiệp về kiến thức và ứng dụng TMĐT: 03 lớp cho khoảng 300 DN (tập trung vào kỹ năng xây dựng và quản trị website, ứng dụng TMĐT trong giao dịch thương mại); Phối hợp với Đài Truyền hình Hà Nội tuyên truyền về công tác ứng dụng thương mại điện tử, quảng bá một số hình ảnh doanh nghiệp làm tôtc công tác phát triển TMĐT; Hỗ trợ DN tham gia quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp trên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn: ECVN, công thông tin xuất khẩu Việt Nam; - Hoàn thiện quy chế hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội xây dựng và phát triển Thương hiệu Trình UBND Thành phố về phê duyệt (Sở Công Thương triển khai thực hiện).

- Hoàn thiện hệ thống quản lý tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, quản lý công nghệ. Thành lập hiệp hội các nhà tư vấn trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ (Sở Khoa học và công nghệ triển khai thác hiện).

- Tiếp tục mở rộng thị trường thông qua việc tạo điều kiện cùng các doanh nghiệp tham dự các hội chợ trong và ngoài nước. Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại; xây dựng chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp; duy trì việc tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm quốc tế. Tạo điều chắp nối các doanh nghiệp, trang trại, làng nghề của thành phố với các bạn hàng và đối tác kinh doanh. Xây dựng kế hoạch tổ chức đoàn cán bộ của UBND Thành phố Hà Nội và Sớ Nông nghiệp và PTNT sang thăm và làm việc với UBND và Sở Nông lâm nghiệp nước Cộng hòa Dân chủ Lào nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa hai Thủ đô nói chung cũng như hai Sở nói riêng. Đồng thời thông qua đó tìm cơ hội hợp tác giữa ngành Nông nghiệp của hai thủ đô. Xây dựng các kế hoạch đào tạo, tuyên truyền, hỗ trợ nông dân về vốn và phương thức sản xuất kinh doanh. Tổ chức hỗ trợ các chủ trang trại xây dựng thương hiệu sản phẩm, tạo điều kiện cho các chủ trang trại tham gia các hội trợ triển lãm. Thông qua các hội thảo khuyến nông& công nghệ" tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu các công nghệ mới trong nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai thực hiện) .
5. Công tác quy hoạch thu hút đầu tư vào sản xuất và kinh doanh dịch
vụ, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp

- Tiếp tục hoàn thành Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2005 gắn với quy hoạch chung Thủ đô; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Thành phố; quy hoạch kinh tế- xã hội của các huyện và một số quy hoạch phát triển ngành (Sở Kế hoạch & Đầu tư chủ trì cùng các sở, ngành triển khai thực hiện)

- Tăng cường quản lý đô thị, tạo chuyển biến mạnh trong lĩnh vực trật tự xây dựng, trật tự đô thị, sử dụng đất, ngăn chặn lấn chiếm đất công và sử dụng sai mục đích Tiếp tục phát triển, hoàn thiện các khu nhà ở, khu đô thị đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ đô thị; cải tạo nâng cấp các nhà chung cư cũ xuống cấp. Xây dựng và phát triển mô hình xã hội hóa việc quản lý quỹ nhà ở (Sở Xây dựng chủ trì triển khai thực hiện)

- Đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị, tiếp tục làm tốt công tác vận động gắn với thực hiện xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về vệ sinh môi trường, duy trì thường xuyên và bền vững công tác đảm bảo xanh-sạch- đẹp, thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội (Sở Xây dưng, Tài Nguyên môi trường triển khai thực hiện).

- Phối hợp với các sở, ngành, quận huyện tiếp tục giải toả 102 chợ tạm, chợ cóc theo kế hoạch, chống tái họp và lấn chiếm, Theo dõi phối hợp các quận huyện trong triển khai Quyết định 46/QĐ - UBND, Kế hoạch 60/XH- UBND về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn thành phố kết hợp với giải toả các tự điểm chợ tạm chợ cóc, giải quyết vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, lập lại trật tự đô thị (Sở Công Thương triển khai thực hiện)

- Tiếp tục thực hiện các dự án xã hội hoá, các dự án hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt chú trọng các dự án chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội; duy trì hoạt động của 40 trạm thông tin tự động, triển khai các thú tục đê lắp đặt 30 trạm đã được cấp phép cho giai đoạn 1 (Sở Văn hoá thể thao và du lich triển khai thực hiện)

- Tiếp tục triển khai phát triển hệ thống dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, trình độ cao đồng bộ hoàn chỉnh, có sự phân công phát triển mũi nhọn về y học theo thế mạnh của từng bệnh viện. Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, y tế cơ sở, phòng bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học. đào tạo cán bộ, chuyên gia đế nhanh chóng hiện đại hoá ngành y tế Thủ đô ; tập trung thu hút đầu tư nước ngoài trong xây dựng cơ sở khám chữa bệnh theo theo tiêu chuẩn quốc tế (Sở Y tế trí khai thực hiện).
 

- Tích cực chủ động thu hút đầu tước ngoài, tiếp cận, chuyển giao khoa học  kỹ thuật công nghệ tiên tiến trên thế giới, tăng cường đào tạo cán bộ đặc biệt chú ý đến ngoại ngữ (Sở Y tế tríển khai thực hiện)

- Tổ chức Chợ Công nghệ và Thiết bị Hà Nội. Đồng tổ chức và tham gia các kỳ chợ Công nghệ và Thiết bị khu vực khác cũng như các hoạt động phát triển thị trường khoa học và công nghệ của Thủ đô. Tổ chức tuần lễ thông tin KH&CN Thủ đô; Trợ giúp tìm kiếm công nghệ cho các doanh nghiệp có nhu cầu để phục vụ chương trình đổi mới, phát triển công nghệ của doanh nghiệp (Sở Khoa học & công nghệ triển khai thực  hiện)

- Lập và triển khai chương trình hợp tác “Hai hành lang- một vành đai kinh tế” trên từng lĩnh vực cụ thể (Sở Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với các sở, ngành triển khai thực hiện)

- Hoàn thành và triển khai Đề án xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính- Ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc có vai trò quan trọng của cả nước (Sở Kế hoạch & Đầu tư, sớ Tài Chính,  Ngân hàng nhà nước triển khai thực hiện)
- Triển khai xây dựng khách sạn 4-5 sao để đảm bảo đến 2012 có 7-8000 phòng khách sạn 4-5 sao: bố trí quỹ đất kêu gọi đầu tư ( Sở văn hóa. Thể thao & Du lịch, Sở Tài nguyên & môi trường, Sở Kê hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện)

- Xây dựng kế hoạch vận động, tranh thủ ủng hộ tài trợ của các tổ chức phi chính phủ quốc tế; xây dựng Chương trình hợp tác đối ngoại của thành phố với Thủ đô các nước trong khu vực và trên thế giới (Sở Ngoại vụ triển khai  thực hiện)
6. Phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động

- Thành phố tiếp tục có chính sách và giải pháp để thực hiện đồng bộ 4 nhóm giải pháp: kích cầu sản xuất kinh doanh, qua đó kích cầu lao động; thực hiện giải pháp tăng nhanh chất lượng nhân lực qua đào tạo, các biện pháp điều tiết cung cẩu lao động giữa các ngành, vùng miền, khu vục, khai thác sử dụng hiệu quả nhân lực tại chỗ; phát triển hệ thống thông tin thị trường, nắm bắt lao động thất nghiệp, mất việc làm và nhu cầu tuyển dụng, đào tạo của các tố chức trên địa bàn, phát triển các hình thức giao dịch giới thiệu việc làm chính thức của thành phố; tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường lao động (Sở Lao động, thương binh & xã hội chủ trì cùng các sở, ngành triển khai thực hiện)

- Tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục đào tạo, huy động nguồn lực đầu tư của Nhà nước và của các nhà đầu tư khác để tăng nhanh số lao động qua đào tạo nghề ở cả 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề. cao đẳng nghề, có số lượng và cơ cấu nghành nghề đa dạng cho lao động xã hội đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, Góp Phần tạo ra cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật hợp lý (Sở Lao động thương binh xã hộ, sở Giáo dục & Đào tạo chủ trì thực hiện)

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giải quyết việc làm năm 2010. định hướng năm 2015 và 2020; Xây dựng đề án tăng cường các biện pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người dân vùng chuyển đổi mục đính sử dụng đất nông nghiệp; Xây dựng 3 Chương trình, đề án: Chương trình phát triển nguồn nhân lực nông thôn đến năm 2020, đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2010-2015 và Đề án kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề và giáo viên dạy nghề đến năm 2015. (sở Lao động thương binh xã hột trên khai thực hiện)

- Củng cố chấn chỉnh hoạt động của các đơn vị, trung tâm có chức năng hoạt động giới thiệu việc làm; Chủ trì xây dựng một số cơ chế chính sách: Chính sách khuyến khích XKLĐ của Thành phố; chính sách khuyến khích DN tuyển dụng lao động tại chỗ khi nhà nước thu hồi đất; hoàn thiện nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế quản lý quỹ dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động khi nhà nước thu hồi đất (sở Lao động. thương binh xã hội triển khai thực hiện)
- Thực hiện công tác quản lý dân cư, đăng ký tạm trú, tạm vắng của lao động tỉnh ngoài đến Hà Nội tìm việc làm (Công an Thành phố triển khai thực hiện)
- Xây dựng đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô (Sở  Giáo dục và đạo tạo triển khai thực hiện).

-Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo. Hàng năm tổ chức cho đội ngũ cán bộ quán lý và giáo viên học tập và nâng cao trình độ quản lý ngoại ngữ và phương pháp Giảng dạy với các trường Đại học trong nước và quốc tế (Sớ Giáo dục & đào tạo, sớ Lao động thương binh & xã hội trở khai thực hiện)

- Kê hoạch đào tạo, đào tạo lại kỹ năng thi hành công vụ theo chức danh cho công chức, viên chức; Chương trình. kế hoạch cử cán bộ, công chức hành chính đi học tập ngắn hạn về hành chính công tại một số khu vực (Sở Nội vụ trên khai thực hiện)
- Xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các dịch vụ giáo dục và thu hút dầu tư nước ngoài, hợp tác quốc tế (Sở Giáo dục & đào tạo triển khai thực hiện)
7. Hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển kinh tế ngoại thành:

- Chú trọng đầu tư mạng lưới giao thông nông thôn, đảm bảo kết nối mạng lưới giao thông đô thị và nông thôn; quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội đổi mới khu vực nông thôn, đẩy mạnh việc xây dựng mô hình nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết 26 Hội nghị BCH Trung ương 7 khóa 10 và Chương trình 02 của Thành ủy (Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp & PTNT cùng các sở ngành triển khai thực hiện)

- từng bước thực hiện QĐ 2083/QĐ-UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2010”với tổng mức vốn 7.463,9 tỷ bằng các nguồn ngân sách, doanh nghiệp, HTX , nông dân đóng góp trên diện tích gần 5400 ha ở 119 vùng trong toàn thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện)
- Tiếp tục triển khai Đề án quản lý giết mổ, vệ sinh an toàn thực phẩm và
phòng chống bệnh gia súc, gia cầm (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai thực hiện)
8. Phát huy giá trị văn hoá dân tộc
- Bảo tồn, tôn tạo. xây dựng mới và phát huy các giá trị văn hóa tiên tiền tiêu biểu của Thủ đô; Hoàn thành cải tạo 1 số phố cổ (Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch triển khai thực hiện)

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đặc biệt là các công trình, dự án phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội; hoàn thành công trình Cung thi đấu điền kinh trong nhà và các công trình phụ trợ liên quan ( hạ tầng kỹ thuật đầu nối, tuyến đường phía Đông cung thi đấu ...). Tổ chức khởi công xây dựng các công trình: cụm công trình luyện tập, công trình Phụ trợ- trung tâm đào tạo vận động viên cao cấp (Sở Xây dựng triển khai thực hiện)
 

- Xây dựng đề án mới và đón tiếp khách quốc tế tham gia đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội (Sở Ngoại Vụ triển khai thực hiện)

- Thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác giữa Hà Nội và Viêng Chăn nhằm hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội (Sớ Ngoại Vụ triển khai thực hiện)
9. Các vấn đề an ninh trật tự an toàn xã hội.

- Đảm bảo tốt an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh thông tin. Tập trung các biện pháp nghiệp vụ tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện đấu tranh ngăn chặn các hoạt động thâm nhập, phá hoại nội bộ của các thế lực thù địch và các loại tội phạm khác. Tiếp tục đẩy mạnh việc ký kết và thực hiện các nghị quyết liên tịch đảm bảo an ninh trật tự giữa Công an thành phố và các sở, ngành và doanh nghiệp trọng điểm trên địa bàn. (Công an Thành phố triển khai thực hiện)

- Vấn đề đấu tranh phản bác lại các luận điểm sai trái của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, vàn hóa; Chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác quản lý người nước ngoài, Việt kiều nhập cảnh, cư trú tại Hà Nội. (Công an Thành phố triển khai thực hiện)

- Tiếp tục thực hiện đề án cải cách hành chính trong lực lượng công an, từng bước xây, hoàn thiện bộ thủ tục hành chính cỏ liên quan đến công tác quản lý xuất  nhập cảnh, chứng minh thư, đăng ký quản lý xe, đăng ký quản lý hộ khẩu .. .tổ chức công bố công khai và đưa các thủ tục hành chính lên mạng Intemet nhằm công khai minh bạch hoạt động quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân tốt hơn. Tiếp tục thực hiện Nghị định 38/CP về bảo vệ dân phố và Pháp lệnh công an xã; quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ, trang bị phương tiện nâng cao hoạt động của lực lượng này, hỗ trợ đắc lực cho lực lượng công an.(Công an Thành phố triển khai  thực hiện)

- Rà soát đề xuất các giải pháp giải quyết ổn định tình hình tranh chấp đất đai, cơ sớ vật chất cũ có nguồn gốc tôn giáo; tập trung giải quyết các vụ khiếu kiện phức tạp, đông người; chủ động ngăn chặn các vụ đình công, lãn công ngay tại cơ sở… không để hình thành các điểm nóng.(Công an Thành phố triển khai thực hiện)

- Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống các loại tội phạm nhất là tội phố trên lĩnh vực kinh tế, tội phạm công nghệ cao. tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm môi trường, đấu tranh chống các hoạt động vi phạm bản quyền, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý vốn và tài sản nhà nước, tài chính ngân hàng, chứng khoán, buôn lậu ... Thực hiện tốt Nghị quyết số 09/CP và Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm, gắn với thực hiện Chương trình 130/CP về phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em; Chiến lược quốc gia phòng chống ma túy .. (Công an Thành phố triển khai thực hiện)
10 Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:

- Tiếp tục xây dựng và triển khai các đề án, dự án bảo vệ môi trường. Xây dựng Kế hoạch tổng thể về kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn Thành phố (Số Tài nguyên và môi trường triển khai thực hiện)

- Hoàn thành Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường –DA2. Triển khai và hoàn thành dự án thoát nước lưu vục Sông Nhuệ, các dự án xử lý nước thải tập trung quy mô lớn (Yên Xá, Phú Đô, Yên Sở....). Duy trì hệ thống sông, mương, cống thoát nước và các trạm bơm, hồ điều hòa, xử lý các điểm úng ngập cục bộ để đảm bản thực hiện tốt công tác thoát nước mùa mưa (Sở Xây dưng triển khai thực hiên)

- Hoàn thành Khu xử lý rác thải Nam Sơn- giai đoạn 2; khu xử lý rác thải núi Thoong, huyện Chương Mỹ; khu xử lý rác thải Sơn Tây- giai đoạn 2 và một số khu xử lý rác thải theo công nghệ mới trên địa bàn một số huyện (Chương Mỹ, Thạch Thất, Phú Xuyên). Đầu tư công nghệ tái chế, xử lý rác thải theo công nghệ mới phù hợp với điều kiện của Hà Nội. Lắp đặt thêm các thùng rác và nhà vệ sinh công cộng. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa. Tuyên truyền, phổ biến đến các tổ dân phố thực hiện tốt công tác VSMT, thực hiện tốt công tác thu gom vận chuyển. chôn lấp và xử lý rác thải trên địa bàn, hạn chế không để rác tồn đọng qua ngày (Sở Xây dựng triển khai thực hiện)

- Xây dựng kế hoạch đánh giá thực trạng môi trường Thủ đô; hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và môi trường đô thị; xây dựng Đề án tống thể bảo vệ môi trường Thành phố gắn kết với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010  và định hướng đến năm 2020 xây dựng, xử lý nước thải tại các khu công nghiệp tập trung và nước thải sinh hoạt nhằm bảo vệ môi trường trường sạch theo hướng bền vững (Sở Tài nguyên & Môi trường triển khai thực hiện)

- Tiếp tục duy trì, vận hành tốt hệ thống chiếu sáng hiện có, đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng đô thị trên các tuyến đường, phố của các quận và thị trấn, thị tứ các huyện ngoại thành. Hoàn thành các công viên quan trọng: Công viên Yên Sở, công viên động vật hoang dã, . .(Sở Xây dựng triển khai thực hiện)

Nơi nhận: 

                                                                                               
-         Ủy ban quốc gia về HTKTQT (đề b/c);
-         Thường trực Thành ủy (đề /c);
-         - Đ/c Bí thư Thành ủy (đề b/c);
-         Đ/c Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã (để biết);
-         Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã (để biết
-         Các đ/c thành viên Ban HNKTQT (để biết)
-         Lưu: VT, CTt

TM ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
 
 
 
 
 
 
 
Nguyễn Huy Tưởng

  




    

 

 

 

 



Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         Lấy lại mã bảo mật