Tình hình kinh tế - xã hội tháng Mười một năm 2008 (00:00 26/11/2008)


1. Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tháng Mười một năm 2008 tăng 15,6% so tháng trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 4% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 6,5%, kinh tế Nhà nước Địa phương giảm 4,9%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 1,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 33,8%%.



Dự kiến 11 tháng năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 12,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 1,9% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 2,1%, kinh tế Nhà nước Địa phương tăng 1,2%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 19,3% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,4%. Trong 11 tháng, có 26/28 ngành sản xuất tăng so cùng kỳ, trong đó có một số ngành tăng khá: chế biến gỗ (tăng 24,6%), sản xuất kim loại (tăng 22,5%), sản xuất xe có động cơ (tăng 28,8%)...

Sản xuất công nghiệp từ đầu năm đến nay gặp nhiều khó khăn do giá nguyên, nhiên vật liệu (vật tư, xăng dầu, sắt thép...) tăng nhiều làm chi phí sản xuất cho một sản phẩm lớn, sản phẩm tiêu thụ chậm và một số doanh nghiệp ngừng hoạt động để sửa chữa nhà xưởng hoặc đầu tư chuyển địa điểm sản xuất ra tỉnh ngoài...

Dự kiến cả năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 12,8% so năm 2007, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 1,4% (kinh tế Nhà nước trung ương tăng 2%, kinh tế Nhà nước địa phương giảm 0,5%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 18,2% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,5%.

2. Xây dựng cơ bản:

2.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương tháng M­êi métnăm 2008 ước đạt 614,8 tỷ đồng, bằng 88% so với tháng trước và bằng 82,7% so với cùng kỳ. Dự kiến 11 tháng đạt 5723,17 tỷ đồng bằng 57,3% kế hoạch cả năm. Nguyên nhân chủ yếu do mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi nên công tác thi công các dự án gặp nhiều khó khăn.

Tiến độ thực hiện một số dự án lớn:

* Nút giao thông Kim Liên:

Hạng mục hầm xe cơ giới đoạn hầm hở bên phía Đại Cổ Việt (dài 177m) đã hoàn thành lớp bê tông đáy, hiện các nhà thầu đang thi công lớp bê tông trần tại các đốt hầm số 9 và B3, B4 của trung tâm nút, dự kiến đến ngày 31/12 sẽ tháo dỡ toàn bộ rào chắn trả lại mặt bằng nguyên trạng. Bên phía Đào Duy Anh (dài 173m) đã giải phóng và bàn giao mặt bằng cho nhà thầu hiện nhà thầu đang tiến hành thi công đốt U10 đến U14 dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 30/4/2009; Trạm bơm thoát nước, nhà thầu đang tiến hành thi công tầng 3 của nhà 4 tầng trạm bơm chìm dưới đất và thi công 1 tầng (nhà điều hành) trong công viên Thống nhất. Dự kiến tháng 6/2009 sẽ bàn giao đưa vào sử dụng hầm chính, tháng 9/2009 sẽ đưa toàn bộ dự án vào sử dụng.

Hạng mục hầm bộ hành: Hiện các nhà thầu đang tiến hành hoàn thiện hầm như mài bê tông, sơn ốp lát, mái che hầm,… Dự kiến ngày 15/12 và 31/11 sẽ bàn giao đưa vào sử dụng hầm A (đoạn cắt ngang đường Lê Duẩn) và hầm B (đoạn cắt ngang đường Giải Phóng).

* Dự án Cầu Vĩnh Tuy

Dự án Cầu Vĩnh Tuy được chia thành 4 hạng mục chính, tiến độ thực hiện như sau:

- Hạng mục thi công cầu dẫn và nút giao phía Vĩnh Tuy do nhà thầu Cienco4 đảm nhiệm đến nay đã hoàn thành xong 29/32 nhịp cầu dẫn, riêng nhịp 1 của nhánh CV1A đến nay đã xong thủ tục phân luồng giao thông, dự kiến đến ngày 5/12 sẽ tiến hành thi công.

- Hạng mục thi công cầu chính vượt sông và cầu dẫn phía Bắc do các nhà thầu Cienco1, Cienco6 và Tổng công ty xây dựng Thăng Long đảm nhiệm. Hiện các nhà thầu đang hoàn thiện mặt cầu bê tông, chuẩn bị xử lý lớp chống thấm, dự kiến đến ngày 15/1/2009 tiến hành thảm bê tông nhựa. Về hệ thống đèn chiếu sáng, hiện đang lắp đặt hệ thống ống luồn dây điện và hộp kỹ thuật.

- Hạng mục đường dẫn phía Long Biên do 2 nhà thầu Cienco1 và UDIC thi công theo đúng kế hoạch đã đề ra. Dự kiến đến ngày 15/1/2009 đoạn đường 40m Long Biên - Thạch Bàn sẽ tiến hành trải thảm thô, tuyến chính ra quèc lé5 đang tiến hành xử lý nền đất yếu bằng cọc cát dự kiến đến cuối năm 2009 sẽ tiến hành trải thảm thô và tháng 6 năm 2010 sẽ đưa toàn bộ dự án vào sử dụng dịp 1000 năm Thăng Long -Hà Nội.

* Dự án đường 5 kéo dài:

Trong thời gian vừa qua do mưa lớn kéo dài, nước mưa thoát chậm, công tác thi công gặp rất nhiều khó khăn nên khối lượng công việc đạt thấp. Cụ thể như sau

- Gói thầu xây lắp phần đường gồm các gói thầu số 6, 7, 8, 10 và 11 hiện các nhà thầu đang tiến hành thi công lắp đặt các hạ tầng kỹ thuật, sản xuất cấu kiện đúc sẵn (cống thoát nước, hào kỹ thuật), đắp cát K95,…

- Gói thầu phần cầu (cầu Đông Trù) gồm 3 gói thầu chính (gói số 12, 13 và 14) nhưng đến nay công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn nên các nhà thầu chưa có mặt bằng để tiến hành thi công. Riêng gói thầu số 13, hiện đang tiến hành lập hồ sơ mời thầu theo đúng kế hoạch đề ra.

2.2. Xây dựng nhà ở: Dự kiến cả năm 2008, tổng diện tích nhà ở xây dựng là 1.803 ngàn m2 trong đó các dự án của doanh nghiệp trung ương: 531,4 ngàn m2, các dự án của doanh nghiệp địa phương và nước ngoài: 381,6 ngàn m2 và dân tự xây dựng: 890 ngàn m2

3. Thương mại dịch vụ:

3.1. Nội thương:

Tháng Mười Một năm 2008, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội giảm 1,2% so tháng trước và tăng 24,6% so cùng kỳ năm trước, trong đó tổng mức bán lẻ giảm 3,6% và tăng 24,3%. Trong tháng, do bị mưa ngập kéo dài, hoạt động của thương nghiệp bán lẻ, nhất là ë các chợ một số ngày đầu tháng gần như bị tê liệt, những ngày tiếp theo mức bàn lẻ vẫn bị ảnh hưởng và chỉ hoạt động bình thường từ khoảng 7 đến 10 tháng 11 trở đi. Còng trongtháng, một số doanh nghiệp có doanh thu bán buôn lớn: Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Xăng dầu, Công ty Ga Petrolimex và các công ty kinh doanh xăng dầu khác doanh số đều giảm do ảnh hưởng giá Thế giới.

Dự kiến 11 tháng năm 2008, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 29,1% so cùng kỳ năm trước, trong đó tæng møc bán lẻ tăng 31,3%. Trong tổng mức bán lẻ, kinh tế Nhà nước tăng 13,8%, kinh tế ngoài Nhà nước tăng 33,7%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 31,2%.

Dự kiến cả năm 2008, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 28,2% so năm trước trong đó tổng mức bán lẻ tăng 31,2%

3.2. Ngoại thương:Tháng Mười Một năm 2008, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn giảm 3,4% so tháng trước, trong đó xuất khẩu địa phương giảm 4,9%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn giảm 3,3% so tháng trước, trong đó nhập khẩu địa phương giảm 4%.

Dự kiến 11 tháng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 37,4% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 23,1%. Các công ty có kim ngạch xuất khẩu lớn: Công ty Canon Việt Nam, Văn phòng Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Văn phòng Tổng công ty xăng dầu, Công ty cổ phần may 10, Công ty May Đức Giang, Công ty XNK Than Việt Nam... Trong các hàng xuất khẩu, nhóm hàng nông sản là nhóm có giá trị lớn, xuất khẩu tăng 23,9% so cùng kỳ (trong đó gạo tăng 160%, cà phê giảm 35,6% do thu mua gặp khó khăn, chè tăng 22,4% chủ yếu do giá xuất khẩu thế giới tăng cao...), hàng dệt may tăng 9,5% (Mỹ và EU vẫn là thị trường chủ yếu), hàng giầy dép các loại tăng 33,1%, linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi tăng 25,7% (máy in phun vẫn là mÆt hµng chủ lực), hàng điện tử tăng 38,4% (chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), than đá tăng 61,7%, xăng dầu tạm nhập tái xuất tăng 88,8%, hàng hoá khác tăng 50,3%...

Kim ngạch nhập khẩu 11 tháng trên địa bàn tăng 30,8% so cùng kỳ, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 25,7%. Các doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu lớn là Văn phòng Tổng công ty Xăng dầu, Công ty Xăng dầu hàng không, Công ty Canon Việt Nam, Công ty Intimex... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là vật tư nguyên liệu: sắt thép tăng 37,2%, phân bón tăng 34,5%, hoá chất tăng 36%, xăng dầu tăng 52%. Kim ng¹ch nhập khẩu tăng lớn còn bÞảnh hưởng bëi giá cả thị trường thế giới tăng mạnh.

Dự kiến cả năm 2008, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 35,5% so năm 2007, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 25,2%, kim ngạch nhập khẩu tăng 26,8%, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 23%.

3.3. Vận tải:Tháng Mười Một năm 2008 so tháng trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển giảm 6%, khối lượng hàng hoá luân chuyển giảm 6,3%, doanh thu vận t¶i hµng ho¸giảm 8,8%; khối lượng hµnh kh¸chvận chuyển giảm 2,9%, khối lượng hµnh kh¸chluân chuyển giảm 0,9%, doanh thu vận chuyển hành khách giảm 5%. Do mưa lũ gây ngập trên diện rộng đầu tháng ảnh hưởng lớn đến hoạt động vận tải, nhiều xe ô tô bị hỏng do ngập nước, nhiều tuyến đường bị ngập sâu, xe cộ không đi lại được. Đồng thời trong tháng 11, giá xăng dầu giảm, giá cước vận tải giảm ảnh hưởng đến hoạt động của ngành vận tải.

Dự kiến 11 tháng năm 2008 so cùng kỳ năm trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 26,1%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 10,6%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 37,4%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 19,1%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 20%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 29,2%.

Dự kiến cả năm 2008 so với 2007, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 25,8%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 12,1%, doanh thu vận tải hàng hoá tăng 37,1%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 17,8%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 19,6%, doanh thu vận tải hành khách tăng 29,5%.

3.4. Giá cả thị trường: Tháng Mười Một năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,07% so tháng trước, trong đó, lương thực tăng 1,61%, thực phẩm tăng 4,98% (là hàng tăng giá nhiều nhất do mưa ngập cản trở việc vận chuyển lương thực, thực phẩm và nhất là nhiều diện tích trồng rau ngập úng mất trắng, giảm mạnh lượng rau cung ứng cho thị trường, đẩy giá lên cao). Các hàng tiêu dùng khác nhìn chung tăng nhẹ (không đáng kể), riêng giá xăng dầu và giá ga giảm nhiều so tháng trước do ảnh hưởng của giá Thế giới giảm. Giá vàng giảm 8,09% so tháng trước víimức giá phổ biến bán ra trên thị trường tư nhân vàng 99,99 là 1.630 nghìn đồng/chỉ. Giá đô la Mỹ trên thị trường tháng 11 tăng trở lại với mức giá phổ biến là 17.000 đồng/USD, tăng 2,67% so tháng trước.

Dự kiến 11 tháng 2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng 22,99% so cùng kỳ năm trước, trong đó lương thực tăng 53,91%, thực phẩm tăng 34,6%, các nhóm hàng tiêu dùng khác đều tăng. Giá vàng tăng 35,09%, giá USD tăng 2,84%. Giá tiêu dùng trong 11 tháng tăng bất thường, sang quý 4 có dấu hiệu tăng chậm lại, nguyªn nh©n dothiên tai mất mùa, dịch bệnh (đầu năm rét hại kéo dài, tháng 10 mưa ngập... làm giá lương thực, thực phẩm có nhiều biến động tăng bất thường); do giá cả thế giới có biến động nhiều (đầu năm giá nguyên vật liệu tăng cao do lạm phát toàn cầu, sau đó do khủng hoảng tài chính làm nhiều nền kinh tế chao đảo, có dấu hiệu suy thoái toàn cầu, hàng trong nước không xuất khẩu được, giá thế giới giảm mạnh). Mặt khác, trong điều hành kinh tế vĩ mô, đầu năm chính sách tiền tệ của Chính phủ có lúc chưa kịp thời, thời điểm tăng giá một số mặt hàng cũng gây nên phản ứng tăng giá dây chuyền, có nhiều cơn sốt giá ảo (bất động sản, gạo, đô la, vàng), quý 2 Chính phủ có nhiều chính sách điều hành vĩ mô quyết liệt, thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư, giảm tiến độ một số hạng mục công trình, giảm nhập siêu, cắt giảm chi tiêu, thực hành tiết kiệm, truyền thông kịp thời để hướng dẫn tiêu dùng, nên quý 3 tốc độ tăng giá đã chậm lại, nhưng sang quý 4 do mưa lụt làm giá một số hàng thực phẩm tăng trở lại.

Dự kiến cả năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng 23,11% so năm 2007.

4. Sản xuất nông nghiệp:

4.1. Trồng trọt:

Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2008 đạt 323.287ha (vụ Đông Xuân 196.697ha, vụ Mùa 126.590ha) trong đó cây lương thực 231.581ha, chiếm 71,63% tổng diện tích gieo trồng cả năm (riêng lúa c©́y ®­ợc 206.088ha, chếm 63,75% tổng diện tích gieo trồng); rau đậu các loại 30.337ha ( 9,38%); cây công nghiệp hàng năm là 43.946ha (13,59%); các loại cây hàng năm khác là 6.929ha ( 2,15% ).

Trong tổng số 126.590ha gieo trồng vụ Mùa, cây lương thực 108.742ha (lúa 105.512ha, ngô 3.230ha, cây chất bột có củ 3.675ha); rau đậu các loại 7.424ha; cây công nghiệp hàng năm 4.017ha... Đến cuối tháng 10 năm 2008, toàn Thành phố đã thu hoạch được 103.003ha lúa Mùa, đạt 97,82% diện tích gieo cấy, chỉ còn một số diện tích lúa Mùa muộn ở Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Ba Vì, Hoài Đức chưa kịp thu hoạch bị ngập úng trong đợt mưa lũ từ ngày 31 tháng 10 đến 3 tháng 11.

Sơ bộ đánh giá năng suất — sản lượng một số cây trồng như sau: lúa Mùa năng suất 54,5 tạ/ha đạt sản lượng 575.084 tấn (sản lượng lúa cả năm đạt 1.177.440 tấn ); ngô năng suất 44,8 tạ/ha đạt sản lượng 14.469 tấn (sản lượng ngô cả năm đạt 108.191 tấn); khoai lang năng suất 86,32 tạ/ha đạt sản lượng 59.642 tấn/năm; rau các loại năng suất 187,07 tạ/ha đạt sản lượng 489.617 tấn/năm; đậu tương năng suất 18,27 tạ/ha đạt sản lượng 43.799 tấn/năm.

¦ớc tính đến cuối tháng 10 năm 2008, toàn Thành phố đã trồng được 62.580 ha cây màu vụ Đông, trong ®ã ng«12.337ha, đậu tương 32.386ha, khoai lang 3.100ha, rau hoa các loại 13.156ha.

4.2. Chăn nuôi:

- Đàn trâu 28,9 ngàn con, bằng 98,65% so cùng kỳ. Đàn bò 207,4 ngàn con giảm 11,51% (đàn bò sữa cũng giảm 4,87%).

- §µnlợn có tại 1 tháng 10 năm 2008 là 1.669,7 ngàn con, (tăng 1,89% so cùng kỳ) trong đó lợn thịt là 1.482 ngàn con (tăng 3%).

- Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định với tổng đàn gia cầm ở thời điểm1/10 là 15,7 triệu con (tăng 6,54% so cùng kỳ) trong đó gà 11,18 triệu con (tăng 7,39%).

Sản lượng sản phẩm chăn nuôi trong năm: trâu, bò xuất chuồng đạt 8.165,8 tấn (tăng 23,63% so cùng kỳ), sữa tươi 11,3 ngàn tấn (tăng 29,02%), số lợn xuất chuồng 3.694,1 ngàn con (tăng 8,88%) với sản lượng thịt hơi đạt 254,22 ngàn tấn (tăng 12,43%), sản lượng gia cầm xuất chuồng đạt 49,28 ngàn tấn (tăng 12,03%), sản lượng trứng các loại đạt 528,2 triệu quả (tăng 20,82%).

Ngoài chăn nuôi gia súc, gia cầm, Hµ néi cßncó các loại chăn nuôi khác tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng hình thức phong phú, đa dạng tạo ra nhiều sản phẩm đặc sản nổi tiếng, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất.

Công tác thú y được các ngành, các cấp quan tâm, đầu tư phòng chống dịch bệnh tương đối tốt. Vì vậy, mặc dù mưa úng xảy ra, nhưng đến nay trên toàn Thành phố không xảy ra dịch bệnh lớn (sau đợt mưa lũ gây ngập úng, Thành phố đã chỉ đạo các địa phương tiến hành tiêu độc tổng vệ sinh môi trường và tăng cường kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch vận chuyển trên toàn bộ 119 chợ, 86 điểm giết mổ gia súc, gia cầm và 3 chốt kiểm dịch giao thông).

4.3. Thuỷ sản:

Mặc dù hồ ao đã được gia cố, che chắn, nhưng đợt mưa lớn vừa qua đã làm ngập nước 12.720ha nuôi trồng (chiếm 74,13% diện tích). Lượng cá tôm míiđược thả bù, bổ sung chuẩn bị cho Tết nguyên ®¸n đã theo nước tràn ra ngoài gây thiệt hại lớn cho người sản xuất, làm giảm đáng kể sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong năm. Sản lượng thuỷ sản cả năm, ước tính giảm 15% so cùng kỳ năm trước.

4.4.Tình hình ngập úng:

Do ảnh hưởng trận mưa lũ lịch sử kéo dài gây ngập úng trên diện rộng làm 63.147ha diện tích lúa và hoa màu bị ngập úng víi 58.231ha ngập sâu có khả năng mất trắng, trong đó 2.299ha lúa Mùa muộn (Sóc Sơn 815ha, Đông Anh 370ha, Gia Lâm 140ha, từ Liêm 298ha, Mê Linh 217ha, Ba Vì 152ha, Hoài Đức 283ha), còn lại là 60.848 ha (bằng 97,26% diện tích) rau màu vụ Đông bị ngập, trong đó ngập sâu bị mất trắng là 55.932ha (bằng 89,41% diện tích). Thiệt hại nhiều nhất là ở các huyện có diện tích gieo trồng vụ Đông lớn như: Phú Xuyên (8.585ha bằng 99,43% tổng diện tích), Ứng Hoà (6.060ha bằng 99,67% tổng diện tích), Mỹ Đức (5.474ha bằng 99,64% tổng diện tích), Chương Mỹ (4.540ha bằng 99,47% tổng diện tích), Mê Linh (4.119ha bằng 99,25% tổng diện tích)...

Diện tích cây ăn quả bị ngập là 2.578,7ha, trong đó Thanh Oai 700ha, Hoài Đức 506ha... số lượng gia súc, gia cầm bị chết trong đợt là 178.019 con trong đó tr©u, bß 8 con, lợn 1.040 con, gà 176.505 con, tập trung nhiều ở Chương Mỹ (85 000 con), Thanh Oai (40 000 con)… Cũng trong đợt mưa vừa qua, 683 trang trại chăn nuôi bị ngập nước phải di dời gia súc, gia cầm (Chương Mỹ 301 trang trại, Quốc Oai 269, Đan Phượng 101 trang trại ...).

Về thuỷ sản, toàn Thành phố có 13.559,3ha diện tích nuôi thuỷ sản bị ngập nước tràn bờ (chiếm 79,02% diện tích nuôi thả), trong đó bị nặng nhất là Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hoà, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Trì...

* Tình hình đê, kè: trong nh÷ng ngµy m­a ngËp, nhiÒuđoạn đê, kè, công trình thuỷ lợi bị hư hỏng. Trên các tuyến đê sông Hồng có 13 vị trí bị hỏng, trên tuyến đê tả, hữu sông Đáy có 9 điểm sạt lở. Toàn Thành phố có 23,9km đê, kè bị nước ngập tràn bờ, 7,4km đê, kè bị sạt lở nghiêm trọng, có tuyến đã bị vỡ như đê hữu Bùi huyện Chương Mỹ bị vỡ 1 đoạn dài 70m, đê hữu Tích ở Thạch Thất vỡ đoạn dài 5m... nhưng được hàn khẩu ngay. Tại huyện Mê Linh xảy ra hiện tượng sạt trượt mái đê khu vực xã Chu Phan 2 đoạn dài 40m và 100m, sạt lở bờ sông khu vực xã Tráng Việt. Tại huyện Đan Phượng sạt lở nghiêm trọng khu vực kè Liên Trì xã Liên Trung. Trên tuyến đê hữu Đáy (đoạn km2+800) thuộc huyện Phúc Thọ đã bị sạt mái đê thượng lưu dài 63m, sâu 1m, rộng 7m. Đê tả Đáy tại Ứng Hoà có 8 vị trí sạt trượt; bờ sông Mỹ Hà tràn dài 200m, sâu 0,3m địa phương ph¶ixử lý bằng bao tải đất. Trên tuyến đê tả Bùi thuộc xã Trung Hoà, Chương Mỹ bị nứt dọc mặt đê dài 37m (cách tim đê 1m về phía đông); đê hữu Bùi tràn toàn tuyến; đê bối Gò khoăm bị vỡ, chiều dài 30m nên nước đã cô lập 1 phần xã Mỹ Lương (Chương Mỹ). Trên tuyến đê thuộc hệ thống sông Nhuệ bị tràn tổng cộng 6.000m; đê Duy Tiên (Phú Xuyên) bị sạt 6 đoạn tổng chiều dài 120m; đê sông Lương đoạn qua xã Bạch Hạ (Phú Xuyên) bị sạt 3 đoạn tổng chiều dài 70m và tại xã Đại Xuyên bị sạt dài 500m. ...Nh×nchung, các tuyến đê cấp 3, cấp 4, đê bối thuộc sông Tích, sông Bùi, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Mỹ Hà nhiều đoạn bị tràn bờ, sạt lở, hầu hết các hồ chứa nước mức nước đã dâng cao hơn ngưỡng tràn từ 1 đến 2m.

Đế khắc phục hậu quả, chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung cho công tác tổ chức chống úng ngập, chuẩn bị cung ứng giống cây trồng, vật tư, phân bón để khôi phục sản xuất vụ Đông ngay khi nước rút, tuyên truyền vận động nhân dân chủ động, hỗ trợ lẫn nhau khắc phục hậu quả ngập úng...

5. Một số vấn đề xã hội

5.1 Trật tự xã hội — an toàn giao thông:10 tháng năm 2008, trên địa bàn thành phố đã phát hiện và xảy ra 4.904 vụ phạm pháp hình sự (giảm 8,73% so cùng kỳ năm trước), khám phá 3.616 vụ án (tăng 6,55%) và bắt giữ theo luật 5.182 đối tượng (tăng 10,7%). Tổng số vụ buôn bán, tàng trữ và vận chuyển ma tuý trong tháng 10 là 2.286 vụ (tăng 27,17%) với 3.008 đối tượng bị bắt giữ (tăng 32,64%).

Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn trong thời gian gần đây diễn biến theo chiều hướng tốt: số vụ tai nạn giao thông xảy ra trong 10 tháng 2008 là 856 vụ (giảm 13,5% so cùng kỳ năm trước) làm chết 558 người (giảm 18,78%) và làm bị thương 645 người (giảm 13,87%).

5.2 Lao động việc làm:

10 tháng năm 2008, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 99.721 người đạt 74,2% kế hoạch năm, tăng 3,1% so cùng kỳ năm trước.Từ đầu năm đến 15/10, đã tổ chức xét duyệt 704 dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm với số tiền 95 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 14.200 lao động.Chỉ đạo Trung tâm giới thiệu việc làm tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm, tuyển dụng trực tiếp tại 2 phiên này 1.978 lao động.

Tiếp tục chỉ đạo các trường, trung tâm dạy nghề thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh và giám sát các hoạt động đào tạo năm học 2008-2009. Ký hợp đồng dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn tại 15 cơ sở tham gia đào tạo, dạy nghề thuộc Hà Tây cũ. Tiến hành chấm điểm, xếp hạng 7 trường trung cấp, cao đẳng nghề công lập trên địa bàn Thành phố. Tiếp nhận 58 hồ sơ đăng ký hoạt động đào tạo trên địa bàn Thành phố trong đó gia hạn giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề đối với 5 đơn vị. Cấp 2.780 bằng cho các trường, trung tâm dạy nghề.

5.3. Tình hình thiệt hại do mưa ngập tại Hà Nội đầu tháng Mười Một năm 2008: trong các ngày từ 31 tháng 10 đến 3 tháng 11 năm 2008, Thành phố Hà Nội phải trải qua một đợt mưa lớn kéo dài với lượng nước mưa đổ xuống lớn chưa từng có trong vòng 40 năm trở lại đây (lượng mưa một số nơi: Hà Đông 810,7mm, nội thành Hà Nội 536,8mm, Long Biên 603,1mm, trạm bơm Đồng Bông 757mm...) làm thiÖt h¹i lín vÒ ng­êi vµ tµi s¶n, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh ho¹t và sản xuất (nhất là sản xuất nông nghiệp) cña nh©n d©n: toàn Thành phố có 22 người chết trong đợt mưa lũ, 63.147ha lúa và hoa màu bị ngập sâu (có khả năng mất trắng 58.231ha), làm chết 178 ngµncon gia súc, gia cầm, nhiều đê, kè bị sạt lở nghiêm trọng đe doạ từng giờ tới tài sản và tính mạng của dân. Toàn Thành phố có 36.445 hộ dân bị ngập, 5.183 hộ phải di dời khẩn cấp. Trong những ngày này, Thành phố chỉ đạo ứng trực và xử lý tình huống 24/24 giờ hàng ngày; khẩn trương triển khai các phương án phòng chống úng ngập theo phương châm “bốn tại chỗ”, huy động 6.075 người, 5.200 cọc tre, 32.910 bao tải, 1.880m3 đất để ứng cứu, hộ đê. Toàn Thành phố có 162 trạm bơm với 729 máy cố định và 13 trạm với 71 máy bơm dã chiến tích cực tiêu úng cho các quận, huyện. Để cứu trợ bà con 1 số nơi bị ngập không giao lưu được, Thành phố tổ chức tiếp tế nhiều mỳ tôm, gạo, muối, nước uống, nước mắm, nến ... đến tận tay người tiêu dùng. Với sự lãnh đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố, các cấp, các ngành và nhân dân Thủ đô phối hợp với lực lượng vũ trang và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn đã khẩn trương tổ chức các phương án đối phó, khắc phục khó khăn và giành được kết quả nổi bật là: tất cả các tuyến đê, kè, cống, đập đều được gia cố kịp thời, không để vỡ đê; triển khai công tác cứu trợ, cứu nạn, sơ tán hàng chục ngàn hộ dân, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông; cung ứng kịp thời lương thực, thực phẩm; kiểm soát về cơ bản giá cả thị trường, không để đời sống nhân dân bị xáo trộn; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; công tác vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh sau ngập được triển khai tích cực đến nay chưa để phát sinh dịch bệnh...

6. Tín dụng, ngân hàng:

Dự kiến đến cuối tháng Mười một năm 2008, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng 2,67% so cuối tháng trước và tăng 6,45% so cuối năm 2007, trong đó tiền gửi dân cư tăng 2,5% và 15,34%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 2,8% và 0,3%. Dư nợ cho vay tăng 2,15% so tháng trước và tăng 23,48% so cuối năm 2007, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 2,6% và 19,81%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,5% và 29,22%.



Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         Lấy lại mã bảo mật