Tình hình Kinh tế xã hội tháng mười và 10 tháng đầu năm 2005 (00:00 28/10/2005)


1. Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội tháng Mười năm 2005 tăng 6,1% so với tháng trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 6,2% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 5,2%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 10%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 4,8% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,8%.



1. Sản xuất công nghiệp:

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội tháng Mười năm 2005 tăng 6,1% so với tháng trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 6,2% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 5,2%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 10%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 4,8% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,8%.

Dự kiến 10 tháng 2005, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng 14,2% so với cùng kỳ trong đó kinh tế Nhà nước tăng 6,4% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 4,2%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 14,9%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 19,6% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,7%. Sản xuất công nghiệp 10 tháng đầu năm 2005 gặp một số khó khăn so với những năm trước: mất điện liên tục trong tháng 6 và 7; xăng dầu 3 lần tăng giá; nhiều loại nguyên liệu vật tư (sắt, thép, kim loại màu, nguyên liệu ngành dệt may...) liên tục tăng giá; lãi suất ngân hàng, thuế nhập khẩu linh kiện ô tô, xe máy tăng... làm cho giá thành sản phẩm tăng. Sản phẩm một số ngành dệt, may, da giày, vật liệu xây dựng, điện, điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy có khó khăn trong tiêu thụ (việc tiêu thụ ra thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế và bất cập).

a) Sản xuất công nghiệp Trung ương:

Giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương tháng Mười năm 2005 tăng 5,2% so tháng trước và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 10 tháng 2005, giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương tăng 4,2% so cùng kỳ với 12/22 ngành tăng: trong đó các ngành sản xuất tăng khá: chế biến thực phẩm (tăng 25%), sản xuất thuốc lá (tăng 23,3%), xuất bản in tăng 16,2%), sản xuất giường tủ, đồ khác (tăng 28,1%)... Có 10/22 ngành sản xuất giảm: khai thác đá (giảm 15,6%), công nghiệp dệt (giảm 6,5%), chế biến gỗ lâm sản (giảm 34,9%), sản xuất cao su plastic (giảm 15,4%), sản xuất khoáng phi kim loại (giảm 11,4%), sản xuất tivi thiết bị thông tin (giảm 11,6%), sản xuất dụng cụ chính xác (giảm 3,1%), sản xuất xe có động cơ (giảm 3,8%). Sản xuất công nghiệp Trung ương 10 tháng năm 2005 so cùng kỳ có tốc độ tăng thấp so các năm trước, ngoài các nguyên nhân nêu trên, còn do từ đầu năm 2005 đến nay, có nhiều doanh nghiệp Nhà nước Trung ương được cổ phần hoá có vốn Nhà nước <50% đã được tính vào kinh tế ngoài Nhà nước, nên so sánh cùng kỳ tăng chậm.

b) Sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương:

Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tháng Mười năm 2005 tăng 10% so tháng trước và tăng 7,8% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 10 tháng 2005, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 14,9% so cùng kỳ năm trước với 19/20 ngành sản xuất tăng trong đó có nhiều ngành sản xuất tăng khá: khai thác than (tăng 46,2%), chế biến thực phẩm (tăng 19,9%), sản xuất sản phẩm từ kim loại (tăng 21,5%), chế tạo máy móc thiết bị (tăng 19,2%), sản xuất thiết bị điện (tăng 32,2%), sản xuất phương tiện vận tải khác (tăng 24,2%)... Ngành sản xuất giảm so cùng kỳ là sản xuất xe có động cơ (giảm 21%).

c) Sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước:

Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tháng Mười năm 2005 tăng 4,8% so tháng trước và tăng 19,6% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 10 tháng 2005, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 19,6% so cùng kỳ năm trước, trong đó công ty TNHH tư nhân tăng 21,6%, công ty cổ phần khác tăng 26,7%, doanh nghiệp tư nhân tăng 13,7%, HTX tăng 7,5%, hộ cá thể tăng 5,9%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng ở cả 14/14 quận huyện trong đó các quận, huyện tăng khá: quận Ba Đình (tăng 23,8%), các huyện Sóc Sơn (tăng 20,6%), Thanh Trì (tăng 27,4%), Từ Liêm (tăng 20,3%)Ặ

d) Sản xuất khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tháng Mười năm 2005 tăng 6,8% so tháng trước và tăng 9,3% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 10 tháng 2005, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,7% so cùng kỳ năm trước, với 13/19 ngành sản xuất tăng, trong đó có một số ngành sản xuất tăng khá: chế biến thực phẩm (tăng 23,3%), chế biến gỗ lâm sản (tăng 64,7%), sản xuất hoá chất (tăng 134,8%), sản xuất cao su plastic (tăng 157,5%), sản xuất khoáng phi kim loại (tăng 36,1%), sản xuất sản phẩm bằng kim loại (tăng 114,2%), sản xuất thiết bị văn phòng (tăng 84,1%), sản xuất xe có động cơ (tăng 34,1%)... Một số ngành sản xuất giảm: sản xuất trang phục (giảm 19,9%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (giảm 7,4%), sản xuất kim loại (giảm 18,7%), sản xuất dụng cụ chính xác (giảm 16,9%).

3. Xây dựng cơ bản

* Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương tháng Mười năm 2005 ước thực hiện được 378 tỷ đồng (xây lắp 192 tỷ đồng, thiết bị 35 tỷ đồng) tăng 9,2% so tháng trước, tăng 10,7% so cùng kỳ năm trước. Trong tháng, hoàn thành bàn giao đường quốc lộ 2 Minh Trí - Xuân Hoà (Sóc Sơn) dài 6,2 km và đã khởi công đường vành đai 1 đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa.

Dự kiến 10 tháng năm 2005, vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương là 2841 tỷ đồng (xây lắp 1576,5 tỷ đồng, thiết bị 190,7 tỷ đồng), tăng 28,1% so cùng kỳ năm trước và đạt 82,7% kế hoạch năm 2005.

* Tiến độ một số công trình dự án:

+ Nút giao thông Ngã Tư Sở: Đã đổ bê tông xong các trụ P6, P7, P8 và mố cầu A2 của hạng mục cầu vượt, đang triển khai khoan cọc nhồi và đổ bê tông các trụ P3, P4; hiện đang tiến hành lắp dựng cốp pha để chuẩn bị đổ bê tông nhịp cầu vượt đầu tiên. Các đốt hầm A1 - A2, C4 - C6 đang tiến hành lắp dựng ván khuôn, nắp hầm và đổ bê tông các đốt hầm A1 - A2. Gói thầu cải tạo cầu Mới đã khoan xong 6/6 cọc nhồi, đang tiến hành kiểm tra bằng siêu âm để thi công mố cầu. Để chuẩn bị bàn giao nốt mặt bằng cho nhà thầu, Hội đồng Giải phóng mặt bằng đã thẩm định xong 259/262 phương án của đợt 3 và xét tái định cư cho 281 căn hộ. Thời gian tới sẽ tổ chức bốc thăm nhà tái định cư cho các hộ dân. Phấn đấu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 11 năm 2005.

+ Đường vành đai 1 (kim Liên - Ô Chợ Dừa): Sau khi tổ chức bốc thăm và bàn giao 256 căn hộ nhà tái định cư, chủ đầu tư đã tiếp nhận mặt bằng của các hộ dân đã di chuyển và đang tiến hành rà phá bom mìn đợt 1 với chiều dài gần 400 mét. Công trình đã được khởi công ngày 11/10/2005. Hiện nay Hội đồng Giải phóng mặt bằng quận Đống Đa đang tiếp tục thẩm định và phê duyệt các phương án đền bù cho các hộ dân của phường Nam Đồng. Về cơ bản, chủ đầu tư đã chuẩn bị đủ nhà tái định cư cho kế hoạch giải phóng mặt bằng năm 2005.

4. Thương mại dịch vụ:

* Nội thương: Tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn Hà Nội tháng Mười năm 2005 tăng 2,8% so tháng trước và tăng 28,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó bán lẻ tăng 2,5% so tháng trước và tăng 26,1% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 10 tháng 2005, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội Thành phố Hà Nội tăng 23% so cùng kỳ năm trước, trong đó bán lẻ tăng 20,47%.

* Ngoại thương:Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội tháng Mười năm 2005 tăng 0,7% so tháng trước, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 1,5%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng 1,5% so tháng trước trong đó nhập khẩu địa phương tăng 1,7%.

Dự kiến 10 tháng 2005 so cùng kỳ năm trước, trên địa bàn Hà Nội, kim ngạch xuất khẩu tăng 22,9% (xuất khẩu địa phương tăng 33,2%) và kim ngạch nhập khẩu tăng 22,3% (nhập khẩu địa phương tăng 25,5%).

* Giá cả: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Mười năm 2005 tăng 0,65% so với tháng trước, trong đó giá các nhóm hàng đều tăng nhẹ, tăng cao nhất là hàng hoá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 1,38%), thực phẩm (tăng 1%), giáo dục (tăng 0,81%). Nguyên nhân tăng giá chủ yếu do từ tháng 10/2005 Nhà nước công bố tăng mức lương tối thiểu từ 290 ngàn đồng lên 350 ngàn đồng (tăng 20,7%) và do ảnh hưởng của bão lụt, làm giá cả những mặt hàng thiết yếu đều tăng.

Chỉ số giá vàng tháng Mười năm 2005 tăng 4,02% so tháng trước và tăng 11,11% so cùng kỳ (mức giá phổ biến là 877 897 đồng/chỉ).

Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,12% so tháng trước và tăng 0,83% so cùng kỳ năm trước (mức giá phổ biến là 15912 đồng/USD).

* Vận tải: Tháng Mười năm 2005 so tháng trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 2%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 2,9%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 3,3%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 3,3%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 3,8% và doanh thu vận chuyển hành khách tăng 4,4%.

10 tháng năm 2005 so cùng kỳ năm trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 15,2%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 17,9%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 18,3%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 22,3%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 21,5%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 26,9%.

5. Sản xuất nông nghiệp

* Sản xuất vụ mùa: đến 15/10 toàn Thành phố đã thu hoạch được 12550 ha lúa mùa (đạt 52% diện tích cấy). Đơn vị thu hoạch khá là Sóc Sơn (77%). Các đơn vị khác bắt đầu thu hoạch lác đác. Riêng Hoàng Mai, Tây Hồ, Từ Liêm chưa thu hoạch. Năm nay, sâu bệnh phá hại lúa mùa cũng ảnh hưởng tương đối lớn đến sản xuất vụ mùa: đến nay có 755 ha lúa bị sâu và chuột phá hại, tập trung ở: Thanh Trì (272 ha), Từ Liêm (100 ha), Gia Lâm (201 ha), Long Biên (182 ha). Ngoài ra, do ảnh hưởng của cơn bão số 6 và số 7 đã làm cho 852 ha lúa bị ngập, đổ non và mất trắng (Đông Anh 400 ha, Gia Lâm 185 ha, Thanh Trì 61 ha). Năng suất lúa bình quân ước đạt 39 tạ/ha.

* Gieo trồng vụ đông: Tốc độ gieo trồng cây vụ đông năm nay so cùng kỳ năm trước chậm, nguyên nhân do diện tích lúa mùa chậm thu hoạch để giải phóng đất. Đến 14/10/2005, tổng diện tích đã gieo trồng cây vụ đông là 6614 ha (bằng 89,7% so cùng kỳ năm trước), trong đó ngô đạt 4631 ha (bằng 97,1%), khoai lang đạt 584 ha (bằng 139%), đậu tương đạt 213 ha (bằng 219,6%), lạc đạt 72 ha (bằng 62,6%) và rau đạt 1078 ha (bằng 62%).

* Chăn nuôi: Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, hiện nay Hà Nội đang triển khai tiêm phòng vắcxin cho đàn gia cầm. Tính đến 15/10/2005 toàn Thành phố đã tiêm phòng được trên 2,8 triệu con gia cầm từ 15 ngày tuổi trở lên, đạt 88% tổng đàn gia cầm. Các huyện Sóc Sơn, Từ Liêm, Thanh Trì và quận Hoàng Mai có tỷ lệ tiêm phòng cao (đạt trên 90%).

5. Tình hình an ninh chính trị - trật tự xã hội

* 9 tháng năm 2005, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã phát hiện và xảy ra 4807 vụ phạm pháp hình sự (tăng 0,8% so cùng kỳ năm trước); số đối tượng bị bắt giữ theo luật là 3811 (giảm 10% so cùng kỳ). Tổng số vụ vi phạm kinh tế và xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa là 386 vụ (tăng 35% so cùng kỳ năm trước) với 476 đối tượng (tăng 40% so cùng kỳ năm trước). Tổng số vụ buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy là 1502 vụ (tăng 6,3% so cùng kỳ) với 1935 đối tượng (tăng 2,1% so cùng kỳ).

Trong 9 tháng đầu năm 2005 đã xảy ra 784 vụ tai nạn giao thông (giảm 17% so cùng kỳ năm trước) làm 322 người chết (giảm 2% so cùng kỳ) và làm bị thương 641 người (giảm 37% so cùng kỳ), 148 vụ cháy nổ (giảm 3,9% so cùng kỳ) làm thiệt hại 9,2 tỷ đồng (tăng 22%) làm chết 6 người và bị thương 21 người.

* Hà Nội tổ chức thành công hội chợ việc làm Thành phố lần thứ IV với 251 đơn vị tham gia, thu hút 81500 lượt người, đã tuyển dụng ngay trong hội chợ 2402 người (so với số người đăng ký có nhu cầu tìm việc là 84000 lượt người) đạt 38% số người được phỏng vấn. Trong 9 tháng năm 2005, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 60120 người đạt 75,15% kế hoạch năm, tăng 10,73% so cùng kỳ năm trước, trong đó có công việc ổn định là 29000 người (chiếm 48,2% tổng số); thực hiện đào tạo nghề cho 46800 lượt người, đạt 75% kế hoạch năm tăng 26% so cùng kỳ năm trước; đã cấp 12853 bằng 22371 chứng chỉ nghề cho học viên các trường, các trung tâm dạy nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

6. Tín dụng Ngân hàng:

Dự kiến đến cuối tháng Mười năm 2005, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội tăng 1,17% so cuối tháng trước, tăng 14,1% so cuối tháng Mười Hai năm 2004, trong đó tiền gửi dân cư tăng 2,24% và 15,6%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 0,43% và 13,1%. Dư nợ cho vay tăng 1,38% so tháng trước và tăng 15% so cuối tháng Mười Hai năm trước, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 2,24% và 19,6%, dư nợ trung và dài hạn tăng 0,36% và 10%.



Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         Lấy lại mã bảo mật