Báo Cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng Mười một năm 2009 (13:41 03/12/2009)


HNP - Tháng mười một, thị trường trong nước tiếp tục trên đà hồi phục nhất là san khi Chính phủ tiếp tục duy trì các gói kích cầu đầu tư, tiêu dùng. Kinh tế Thành phố mặc dù còn khó khăn nhưng phát triển theo chiều hướng tích cực, toàn diện. Ngành công nghiệp tiếp tục hồi phục và liên tục tăng trưởng, khu vực dịch vụ, đặc biệt ngành thương mại giữ được tốc độ tăng trưởng khá, nông nghiệp phát triển tương đối ổn định. Việc triển khai thực hiện các chính sách của Thành phố nhằm đảm bảo tăng trưởg kinh tế và an sinh xã hội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.


1 Sản xuất công nghiệp:
 
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tháng 11/2009 tăng 4,0% so tháng trước và tăng 16,1% so cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế nhà nước tăng 5,7%  và 8,8% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 6,2% và 4,3%; kinh tế Nhà nước địa phương tăng 4,1% và tăng 28,2%); kinh tế ngoài Nhà nước tăng 5,7% và 16,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,4% và 19,3%. Dự kiến 11 tháng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: kinh tế nhà nước tăng 6, 1 % (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 5,5%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 8,l%); kinh tế ngoài Nhà nước tăng 1 l,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,0%.
 
2. Vốn đầu tư.
 

Vốn đầu tư phát triển thành phố Hà Nội thực hiện tháng 10/2009 đạt 2.097,8 ty đồng, bằng 90% so với tháng 9/2009. Ước tính tháng 11/2009 đạt 2.281,8 tỷ đồng, bằng 83,8o/o so với cùng kỳ năm 2008 và tăng 8,8% so với thực hiện tháng 10/2009. Ước tính 11 tháng đạt 22.536,7 tỷ đồng, bằng 95,8% so với cùng kỳ năm 2008; bằng 79,9% so với kế hoạch năm 2009. Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước 11 tháng ước đạt 9.863,8 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ, bằng 84,8% so với kế hoạch năm 2009. Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước ước 1 1 tháng bằng 66,5% so với cùng kỳ và đạt 56,6% so với kế hoạch năm 2009.

Một số tình hình đầu tư trên địa bàn thành phố:

 

Dưới sự chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của thành phố: các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các chủ đầu tư đã tập trung triển khai các công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long:

 

Tiến độ triển khai một số công trình có chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng được tiến độ kế hoạch như: Dự án Bảo tàng Hà Nội; Tôn tạo, bảo tồn và nâng cấp Tượng đài vua Lê Thái Tổ; tu bổ, tôn tạo Thăng Long Tứ Trấn; các hạng mục công trình thuộc Công trình Trọng tâm đào tạo VĐV cấp cao Hà Nội giai đoạn II, xây dựng trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam; Trung tâm y tế dự phòng; Quảng trường Cách mạng Tháng 8; Quảng trường Đàn Xã Tắc; con đường Gốm sứ; tuyến đường trục phía Bắc quận Hà Đông, đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng. . .Tuy nhiên, còn có công trình bị chậm so với mục tiêu, tiến độ đã phê duyệt của UBND thành phố

 

Một số dự án, công trình tu bổ đê điều, thuỷ lợi được UBND thành phố quyết định phê duyệt đầu tư, nhằm tập trung giải quyết và xử lý những khu vực xung yếu, đảm bảo an toàn hệ thống đê, kè phục vụ công tác phòng chống lụt bão của thành phố. Tồng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án tu bổ đê điều thường xuyên thành phố năm 2010 các tuyến đê tả, hữu sông Cà Lồ và hữu sông Cầu là 22 tỷ đồng, trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng dự kiến khoảng 8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, UBND thành phố còn có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cứng hoá mặt đê, cơ đê Tả Đáy giao cho UBND huyện Hoài Đức làm chủ đầu tư. Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án là 67 tỷ đồng, trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 5 tỷ đồng. Quy mô của dự án gồm: Bê tông hoá mặt đê tả Đáy đoạn từ K4+800 đến K6+200, với chiều dài l,4km...

 
3. Thương mại dịch vụ:
 

 3.1 Nội thương: Hoạt động thương mại trong tháng 11 diễn ra rất sôi động do các chương trình xúc tiến thương mại thông qua việc tổ chức tháng khuyến mại, tuyên truyền quảng bá "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hàng hoá phong phú, đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Các cửa hàng bán lẻ và hệ thống siêu thị liên tục đạt doanh số cao trong

những ngày đầu tiên của tháng khuyến mại.

 

Tháng 11/2009, Tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 1,7% so tháng trước và tăng 11,7% so cùng kỳ năm trước; trong đó Tổng mức bán lẻ tăng 3,3% và tăng 24,4%.

 

Dự kiến 11 tháng 2009, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 13,8% so cùng kỳ năm trước (mức tăng của cùng kỳ năm trước là 29,1%), trong đó tổng mức bán lẻ tăng 19,6%

 
3.2 Ngoại Thương

3 .2.1 Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng 11/2009 tăng 3,4% so với tháng trước, trong đó xuất khẩu địa phương chiếm 60% tổng kim ngạch.

 Dự kiến 11 tháng 2009 kim ngạch xuất khâu giảm 10,2% so cùng kỳ, do có nhiều mặt hàng giảm từ 10-40% như: gạo hạt tiêu, giày dép, linh kiện máy tinh và thiết bị ngoại vi, thủ công mỹ nghệ, xăng dầu, than đá; chỉ có hàng điện tử là tăng 28%
 
3.2.2 Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tháng 11/2009 tăng 3,6% so tháng trước, trong đó nhập khẩu địa phương đã chiếm 37,0% tổng kim ngạch.
 Dự kiến 1 1 tháng 2009, kim ngạch nhập khẩu so cùng kỳ giảm 20,6%, do nhiều nhóm hàng nhập khẩu giảm tới 30-40% như: sắt thép, hoá chất, xăng dầu; chỉ có nhập khẩu chất dẻo tăng 10,6%.
 
3 3. Vận tải:  So với tháng trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 0,6% khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 0,9%, doanh thu vận tải hàng hoá tăng 2,5%. Khối lượng hành khách vận chuyển tăng 0,3%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 0,7%, doanh thu vậnchuyển hành khách tăng
1,2%.
 

Dự kiến 11 tháng 2009 so cùng kỳ, khối lượng hàng hoá vận chuyển giảm 13,9%, khối lượng hàng hoá luân chuyển giảm 11,6%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 10,8% (chủ yếu tăng giá cước do giá xăng dầu tăng). Khối lượng hành khách vận chuyển tăng 16,6%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng l7,3%, doanh thu vận chuyển  hành khách tăng 21,4%.

 3.4 Giá cả thị trường:  Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2009 tăng 0,52% so tháng trước, tăng 5,27% so với tháng l2/2008 và tăng 3,90% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung so với tháng trước các mặt hàng tương đối ổn định, riêng lương thực tăng 2,61% và nhóm nhà ở điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 1,06%. Tháng 11 là tháng có diễn biến sôi động của thị trường vàng, giá vàng đạt mức cao nhất kể từ trước đến nay (có thời điểm lên đến 29 triệu đồng/1 lượng bán ra) đã đẩy chỉ số giá vàng tăng cao 9,34% so với tháng trước, chỉ số giá USD tăng 1,5% so với tháng 10/2009
 
4. Sản xuất Nông, Lâm, Thủy sản:
4.1 Trồng trọt:

Tính đến trung tuần tháng 11/2009, toàn Thành phố đã cơ bản thu hoạch xong 130.679 ha lúa mùa. Một số huyện (Ba Vì, Sóc Sơn) tiến độ thu hoạch lúa chậm hơn so với tiến độ chung do gieo cấy một số diện tích giống lúa mùa muộn. Sơ bộ năng suất lúa mùa 2009 đạt 53,4 tạ/ha, giảm 0,91 tạ/ha so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân năng suất giảm là do trà lúa mùa muộn bị ảnh hưởng bởi thời tiết hanh khô khi bắt đầu chín và chín rộ, một số diện tích bị sâu bệnh dẫn đến năng suất giảm.

Sản xuất cây vụ Đông: toàn Thành phố đã reo trồng được 63.828 ha cây vụ đông các loại, bằng 107% so cùng kỳ năm 2008, trong đó: Ngô 3.022 ha; Đậu tương 30.805 ha; Lạc 499 ha, Khoai lang 4.165 ha; Khoai tây 972 ha; Rau các loại 12.263 ha; Hoa 1.223 ha; Cây khác 779 ha. Hiện nay, các địa phương đang chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng, điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, nên các cây trồng đang sinh trưởng và phát triển tốt.

 
4.2 Chăn nuôi:

Kết quả điều tra chăn nuôi từ thời điểm 1/10/2009;

Tổng đàn trâu hiện có: 28.306 con, bằng 79,95% (giảm 592 con) so cùng kỳ năm 2008. Đàn bò: 198.752 con, bằng 95,85% (giảm 8.615 con) so cùng kỳ. Sản lượng thịt bò hơi đạt 7.491 tấn, tăng 9,19% (+631 tấn) so cùng kỳ. Sản lượng sữa tươi đạt 12.406 tấn, tăng 9,78% (+1.105 tấn) so cùng kỳ và phần lớn sản lượng sữa này được các nhà máy chế biến thu mua và một phần cung cấp cho thị trường Thành phố.

 

Tổng đàn lợn (không kể lợn sữa) hiện có:1.681.953 con, tăng 0,73% so cùng thời điểm năm 2008. Sản lượng thịt lợn hơi giết mổ đạt: 298.313 tấn, tăng 7,94% (+21.968 tấn) so với năm 2008. Hiện nay, xu hướng chăn nuôi tập trung quy mô lớn đang dần thay thế mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ ở hầu hết các huyện, quận.

 

Tổng đàn gia cầm hiện có 16.508,8 ngàn con, tăng 5,18% (+813 ngàn con) so với cùng kỳ 2008. Sản lượng thịt gia cầm đạt: 44.055 tấn tăng 21% (+7650 tấn) so với năm 2008. Chăn nuôi gia cầm tương đối thuận lợi, trong năm không xảy ra dịch bệnh đối với đàn gia cầm nên người dân và các cơ sở mạnh dạn đầu tư tăng số đầu con so với năm trước và sản lượng thịt cung cấp cho thị trường cũng tăng khá.

 

Tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố tương đối ổn định, không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm như: Lở mồm long móng gia súc (LMLM), cúm gia cầm, lợn tai xanh…. Chi cục thú y Thành phố tiếp tục triển khai công tác tiêm phòng đại trà đợt 2 năm 2009 cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố.

 
4.3 Lâm nghiệp
 

Trong tháng, trên địa bàn Thành phố không xảy ra các vụ chặt phá rừng nghiêm trọng, nhưng đã để xảy ra cháy rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, làm thiệt hại 4ha rừng. Tuy vụ cháy rừng không gây thiệt hại nghiêm trọng, nhưng là lời cảnh báo đối với các cơ quan chức năng và người dân trong công tác quản lý và bảo vệ rừng cần được tiếp tục tăng cường, nhất là hiện nay, thời tiết đang trong mùa hanh khô, nguy cơ cháy rừng rất cao.

 
4.4 Thủy sản
 

Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản tương đối ổn định. Các hộ nuôi trồng đang tập trung chăm sóc cho diện tích thủy sản hiện có. Trong tháng chi cục Thủy sản đã tổ chức tập huấn về chương trình đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản nguồn gốc từ nuôi trồng tại huyện Phú Xuyên; Tư vấn kỹ thuật chương trình nuôi thử nghiệm thủy sản tại huyện Thanh Trì.

 
5. Trật tự xã hộ - an toàn giao thông:
 

Trong tháng 10, đã phát hiện và xảy ra 419 vụ phạm pháp hình sự so với cùng kỳ bằng 75%, số vụ phạm pháp hình sự, Công an khám phá được là 320 vụ so cùng kỳ bằng 81% đã bắt giữ theo luật 494 đối tượng, bằng 85% so cùng kỳ. Tính chung cả 10 tháng đã phát hiện và xảy ra 3.995 vụ phạm pháp hình sự, so với cùng kỳ bằng 81%, số vụ được Công An khám phá là 2.912 vụ bằng 81% so cùng kỳ. Số đối tượng bị bắt giữ theo luật định 4.313 đối tượng so cùng kỳ bằng 83%. Như vậy, trong tháng 10 và 10 tháng số vụ phạm pháp hình sự cùng đói tượng vi phạm đều giảm so với cùng kỳ.

 

Trong tháng 10, đã phát hiện 19 vụ cờ bạc, bằng 37% so cùng kỳ; số đối tượng bị bắt giữ 149 đối tượng , bằng 57% so cùng kỳ. Các cơ quan pháp luật đã thụ lý hồ sơ và đưa ra xét xử, truy tố 9 vụ để răn đe đối với các đối tượng chứa chấp, tổ chức và tham gia đánh bạc. Tính chung 10 tháng, đã có 860 vụ đánh bạc bị phát hiện, bằng 94% o cùng kỳ, số đối tượng bị bắt giữ 4.300 người, so cùng kỳ bằng 127 %, đã truy tố 495 vụ, so cùng kỳ bằng 112%.

 

Tổng số vụ buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy bị phat hiện trong tháng 10 là 174 vụ, so cùng kỳ băng 108%, với số đối tượng bị bắt giữ 210 người bằng 99% . Tính chung 10 tháng đã có 2.119 vụ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy bị phát hiện, so cùng kỳ bằng 93%, với số đối tượng bị bắt là 2.505 người, so cùng kỳ bằng 83%. Cũng trong tháng 10, đã có 25 vụ hút hít và tiêm chích ma túy bị phát hiện, bằng 125% so cùng kỳ, với 40 đối tượng bị bắt so cùng kỳ bằng 129%. Tính chung cả tháng 10 có 219 vụ hút hít, tiêm chích ma túy, bằng 142% so cùng kỳ, với đối tượng bị bắt là 424 người bằng 128% so cùng kỳ.

 

Trong tháng 10/2009, toàn Thành phố đã xảy ra 72 vụ tai nạn giao thông làm 58 người chết, 21 người bị thương, so cùng kỳ giảm 9% về số vụ, tăng 12% số người chết và giảm 57% số ngươi bị thương. Tính chung 10 tháng, toàn Thành phố xảy ra 738 vụ tai nạn giao thông làm 630 người chết, 228 người bị thương, so cùng kỳ giảm 14% về số vụ, 65% số người bị thương, nhưng số người bị chết tăng 12%. Như vậy tuy số vụ tai nạn giao thông trong tháng 10 cũng như 10 tháng đều giảm so cùng kỳ, nhưng mức độ lại nghiêm trọng hơn.

 

Trong tháng 10/2009, toàn Thành phố xảy ra 27 vụ cháy, nổ làm chết 1 người, bị thương 2 người, tính chung cả 10 tháng xảy ra 251 vụ cháy nổ với 35 người bị thương và 7 người chết. Như vậy số vụ cháy nổ trong 10 tháng năm 2009 đã tăng lên gần 2 lần so với 10 tháng năm 2008, đây là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cơ quan chức năng trong việc tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ trong thời gian tới.

 

Tính đến trung tuần tháng 10/2009, toàn Thành phố đã giải quyết được việc làm cho 115.000 lao động với tổng số vốn vay từ quỹ giải quyết việc làm quốc gia: 175,5 tỷ đồng cho 1657 dự án.

 
6. Tín dụng, ngân hàng:
 

Dự kiến đến cuối tháng 11/2009, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức Tín dụng trên địa bàn tăng 1,98% so với tháng trước và tăng 25,48% so với cuối năm 2008, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 2,1% và tăng 35,39%; phát hành giấy tờ có giá tăng 6,0% và tăng 51,01%; tiền gửi thanh toán tăng 1,5 % và tăng 17,51%. Dư nợ cho vay tăng 1,97% so với tháng trước và tăng 36,22% so với cuối năm 2008, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 1,8% và tăng 34,71%, dư nợ trung và dài hạn tăng 2,2% và tăng 38,33%.


SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
 

I. GTSX CÔNG NGHIỆP CHIA THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (GIÁ 1994).

Đơn vị tính: Tỷ đồng
 
 
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 11
Thực hiện 11T 2009

T112009

T10 2009

11T 2009

11T 2008
 
Tổng số
965.4
79 889.8
104.0
108.6
1. Kinh tế nhà nước
1 926.5
18 799.8
105.7
106.1
+Trung ương
1 495.7
14 326.2
106.2
105.5
+Địa phương
430.8
4 473.6
104.1
108.1
2. Kinh tế ngoài nhà nước
2 808.2
26 120.7
105.7
111.3
+ Công ty TNHH tư nhân
857.5
8 140.5
106.1
106.0
+ Công ty cổ phần khác
1191.3
10 669.9
107.5
117.3
+ Doanh nghiệp tư nhân
55.7
540.1
104.4
106.2
+ Hợp tác xã
32.3
355.9
104.8
96.8
+ Hộ sản xuất cá thể
671.4
6 414.3
102.2
110.4

3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

4 920.2
34 969.3
102.4
108.0
 

II. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CHIA THEO NGÀNH KINH TẾ

 Đơn vị tính: Tỷ đồng
 
 
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 11
Thực hiện 11T 2009

T112009

T10 2009

11T2009

11T 2008
 
 
Tổng số
9 654.9
79 889.8
104.0
108.6
1. Công nghiệp khai thác mỏ
62.2
500.3
104.9
97.0
- Khai thác than
53.1
415.9
105.2
98.8
- Khai thác quặng
0.9
7.2
100.8
57.5
- Khai thác đá
8.2
77.2
102.9
93.9
2. Công nghiệp chế biến
9 266.0
76 007.5
104.2
108.1
- Sản xuất thực phẩm đồ uống
762.3
7 770.5
103.5
105.2
- Sản xuất thuốc lá
133.5
1 413.3
100.4
123.6
- Dệt
343.2
3 541.6
101.2
101.6
- Sản xuất trang phục
257.4
2 260.4
105.2
108.2
- Thuộc, Sơ chế da
79.3
736.2
109.9
93.0

- Chế biến gỗ, sản phẩm từ gỗ, tre nứa

208.6
1 974.9
101.8
113.6
- SX giấy, SP bằng giấy
146.2
1 300.6
108.1
112.3
- Xuất bản, in
157.2
1 287.4
119.7
108.2
- Sản xuất sản phẩm dầu mỏ
6.0
59.0
102.1
116.4
- Sản xuất hóa chất
343.5
3 081.2
103.4
113.7
- Sản xuất cao su Plastic
415.6
3 483.6
104.0
114.9
- SX các SP từ khoáng phi KL
582.5
4 791.3
104.6
102.1
- Sản xuất kim loại
136.7
1 261.7
107.1
101.6

- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại

830.8
6 914.6
108.4
113.6
- Sản xuất máy móc thiết bị
307.1
3 052.7
101.0
136.1
- Sản xuất thiết bị văn phòng
1 036.8
5 781.6
103.1
122.8
- Sản xuất thiết bị điện
746.4
5 947.4
104.5
102.5

- Sản xuất tivi, thiết bị thông tin

312.9
2 062.4
103.6
81.0
- Sản xuất dụng cụ chính xác
16.9
282.0
115.1
173.8
- Sản xuất xe có động cơ
275.9
4 955.2
100.9
91.9

- Sản xuất phương tiện vận tải khác

1 587.3
11481.7
103.9
111.9
- Sản xuất giường tủ
276.7
2545.9
106.1
105.6
- Tái chế
3.2
22.6
105.5
122.8
3. Sản xuất, phân phối điện nước
326.7
3 382.0
96.8
124.5
- Sản xuất, phân phối diện
299.3
3 074.1
96.5
128.2
- Sản xuât, phân phối nước
27.4
307.9
100.4
97.2
 
 

III. SẢN PHẨM CHỦ YẾU CÔNG NGHIỆP

 
 
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 11
Thực hiện 11T 2009

T11 2009

T10 2009

11T 2009

11T 2008
 
 
- Bia
1000 lít
31 511.0
282 158.0
103.1
104.5
- Thuốc lá
1000 bao
62 541.0
673 365.0
109.3
129.6
- Vải lụa thành phẩm
1000 mét
630.0
4 022.0
101.6
77.0
- Quần áo dệt kim
1000 cái
1 850.0
19 289.0
101.4
94.4
- Quần áo may sẵn
1000 cái
16 329.0
155 172.0
101.3
98.8
- Giấy bìa các loại
Tấn
1 956.0
21 041.0
102.1
98.6
- Phân hóa học
Tấn
25 700.0
257 048.0
108.5
104.0
- Thuốc uống các loại
1000 ống
2 492.0
26 910.0
103.8
104.0
- Thuốc viên các loại
Triệu viên
561.6
6 132.2
99.1
94.6
- Xà phòng các loại
Tấn
121.5
1 178.3
102.3
114.9
- Sứ vệ sinh
1000 cái
203.0
2 372.0
112.2
89.2
- Gạch xây
Triệu viên
185.4
1 795.2
101.2
100.4
- Gạch lát các loại
1000m2
463.0
3 645.0
102.2
103.3
- Máy công cụ
Cái
25
183
113.6
83.9
- Động cơ Diesel
Cái
2 830
23 921
124.9
115.8
- Xe máy
Cái
58 719
588 818
102.6
96.6
- Động cơ điện
Cái
5512
47821
138.8
97.3
- Máy biến thế
Cái
147
1281
113.1
68.2
- Ô tô
Cái
3202
24783
103.0
134.6
- Quạt điện
Cái
26702
1265643
74.6
123.0
- Tivi các loại
Cái
1185
26905
101.7
29.3
- Xe đạp hoàn chỉnh
Cái
13995
58617
72.6
78.4
 
 

III. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp

 Đơn vị tính: %
 
Chính thức tháng trước
Dự tính tháng báo cáo

Chỉ số cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước

 

So với tháng BQ năm 2005

So với tháng cùng kỳ năm trước

So với tháng BQ năm 2005

So với cùng kỳ năm trước

 
Toàn ngành
chia theo ngành công nghiệp cấp 1
151.8
121.50
154.62
110.53
107.18
Công nghiệp khai thác mỏ
115.9
109.10
88.54
73.92
86.79
Công nghiệp chế biến
151.1
122.88
153.71
111.18
107.29

Sản xuất tập chung và phân phối điện, ga nước

163.0
102.86
169.74
102.94
106.38
 
 

Ghi chú: Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hà Nội tính theo phương pháp đổi mới gọi tắt là chỉ số IIP, được tính theo hướng dẫn của TCTK, và đã được công bố tại Hội nghị “Báo cáo kết quả tính chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp” do Ông Nguyễn Huy Tưởng Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội chủ trì ngày 26/6/2009. Chỉ tiêu được công bố để các cấp, các ngành và người dùng tin tham khảo. Bắt đầu từ năm 2011 chỉ tiêu này sẽ là chỉ tiêu duy nhất hàng tháng, phản ánh tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp


THƯƠNG MẠI –DỊCH VỤ
 

I.                   TỔNG MỨC VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG XÃ HỘI

 
                                                                                                                  Đơn vị tính: tỷ dồng
 
 
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 11
Thực hiện 11T 2009

T11 2009

T10 2009

11T 2009

11T 2008
 
1.Tổng mức bán ra
47 680.5
495 092.5
101.7
113.8
Chia theo thành phần kinh tế

+ Kinh tế nhà nước

12 454.8
156 415.9
100.7
101.8
+ Kinh tế ngoài nhà nước
33 549.3
320 974.9
102.0
120.5

+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1 676.4
17 701.7
101.6
117.2
Chia theo ngành hoạt động
+ Thương nghiệp
45 139.1
465 379.7
101.7
113.9
+ Khách sạn – nhà hàng
1 399.3
14 937.1
101.2
112.5
+ Du lịch lữ hành
146.6
1 581.1
104.3
103.6
+ Dịch vụ
995.5
13 194.6
100.7
112.2
2. Tổng mức bán lẻ
13 723.1
135 317.5
103.3
119.6
Chia theo thành phần kinh tế
+ Kinh tế nhà nước
915.3
11 098.3
100.3
101.3
+ Kinh tế ngoài nhà nước
12 120.4
117 765.1
103.5
121.8

+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

687.4
6 454.1
104.5
116.3
Chia theo ngành hoạt động
+ Thương nghiệp
11 411.7
110 526.5
103.6
121.0
+ Khách sạn – nhà hàng
1 399.3
14 937.1
101.2
112.5
+ Du lịch lữ hành
146.6
1 581.1
104.3
103.6
+ Dịch vụ
765.5
8 272.8
102.8
117.4
3. Cơ cấu tỏng mức bán lẻ(%0
100.0
100.0
-
-
+ Kinh tế nhà nước
6.7
8.2
-
-
+ Kinh tế ngoài nhà nước
88.3
87.0
-
-

+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

5.0
4.8
-
-

 

II.                KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

                                                              Đơn vị tính: Triệu USD
 
 
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 11
Thực hiện 11T 2009

T11 2009

T10 2009

11T 2009

11T 2008
 
 

1.     Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn

 
560.5
5 777.2
103.4
89.8
Trong đó: XK địa phương
 
376.3
3 383.3
103.7
93.0

Kim ngạch XK trên địa bàn chia theo thành phần kinh tế

- Kinh tế nhà nước
223.2
2 837.1
102.9
87.1
- Kinh tế ngoài nhà nước
67.3
684.9
103.4
99.8

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

270.0
2 255.2
103.8
90.6

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn chia theo nhóm hàng chủ yếu

- Hàng nông sản
66.0
790.4
102.8
82.6
- Traong đó: + Gạo
25.0
268.5
83.5
55.1
                     + Cà phê
6.5
239.6
101.2
91.2
                     + Hạt tiêu
2.5
38.4
100.3
87.1

                     + Chè

12.0
74.0
106.0
109.3
- Hàng may dệt
68.0
681.4
102.0
94.1

- Giầy dép các loại và sản phẩm từ da

10.0
134.9
104.5
87.4
- Hàng điện tử
20.5
238.1
100.7
128.0

- Linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi

125.0
1 002.5
104.5
90.5
- Hàng thủ công mỹ nghệ
8.0
83.1
102.5
85.8

- Xăng dầu (tạm nhập, tái xuất)

40.0
567.1
102.6
67.0
- Than đá
23.0
247.9
106.5
76.4
- Hàng khác
200.0
2 031.8
103.5
99.9
 

 
2. Tổng kim ngạch NK trên địa bàn
1 990.0
17 049.9
103.6
79.4
Trong đó: NK điạ phương
747.0
6 270.4
103.8
85.8

Kim ngạch NK trên địa bàn chia theo thành phần kinh tế

- Kinh tế nhà nước
1 335.0
11 635.3
103.5
77.4
- Kinh tế ngoài nhà nước
290.0
2 476.7
103.6
79.8

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

365.0
2 937.9
104.3
88.3

Kim ngạch NK trên địa bàn chia theo nhóm hàng chủ yếu

- Máy móc thiết bị, phụ tùng

480.0
4 304.1
103.2
107.9
- Vật tư, nguyên liệu
860.0
7 662.0
103.0
68.7
Trông đó: + Sắt thép
135.0
1 155.4
100.7
71.7
                 + Phân bón
26.0
324.8
101.5
111.6
                 + Hóa chất
18.0
218.6
111.1
47.5
                 + Chất dẻo
24.0
315.1
102.1
110.6
                  + Xăng dầu
450.0
3 789.4
105.2
54.9
- Hàng hóa khác
650.0
5 083.8
104.8
80.4
 

III.             CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG, GIÁ VÀNG VÀ DÔ LA MỸ TẠ HÀ NỘI

 
 
 

Chỉ số giá tháng Mười một sp với (%)

Chỉ số giá 11 tháng 2009 so với 11 tháng 2008

Tháng trước
Cùng kỳ năm trước
Tháng 12 năm trước
 
 
1. Chỉ số giá tiêu dùng
100.52
103.90
105.27
108.48
- Hàng ăn và dịch vụ uống
100.66
101.81
103.44
112.23

     + Lương thực

102.61
97.82
99.17
112.14
     + Thực phẩm
100.29
100.94
103.23
111.61

     + Ăn uống ngoài gia đình

100.37
109.91
109.52
115.81
- Đồ uống và thuốc lá
100.67
103.91
102.53
107.02

- May mặc, mũ nón, giày dép

100.54
107.48
106.50
109.68

- Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD

101.06
109.06
111.40
101.98

- Thiết bị và đồ dùng gia đình

100.18
106.71
105.67
109.54
- Thuốc và dịch vụ y tế
100.22
104.79
103.59
109.28

- Giao thông, bưu chính viễn thông

100.67
101.19
108.21
97.07
 Trông đó: Bưu chính viễn thông
100.00
90.18
95.39
91.06
- Giáo dục
100.00
106.68
106.55
107.12

- Văn hóa, giải trí và du lịch

100.18
104.90
104.48
107.49

- Hàng hóa và dịch vụ khác

100.40
111.54
110.30
111.80
2. Vàng 99,99, kiểu nhẫn tròn 1-2 chỉ
109.34
151.81
147.45
116.47
3. Đô la Mỹ, loại tờ 50-100 USD
101.50
108.71
107.13
109.37
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

IV.            HOẠT ĐỘNG NGÀNH VẬN TẢI – BCVT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

(Hoạt động vận tải không kể vận tải đường sắt, hàng không)
 
 
 
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 11
Thực hiện 11T 2009

T11 2009

T10 2009

11T 2009

11T 2008
 
  1. VẬN TẢI
 
1. Doanh thu (Tỷ đồng)
890.2
9 314.6
102.0
112.9
a. Chia theo thành phần kinh tế
 + Kinh tế nhà nước
293.7
3 074.0
101.8
106.4
 + Kinh tế ngoài nhà nước
545.2
5 704.4
102.1
116.8
 + Kinh tế có vốn đàu tư nước ngoài
51.3
536.2
101.6
111.5
b. Chia theo ngành hoạt động
 + Vận tải hàng hóa
534.0
5 594.8
105.5
110.8
 + Vận tải hành khách
263.0
2 774.7
101.2
121.4

 + Hỗ trợ vận tải (cảng, bxếp, đại lý vận tải….)

93.2
945.1
101.5
103.3
2. Sản lượng
 - Khối lượng hàng hóa vận chuyển(1000T)
7 488
83 823
100.6
86.1
 - Khối lượng hàng hóa luân chuyển (1000T.km)
787 169
8 715 290
100.9
88.4
 - Khối lượng hành khách vận chuyển (1000HK)
55 715
557 560
100.3
116.6
 - Khối lượng HK luân chuyển (1000 HK.km)
690 460
7 532 154
100.7
117.3
B. BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
1. Doanh thu (Tỷ đồng)
370.4
3 547.8
101.2
112.7
a. Chia theo thành phần kinh tế
 + Kinh tế nhà nước
334.4
3 208.8
101.2
113.0
 + Kinh tế ngoài nhà nước
16.5
150.0
101.1
119.0
 + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
19.5
189.0
101.0
103.4
b. Chia theo ngành hoạt động
 + Doanh thu bưu chính
92.2
913.5
101.0
111.2
 + Doanh thu viễn thông
278.2
2 634.3
101.2
113.2
2. Sản lượng, giá trị

 - Số điện thoại thu cước tăng thêm (Thuê bao)

24 720
206 578
105.2
109.1

 - Trong đó: Điện thoại cố định

8 015
61 073
102.1
102.7

 - Số thuê bao Internet phát triển mới (Thuê bao)

11 268
83 672
103.9
102.9
 

 

 



Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         Lấy lại mã bảo mật