Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2008 (00:00 19/08/2008)


1. Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tháng Năm năm 2008 tăng 1,6% so tháng trước và tăng 15,9% so cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 1,3% và 6,8% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 1,4% và 4,5%, kinh tế Nhà nước Địa phương tăng 1,0% và 13,3%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 1,8% và 16,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,6% và 22,8%.



Dự kiến 5 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng 15% so cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 6,8% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 4,3%, kinh tế Nhà nước Địa phương tăng 14,3%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 15,9% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21%.

Chia theo ngành kinh tế: công nghiệp chế biến tỷ trọng chiếm 94,8% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, có mức tăng trưởng cao nhất 15,2%, công nghiệp khai thác tỷ trọng 4,4%, tăng 10,5%, công nghiệp điện nước tỷ trọng 0,8%, tăng 13,8%.

Số ngành công nghiệp mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp của Thành phố, đang phát huy hiệu quả và đạt được tốc độ tăng cao như: chế biến thực phẩm, giấy và các sản phẩm từ giấy, cao su plastic, sản xuất các sản phẩm khoáng phi kim loại, sản xuất thiết bị điện, lắp ráp ô tô xe máy, sản xuất thiết bị văn phòng... Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu có hàm lượng chất xám cao hiện vẫn giữ thế mạnh và tiêu thụ tốt trên thị trường như: Bia, quần áo may sẵn, dây và cáp điện, động cơ điện, biến thế điện, phụ tùng ô tô, lắp ráp xe ô tô, xe máy, máy in phun... Tuy nhiên, so với các kỳ trước, tốc độ tăng của công nghiệp trên địa bàn 5 tháng năm 2008 thấp hơn do: từ đầu năm giá nguyên nhiên vật liệu tăng nhanh, tình hình cắt điện luân phiên, lãi suất cho vay của ngân hàng tăng.... đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ của các đơn vị sản xuất công nghiệp. Đồng thời, một số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất để sửa chữa nhà xưởng, một số kết thúc hợp đồng, giải thể hoặc chuyển địa điểm sản xuất sang tỉnh khác.

2. Xây dựng cơ bản:

2.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phươngtháng 5 năm 2008 đạt 290 tỷ đồng, giảm 9,3% so tháng trước và chỉ bằng 50,4% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến 5 tháng đầu năm chỉ đạt 31,2% kế hoạch năm. Nguyên nhân chủ yếu do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao đặc biệt là xi măng và thép.

2.2. Tiến độ thực hiện một số dự án lớn của Thành phố:

- Nút giao thông Kim Liên: hầm bộ hành đã đào xong 2/3 công việc của hạng mục, đang thực hiện công tác đổ bê tông và phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

- Đường vành đai 1, đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu: đang tiến hành triển khai công tác điều tra, lên phương án bồi thường giải phóng mặt bằng và thu hồi đất của khoảng 550 hộ dân. Trong số này, có đến 92% có nhu cầu tái định cư.

- Dự án cầu Vĩnh Tuy: Do giá nguyên vật liệu tăng cao nên ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án: hạng mục thi công cầu dẫn phía Bắc còn 1 nhịp chưa thực hiện được.

- Dự án đường 5 kéo dài:

+ Gói thầu xây lắp phần đường: gồm 7 gói thầu chính hiện vẫn đang được các nhà thầu triển khai thi công, đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Gói thầu số 7 và số 9 đã hoàn thành được 70% công tác giải phóng mặt bằng, tuy nhiên, việc thi công gói thầu số 9 đang gặp khó khăn do không có đường vào để thi công.

+ Các gói thầu xây lắp phần cầu (Cầu Đông Trù): Hiện tiến độ các gói thầu vẫn đang được các nhà thầu triển khai. Tuy nhiên, mặt bằng của gói thầu số 12 vẫn chưa được bàn giao, do 71 hộ dân chưa có nhà tái định cư nên công tác thi công vẫn chưa triển khai được.

3. Thương mại dịch vụ:

3.1. Nội thương: Tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn Hà Nội tháng 5 năm 2008 tăng 1,7% so tháng trước và tăng 29,1% so cùng kỳ năm trước, trong đó bán lẻ tăng 2% và 35,2%.

Tháng 5, thị trường quạt cây, quạt đảo gió, điều hoà nhiệt độ, máy phát điện công suất nhỏ thực sự sôi động. Mức lưu thông, tiêu thụ gạo cũng không bình thường trong 3 ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5.

Dự kiến 5 tháng năm 2008, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn Hà Nội tăng 28,5% so cùng kỳ năm trước, trong đó bán lẻ tăng 32,4% (tăng 14% nếu loại trừ yếu tố giá).

3.2. Ngoại thương: So với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng 0,2%, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 0,9%.

Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng 3,5% so tháng trước, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 4,1%.

Dự kiến 5 tháng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu tăng 24,4% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 32,4%.

Máy in phun đứng đầu về trị giá xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu ổn định. Mặt hàng này đang là lợi thế của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài và có tốc độ tăng cao hơn so với các mặt hàng khác (40,6%). Hàng nông sản là nhóm đứng thứ hai về trị giá xuất khẩu, tăng 12,1% so cùng kỳ, trong gạo chiếm tỷ trọng lớn. Trong tháng 4 và tháng 5, lượng gạo vẫn xuất khẩu lớn, nhưng giảm so cùng kỳ. Xuất khẩu giày dép chỉ ở mức trung bình do mẫu mã và chất lượng ít có sự thay đổi. Giày dép chủ yếu là gia công cho nước ngoài (chiếm đến 90% trị giá) nên hiệu quả và lợi nhuận thu được không cao.

Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội 5 tháng tăng 45,5%, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 41%. Vật tư nguyên liệu chủ yếu như dầu thô, phân bón, sắt thép... tăng 41,5% so cùng kỳ chủ yếu do giá thế giới tăng, hàng tiêu dùng tăng 23% nhưng tỷ trọng trong kim ngạch nhập khẩu có xu hướng giảm dần.

3.3. Giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Năm năm 2008 so tháng trước tăng 2,84% với hầu hết các nhóm hàng đều tăng. Lương thực (chủ yếu là gạo) mặc dù chỉ biến động giá trong 3 ngày cuối tháng 4 và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo để ổn định thị trường gạo, giá đã giảm xuống, nhưng gạo đã chuyển sang mặt bằng giá mới cao hơn mặt bằng giá cũ. Một số loại thực phẩm tươi sống như thịt lợn, gia cầm, thuỷ sản bắt đầu có chiếu hướng tăng, tuy chưa cao. Nguyên nhân, do giá thức ăn chăn nuôi tăng, dịch bệnh kéo dài và còn diễn biến phức tạp, nhiều trại chăn nuôi không dám tăng đàn nên nguồn cung thiếu hụt; Rau xanh, quả tươi hiện nay đang vào vụ nên giá giảm nhiều; Một số mặt hàng tiêu dùng tăng giá như quạt, điều hoà nhiệt đô, máy phát điện nhỏ... do vào vụ hè; giá gas đun tăng cao do giá gas thế giới tăng.

Trên thị trường, giá vàng tháng này biến động khá bất ngờ và giảm đáng kể. Chỉ số giá vàng tháng 5 giảm 3,62% so tháng trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,21%. (Trong thời gian qua, giá vàng có biến động tăng, giảm rất thất thường)

Dự kiến 5 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng 17,33%, chỉ số giá vàng tăng 38,38% và chỉ số giá USD giảm 0,83%.

4. Sản xuất nông nghiệp:

4.1. Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân ước đạt 42262 ha, giảm 0,27% so cùng kỳ năm trước. Diện tích lúa đã cấy 19463 ha, giảm 5,58%. Hiện nay, bà con nông dân đang tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa và các loại cây trồng khác. Lúa năm nay trỗ muộn hơn cùng kỳ trước do người dân cấy lúa muộn để tránh thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài hồi đầu vụ xuân, diện tích lúa đã trỗ khoảng 7440 ha bằng 38% diện tích lúa đã cấy.

4.2. Chăn nuôi, thuỷ sản:

- Chăn nuôi: Kết quả điều tra chăn nuôi 1 tháng 4 năm 2008, đàn lợn là 342584 con, giảm 8898 con (-2,53%). Số đầu con giảm chủ yếu ở huyện Gia Lâm (giảm 8851 con), Thanh Trì (giảm 3958 con), Từ Liêm (2719 con), Hoàng Mai (1149 con). Nguyên nhân giảm chủ yếu do giá lương thực, thức ăn gia súc liên tục tăng, dịch lợn tai xanh ảnh hưởng đến việc tiếp tục đầu tư, mở rộng chăn nuôi của các hộ dân. Đàn gia cầm là 3163 ngàn con, tăng nhẹ so cùng kỳ năm trước, do đầu năm rét đậm, gia cầm chậm lớn, một số nơi gia cầm bị chết rét, dịch cúm gia cầm lại xuất hiện nên sản lượng giết mổ, bán giết thịt giảm 210 tấn so 6 tháng đầu năm ngoái. Đàn bò là 55895 con, trong đó, bò cày kéo giảm; đàn bò thịt và bò sữa có xu hướng tăng lên do được giá, dễ bán và giá sữa hiện nay đang ở mức cao có lợi cho người chăn nuôi. Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vẫn được duy trì thưòng xuyên, định kỳ: số gia súc được tiêm phòng bệnh lở mồm long móng là 121455 con, tiêm phòng dịch khác là 211860 con, số gia cầm được tiêm phòng dịch cúm là 839402 con.

- Thuỷ sản: Hiện các cơ sở chăn nuôi thuỷ sản đã bắt đầu cho mùa nuôi thả mới. Do thời tiết có mưa rào nên việc nuôi thả và chăm sóc thủy sản tương đối thuận lợi, tuy nhiên ở một số nơi vùng cao của huyện Sóc Sơn do nguồn nước không ổn định nên việc nuôi thả mới thuỷ sản vẫn còn gặp một số khó khăn.

5. Trật tự xã hội - Lao động việc làm:

5.1. Trật tự xã hội - an toàn giao thông:

Trong 4 tháng năm 2008, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phát hiện và xảy ra 1314 vụ phạm pháp hình sự (giảm 9,8% so cùng kỳ năm trước), bắt giữ theo luật 1449 đối tường (tăng 3,6%).

Tổng số vụ buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma tuý trong 4 tháng đầu năm năm 2008 là 812 vụ và bắt giữ 973 đối tượng (tăng 40% so cùng kỳ năm trước.

Tình hình trật tự an toàn giao thông trong các tháng gần đây trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã diễn biến theo chiều hướng tốt: 4 tháng đầu năm xảy ra 229 vụ tai nạn giao thông (giảm 6,2% so cùng kỳ) làm chết 125 người (giảm 14,97%) và bị thương 141 người (giảm 6,62%).

Xảy ra 66 vụ cháy nổ trong 4 tháng đầu năm 2008 (giảm 4 vụ so với cùng kỳ) làm 3 người chết, 6 người bị thương và thiệt hại tài sản giá trị khoảng 2,1 tỷ đồng.

5.2. Lao động việc làm:4 tháng đầu năm 2008, Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 26 200 người, đạt 29,1% kế hoạch năm (tăng 35,5% so cùng kỳ năm trước). Xét duyệt 176 dự án với số vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm là 25,8 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 4215 lao động.

4 tháng đầu năm, đã thẩm định hồ sơ và gia hạn giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho 11 cơ sở dạy nghề; Cấp 3507 bằng nghề cho các trường dạy nghề trên địa bàn Thành phố.

6. Tín dụng, ngân hàng:

Dự kiến đến cuối tháng Năm năm 2008, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đạt 387 094 tỷ đồng, tăng 2,12% so tháng trước và tăng 4,89% so cuối năm 2007, trong đó tiền gửi dân cư tăng 2% và 9,73%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 2,2% và 1,59%. Tổng dư nợ cho vay tháng Năm đạt 224 844 tỷ đồng, tăng 1,72% so tháng trước và tăng 17,57% so cuối năm 2007, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 1,8% và 17,95%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,6% và 17%.



Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         Lấy lại mã bảo mật