Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội tháng 11 năm 2014 (07:28 26/11/2014)


HNP - Cục Thống kê TP Hà Nội vừa có Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 của Thành phố Hà Nội tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu: sản xuất công nghiệp, vốn đầu tư, thương mại dịch vụ, sản xuất nông nghiệp, tín dụng ngân hàng, thị trường chứng khoán và các vấn đề xã hội.


Một là về sản xuất công nghiệp, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng 11 tăng 4,6% so tháng 10 và tăng 7,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 16,1% và bằng 83,7%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,8% và 7,4%; Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,2% và 2,4%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,2% và 8,1%.

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của TP Hà Nội ước tính tháng 11 có nhiều sản phẩm tăng so cùng kỳ như: Bia đóng chai (tăng 30,9%), phân lân nung chảy (tăng 30,2%), máy in-copy (tăng 14%), bàn bằng gỗ các loại (tăng 59,7%), ghế có khung bằng kim loại (tăng 36%)... Bên cạnh đó, một số sản phẩm phục vụ xây dựng giảm do thị trường xây dựng bắt đầu chững lại như: Gạch xây dựng (giảm 16,8%); Bê tông trộn sẵn (giảm 24,8%), cửa ra vào và cửa sổ bằng plastic (giảm 7,8%), cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại (giảm 10,2%)

Tính chung 11 tháng, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 4,6% so với cùng kỳ, trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng gấp gần 3 lần; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,9%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt... tăng 3,4%; Cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2,2%. Trong 19 ngành công nghiệp chế biến chế tạo thì có tới 9 ngành giảm so cùng kỳ, giảm mạnh nhất là ngành sản xuất kim loại (giảm 9,8%), tiếp đến là ngành sản xuất phương tiện vận tải khác (giảm 5,8%)...; Tuy nhiên các ngành công nghiệp chủ lực của Thành phố vẫn tăng so cùng kỳ nên toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn tăng, tuy nhiên mức tăng vẫn còn thấp.

Hai là về vốn đầu tư, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 11 đạt 2.234 tỷ đồng, tăng 11,7% so với thực hiện tháng trước và giảm 23,6% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính 11 tháng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách đạt 21.310 tỷ đồng, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước và bằng 90,9% kế hoạch năm 2014.  

Vốn đầu tư tháng 11/2014 tập trung chủ yếu vào tiến độ một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố gồm dự án nút giao thông trung tâm quận Long Biên, dự án đường vành đai I đoạn Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái và dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội – Dự án II.

Đối với dự án nút giao thông Trung tâm quận Long Biên, tổng mức đầu tư của dự án khoảng 2.847 tỷ đồng, diện tích đất thu hồi của dự án khoảng 16,1 ha, trong đó có khoảng 6,8 ha diện tích đất đã nằm trong quyết định thu hồi số 2419/QĐ-UB ngày 28/4/2005 của UBND thành phố Hà Nội, 9,3ha đất còn lại phải tiếp tục thu hồi bổ sung. UBND thành phố đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm quỹ đất quận Long Biên thực hiện công tác GPMB, phấn đấu hoàn thành trong quý IV/2014.

Với dự án đường vành đai I đoạn Ô Đông Mác- Nguyễn Khoái, hiện nay UBND phường Bạch Đằng và phường Thanh Lương đang tập trung xác nhận nguồn gốc đất, xác nhận nhân khẩu ăn ở thường xuyên và tiếp tục đi phúc tra lại các biên bản kiểm đếm của các hộ còn lại. Hội đồng GPMB quận đang tập trung thẩm định các phương án theo quy định. Dự kiến công tác GPMB hoàn thành trong quý IV/2014. Về nhu cầu căn hộ tái định cư cho dự án khoảng 800 căn, hiện nay, đã được bố trí 760 căn tại 310 Minh Khai, CTI-1A khu Vĩnh Hoàng, NO16 phường Thượng Thanh,...

Với dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội – Dự án II, tính đến hết tháng 10/2014 tổng diện tích thu hồi GPMB của dự án khoảng 311,2 ha, trong đó do QLDA Thoát nước thực hiện 263,2 ha. Về công tác thi công: Đến nay, đã hoàn thành 5/13 gói thầu, còn lại 8/13 gói thầu đang tiếp tục triển khai thi công là: Gói thầu số 3, gói thầu số 4, gói thầu số 5.1, gói thầu số 5.2, gói thầu số 6.2, gói thầu số 6.3, gói thầu số 7, gói thầu số 8, gói thầu số 9.

Ba là về thương mại dịch vụ, riêng nội thương tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ tháng 11 ước tính đạt 166.347 tỷ đồng. Tỷ lệ này tăng 1,4% so tháng trước và tăng 14,3% so cùng kỳ, trong đó, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 38.797 tỷ đồng, tăng 1,5% so tháng trước và tăng 14,9% so cùng kỳ. Trong tổng mức bán lẻ, hàng lương thực, thực phẩm chiếm 16,9% và tăng 5,4% so cùng kỳ; hàng may mặc chiếm 7,1% và tăng 15,9%; Đồ dùng và dụng cụ gia đình chiếm 11,5% và tăng 12%; Xăng dầu các loại chiếm 19,2% và tăng 30,9% ...

Ước tính 11 tháng, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ đạt 1.670 nghìn tỷ đồng, tăng 12,2% so cùng kỳ, trong đó, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 11,7%. Trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ, khu vực kinh tế nhà nước chiếm 31,7% và tăng 7,2% so cùng kỳ; khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 63,8% và tăng 15%; còn lại là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 4,5% và tăng 10%.

Về ngoại thương, ước tính kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng 11 đạt 944 triệu USD, bằng 99,7% so tháng 10 và tăng 19,2% so cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu địa phương giảm 0,4% và tăng 19,3%. Ước tính 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 10.031 triệu USD, tăng 11,6% so cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu địa phương tăng 9,6%.

Bên cạnh xuất khẩu, đối với kim ngạch nhập khẩu tháng 11 ước đạt 2.151 triệu USD, tăng 5,3% so tháng trước và tăng 15,1% so cùng kỳ, trong đó, nhập khẩu địa phương tăng 4,8% và 14,8%. Ước tính 11 tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 22.230 triệu USD, tăng 5,8% so cùng kỳ, trong đó, nhập khẩu địa phương tăng 6,4%.

Đối với ngành vận tải, khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 11 ước tính tăng 0,2% so tháng trước và tăng 11% so cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 0,5% và tăng 11,6%, doanh thu tăng 0,6% và tăng 12,5%. Sau 11 tháng, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước tính tăng 9,4% so cùng kỳ, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 10,1%, doanh thu tăng 12,7%.

Về số lượng hành khách vận chuyển tháng 11 ước tính tăng 0,1% so tháng trước và tăng 9,5% so cùng kỳ, số lượng hành khách luân chuyển tăng 0,4% và 11,8%, doanh thu tăng 0,2% và 12,6%. Ước tính 11 tháng, số lượng hành khách vận chuyển tăng 8,9% so cùng kỳ, số lượng hành khách luân chuyển tăng 9,9%, doanh thu tăng 12,4%.

Trong thương mại dịch vụ, thị trường giá cả luôn là vấn đề được quan tâm và tập trung vào nhóm nhà ở, điện, chất đốt, vật liệu xây dưng và nhà hàng.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,3% so tháng trước và tăng 2,14% so cùng kỳ. Có 3 nhóm hàng làm chỉ số giá giảm trong tháng này là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,11% ; nhóm hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,84% và nhóm giao thông giảm 2,93%. Ngoài 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm thì có 1 nhóm hàng giữ nguyên bằng tháng trước và 7 nhóm hàng có chỉ số giá tăng, với mức tăng từ 0,02 đến 0,42%.

Nguyên nhân chỉ số giá tháng này giảm là do ảnh hưởng của giá xăng, dầu giảm liên tiếp trong thời gian qua. Giảm nhiều nhất là nhóm giao thông, giá xăng dầu giảm 9 lần liên tiếp từ đầu năm đến nay nên các đơn vị kinh doanh vận tải đã giảm cước vận tải, tuy nhiên giá cước giảm không nhiều so với mức giảm giá xăng dầu hiện nay, dự kiến giá cước vận tải còn tiếp tục giảm trong tháng sau.

Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 0,84%, nguyên nhân do việc giảm giá dầu hỏa trong thời gian vừa qua, cùng với việc giảm giá dầu hỏa thì từ đầu tháng 11 giá gas cũng giảm 40.000 đồng/bình loại 12kg; Bên cạnh đó, giá sắt thép cũng giảm nhẹ nên đã làm chỉ số giá nhóm này giảm.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,11% do hàng lương thực và thực phẩm đều giảm, nguyên nhân do giá gạo, giá thịt gia cầm và một số loại rau giảm nhẹ.

Chỉ số giá vàng tiếp tục giảm 1,22% so tháng trước, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,21%.

Bốn là về sản xuất nông nghiệp, gồm có 4 ngành là trồng trọt và chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.

Về trồng trọt, hiện nay, ngành đang tiến hành sản xuất vụ mùa và sản xuất vụ đông.

Tình hình sản xuất vụ mùa năm 2014 tương đối thuận lợi, bên cạnh đó công tác phòng chống bệnh cho cây trồng tương đối tốt nên không xảy ra những ổ dịch lớn. Sơ bộ kết quả điều tra, diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm vụ mùa năm 2014 toàn Thành phố như sau:

Về diện tích gieo trồng vụ mùa 2014 đạt 121.936 ha, giảm 1,3%, so với vụ mùa 2013; trong đó: Lúa 101.256 ha, giảm 0,8%; Ngô 4.276 ha, tăng 2,6%; Khoai lang 391 ha, giảm 13,7%; Đậu tương 1.433 ha, giảm 28,6%; Lạc  589 ha, giảm 14%; Rau các loại 7.500 ha, giảm 1,5%; Cây hàng năm khác 2.539 ha, tăng 35%…. Diện tích  gieo trồng cây trồng hàng năm vụ mùa năm 2014 giảm  do một số huyện chuyển đổi mục đích, từ trồng cây sang nuôi trồng thuỷ sản, chuyển từ đất Nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, làng nghề, hoặc do công tác dồn điền đổi thửa của một số đơn vị chậm, chưa phân định rõ địa giới giữa các hộ nên tạm thời người dân chưa gieo trồng...

Về năng suất: Cây lúa  đạt 54,78 tạ/ha, tăng 5,3%, so với vụ mùa 2013; Ngô 48,57 tạ/ha, tăng 0,5%; Khoai lang 86,89 tạ/ha, giảm 8,4%; Đậu tương 18,98 tạ/ha, tăng 7,5%; Lạc 20,34 tạ/ha, tăng 6,33%; Rau các loại 202,9 tạ/ha, tăng 5,5%... Nhìn chung vụ mùa năm nay các cây trồng chính cho năng suất tương đối cao do sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền nên, diện tích gieo trồng đạt kế hoạch, đúng khung thời vụ; cơ cấu giống lúa có sự tiến bộ, hướng tới giống có năng suất cao, chất lượng tốt, như giống lúa lai năng suất đạt 58,68 tạ/ha...

Về sản lượng: Lúa 554.720 tấn, tăng 4,5%, Ngô  20.770 tấn, tăng 3,1%; Khoai lang 3.397 tấn, giảm 20,9%; Đậu tương 2.719 tấn, giảm 23,21%; Lạc 1.198 tấn, giảm 8,6%; Rau các loại 152.192 tấn, tăng 4%.

Bên cạnh vụ mùa ngành còn tập trung sản xuất vụ Đông, tính đến giữa tháng 11, toàn Thành phố đã gieo trồng được 50.265 ha cây vụ đông các loại (đạt 95% kế hoạch). Trong đó: Ngô 10.339 ha, Đậu tương 20.773 ha, Khoai lang 3.612 ha, Khoai tây 1.129 ha, Rau các loại 12.103 ha, Lạc 554 ha, Hoa cây cảnh 1.021 ha...  Đến nay, đã phát hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại nhẹ cục bộ gồm: Sâu khoang, sâu cuốn lá trên cây đậu tương; Bọ nhảy, sâu xanh trên rau,....  

Về chăn nuôi, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tương đối thuận lợi, dịch bệnh được khống chế không để các ổ dịch bùng phát, thức ăn chăn nuôi giá cả ổn định, các quận, huyện, thị xã tiếp tục tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm và đã hoàn thành công tác triển khai vệ sinh tiêu độc sau tiêm phòng đại trà đợt 2/2014.  

Điều tra chăn nuôi 1/10/2014 đã được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, kết quả điều tra chăn nuôi 1/10/2014 trên địa bàn TP Hà Nội như sau:

 
 

Số TT

 
 
 
 
 

Đơn vị tính

 
 

Số lượng,

 
 

sản phẩm

 
 

So cùng kỳ (%)

 
 

1

 
 
Đàn Trâu
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Số con hiện có
 
 

Con

 
 

25.376

 
 

106,0

 
 
 
 
 
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
 
 

Tấn

 
 

1.540

 
 

109,3

 
 

2

 
 
Đàn Bò
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Số con hiện có
 
 

Con

 
 

140.525

 
 

107,3

 
 
 
 
 
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
 
 

Tấn

 
 

8.961

 
 

99,1

 
 

3

 
 
Đàn Lợn (không tính lợn sữa)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Số con hiện có
 
 

Con

 
 

1.410.469

 
 

102,2

 
 
 
 
 
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
 
 

Tấn

 
 

145.161

 
 

98,6

 
 

4

 
 
Đàn gia cầm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 - Số con hiện có
 
 

1000 con

 
 

25.063

 
 

102,5

 
 
 
 
 
 

     Trong đó: + Gà

 
 
 
 
 
 
16522
 
 
 
102,7
 
 
 
 
 
 

                       + Vịt

 
 
 
 
 
 
5.301
 
 
 
107,2
 
 
 
 
 
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
 
 

Tấn

 
 

39944

 
 

103,6

 
 
 
 
 
 

     Trong đó: + Gà

 
 
 
 
 
 
30.494
 
 
 
102,2
 
 
 
 
 
 

                       + Vịt

 
 
 
 
 
 
7.489
 
 
 
106,2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bên cạnh đó, ngành lâm nghiệp, thủy sản cũng được các địa phương chú trọng. Các địa phương tiếp tục chăm sóc diện tích rừng và số cây phân tán đã trồng, khai thác số cây đã đến tuổi thu hoạch. Tính từ đầu năm đến nay, diện tích rừng trồng ước đạt 247 ha, bằng 93,2% so với cùng kỳ, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 9.725 m3 , tăng 5,2% so với cùng kỳ, sản lượng củi khai thác ước đạt  47.243 Ste, tăng 6,4%

Ước tính diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ đầu năm đến nay đạt  21.914 ha, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 60.199 tấn, sản lượng khai thác thuỷ sản ước đạt 2.863 tấn. Tình hình nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tương đối ổn định, các hộ nuôi trồng đang tập trung chăm sóc đàn cá thịt chuẩn bị sản phẩm phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp cuối năm và tết Nguyên đán.

Năm là tín dụng ngân hàng, thị trường chứng khoán báo cáo tập trung chủ yếu vào lãi suất, vốn huy động, thị trường cổ phiếu, chứng khoán và hoạt động cấp mã giao dịch.

Về tín dụng ngân hàng, lãi suất ngân hàng giảm, tuy nhiên tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng vẫn tăng so tháng trước, trong tình hình kinh tế chung hiện nay thì việc gửi tiền vào ngân hàng vẫn là kênh đầu tư an toàn. Tháng 11, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước tính đạt 1.153 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so tháng trước và tăng 10,2% so tháng 12/2013; trong đó, tiền gửi tăng 1,9% và 9,1% (tiền gửi tiết kiệm tăng 1,5% và 7,6%, tiền gửi thanh toán tăng 2,2% và 10,2%), phát hành giấy tờ có giá tăng 2,8% và tăng 42,4%.

Tổng dư nợ cho vay tháng 11 ước tính 1.006 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% so tháng trước và tăng 6,4% so tháng 12/2013, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 2,8% và 0,5%, dư nợ trung và dài hạn tăng 2,8% và 19,4%.

Đối với thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch 17/11, trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội quản lý có 531 công ty niêm yết (trong đó: có 367 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung – HNX và 164 công ty niêm yết trên sàn giao dịch dành cho các công ty đăng ký giao dịch –Upcom), với giá trị niêm yết đạt 115.554 tỷ đồng, tăng 7,1% so với đầu năm (trong đó: HNX đạt 92.505 tỷ đồng, tăng 5,7%; Upcom đạt 23.049 tỷ đồng tăng 12,9%). Giá trị vốn hóa toàn thị trường đạt 199.037 tỷ đồng, tăng 50,1% so với đầu năm (trong đó: HNX đạt 147.857 tỷ đồng, tăng 38,4% và Upcom đạt 51.180 tỷ đồng, tăng 98,8%).

Đối với thị trường cổ phiếu niêm yết (HNX), kết thúc phiên giao dịch ngày 17/11, chỉ số HNX-Index đạt 90,87 điểm, tăng 23,03 điểm, tương ứng tăng 33,9% so với đầu năm (chỉ số HNX30 đạt 185,11 điểm, tăng 57,8 điểm tương ứng tăng 45,4% so với đầu năm).

Trong 11 phiên giao dịch đầu tháng 11, khối lượng giao dịch đạt 745,8 triệu CP, với giá trị chuyển nhượng đạt 10.709 tỷ đồng (trong đó: giao dịch khớp lệnh đạt 710,2 triệu CP, giao dịch thỏa thuận đạt 35,6 triệu CP với giá trị giao dịch tưưong ứng 10.310 tỷ và 399 tỷ đồng). Bình quân một phiên giao dịch, có 67,8 triệu CP được chuyển nhượng với giá trị bình quân là 974 tỷ đồng, giảm 1% về khối lượng và  tăng 2,5% về giá trị so với bình quân chung tháng Mười. Lũy kế từ đầu năm, khối lượng giao dịch đạt 15.029 triệu CP được chuyển nhượng với giá trị đạt 172.583 tỷ đồng, tăng 67,1% về khối lượng và 147,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết (Upcom), sau thời gian tăng ở nhóm cổ phiếu bất động sản có giá trị vốn hóa lớn như (SDI, NHN, ...) thì đến nay nhóm này đã sụt giảm mạnh trong tháng này nên ảnh hưởng đến chỉ số của thị trường. Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/11 chỉ số Upcom-Index đạt 85,3 điểm, giảm 40,3 điểm so với đỉnh cao nhất ngày 20/10 (đạt 125,6 điểm); so với đầu năm tăng 42,84 điểm, tương ứng tăng 100,9%.

Trong 11 phiên giao dịch đầu tháng 11, khối lượng giao dịch đạt 26,8 triệu CP được chuyển nhượng với giá trị chuyển nhượng đạt 292 tỷ đồng. Bình quân một phiên đạt 2,4 triệu CP, với giá trị chuyển nhượng đạt 27 tỷ đồng, bằng 66,5% về khối lượng và 65,7% về giá trị so với bình quân chung tháng trước.

Bên cạnh đó, hoạt động cấp mã giao dịch trong tháng Mười, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) đã cấp được 86 mã số giao dịch cho NĐT nước ngoài (trong đó: 57 cá nhân và 29 tổ chức). Lũy kế từ đầu năm đến nay, VSD đã cấp được 724 mã (trong đó: 461 cá nhân và 263 tổ chức), đưa tổng số mã mà VSD đã cấp được cho các NĐT nước ngoài đạt 17.455 mã số giao dịch (trong đó: 14.922 cá nhân, 2533 tổ chức).

Cũng trong tháng Mười, số tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư được cấp mới đạt 14.923 tài khoản (trong đó: cá nhân trong nước 14.716; tổ chức trong nước 76; cá nhân nước ngoài 75; tổ chức nước ngoài 56); lũy kế từ đầu năm, số tài khoản được cấp mới đạt 103785, đưa tổng số tài khoản giao dịch hiện có của các NĐT lên gần 1,4 triệu tài khoản.

Bên cạnh các vấn đề kinh tế, trong tháng 11, Báo cáo cũng cho biết thông tin liên quan đến vấn đề xã hội là trật tự xã hội, an toàn giao thông, phạm pháp kinh tế, hình sự.

Theo số liệu tổng hợp từ công an Thành phố, trong tháng 10, toàn thành phố đã phát hiện 466 vụ phạm pháp hình sự, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó số vụ do công an khám phá được 356 vụ, bằng cùng kỳ năm trước, với 462 đối tượng vi phạm bị bắt, giữ theo luật, giảm 5,1%.  Về phạm pháp kinh tế phát hiện 284 vụ, tăng 66,1% so cùng kỳ, với 299 đối tượng phạm pháp, tăng 48%. Về cờ bạc, phát hiện 26 vụ cờ bạc, giảm 60,6% so cùng kỳ, với 149 đối tượng bị bắt giữ, giảm 45,8%. Riêng về tai nạn giao thông, xảy ra 186 vụ tai nạn, tăng 10,7% so cùng kỳ; làm 65 người bị chết (tăng 16,1%) và 165 người bị thương (tăng 15,4%).

Cộng dồn từ đầu năm đến hết tháng 10,  toàn Thành phố đã xảy ra đã phát hiện 1.930 vụ phạm pháp kinh tế, tăng 6,2% so cùng kỳ, với 2.064 đối tượng phạm pháp, bằng cùng kỳ năm trước; 4.766 vụ phạm pháp hình sự, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước (số vụ công an khám phá được gần 79%, tăng 0,3%, với số đối tượng vi phạm bị bắt, giữ theo luật 6.867 người, giảm 1,9%); 948 vụ cờ bạc, tăng 0,1% so cùng kỳ, với 3.326 đối tượng bị bắt giữ, giảm 30,8%. Toàn Thành phố tính đến hết tháng 10 đã xảy ra 1.653 vụ tai nạn giao thông, tăng 0,3% so cùng kỳ năm trước, làm 537 người bị chết, tăng 11,2%; 1529 người bị thương, tăng 2,4%.


Như Hoa (Theo Cục Thống kê Hà Nội)


Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         Lấy lại mã bảo mật