Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng Tám và 8 tháng năm 2006 (00:00 12/10/2006)


1. Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội tháng Tám năm 2006 tăng 6,9% so tháng trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 2,1% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 1,6%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 3,8%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 4,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,8%.



1. Sản xuất công nghiệp:

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội tháng Tám năm 2006 tăng 6,9% so tháng trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 2,1% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 1,6%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 3,8%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 4,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,8%.

Dự kiến 8 tháng năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội tăng 17,1% so cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 3% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 0,9%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 10%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 26,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,2%.

a) Sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương:

Giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương tháng Tám năm 2006 tăng 1,6% so tháng trước và tăng 1,2% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 8 tháng năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương tăng 0,9% so cùng kỳ năm trước với 11/21 ngành sản xuất tăng trong đó có một số ngành sản xuất tăng khá: công nghiệp dệt (tăng 37,4%), chế biến gỗ lâm sản (tăng 25,9%), sản xuất giường tủ đồ khác (tăng 51%), sản xuất phương tiện vận tải khác (tăng 21,2%), ... Có 10/21 ngành sản xuất giảm: sản xuất thuốc lá (giảm 2,2%), sản xuất trang phục (giảm 3%), sản xuất đồ da (giảm 15,4%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (giảm 5,8%), sản xuất khoáng phi kim loại (giảm 17%), sản xuất sản phẩm bằng kim loại (giảm 5,1%), chế tạo thiết bị máy móc (giảm 11,2%), sản xuất thiết bị điện (giảm 35,8%), sản xuất xe có động cơ (giảm 28,3%), sản xuất tivi thiết bị thông tin (giảm 0,1%). Sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương 8 tháng năm 2006 tăng không cao so cùng kỳ năm trước nguyên nhân chủ yếu do nhiều doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá có vốn Nhà nước chi phối <50% được xếp chuyển sang khu vực ngoài Nhà nước.

b) Sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương:

Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tháng Tám năm 2006 tăng 3,8% so tháng trước và giảm 1,5% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 8 tháng năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 10% so cùng kỳ năm trước với 13/19 ngành sản xuất tăng, trong đó có những ngành sản xuất tăng khá: chế biến thực phẩm (tăng 21,8%), sản xuất các sản phẩm từ cao su (tăng 35%), sản xuất tivi thiết bị thông tin (tăng 34,5%), sản xuất phương tiện vận tải khác (tăng 20,9%)... Có 6/19 ngành sản xuất giảm là: sản xuất trang phục (giảm 14,6%), sản xuất và sơ chế da (giảm 9%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (giảm 45,9%), sản xuất hoá chất (giảm 8,6%), sản xuất khoáng phi kim loại (giảm 16,1%) và sản xuất kim loại (giảm 15%).

c) Sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước:

Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tháng Tám năm 2006 tăng 4,1% so tháng trước và tăng 39,5% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 8 tháng năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 26,4% so cùng kỳ năm trước, trong đó công ty TNHH tư nhân tăng 16,5%, công ty cổ phần khác tăng 53,8%, HTX tăng 16,4%, hộ cá thể tăng 10,8%, còn doanh nghiệp tư nhân giảm 8,9%.

Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước hiện chiếm tỷ trọng 23,3% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội và có tốc độ tăng khá trong 8 tháng đầu năm 2006 do nhiều doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá có số vốn Nhà nước <50% chuyển sang khu vực công ty cổ phần (trong đó nhiều doanh nghiệp có qui mô lớn, sản xuất khá ổn định, sản phẩm tiêu thụ tốt cả trong nước và xuất khẩu) và trong 8 tháng có nhiều doanh nghiệp mới thành lập đi vào hoạt động làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực ngoài Nhà nước. Riêng doanh nghiệp tư nhân do qui mô sản xuất nhỏ và không ổn định nên có xu hướng sản xuất giảm. 8 tháng năm 2006 cả 14/14 quận, huyện đều có giá trị sản xuất công nghiệp tăng so cùng kỳ năm trước trong đó các quận, huyện đạt tốc độ tăng khá là: Cầu Giấy (tăng 40,7%), Thanh Trì (tăng 19,4%), Sóc Sơn (tăng 18,3%), Hoàng Mai (tăng 19,1%)...

d) Sản xuất khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tháng Tám năm 2006 tăng 13,8% so tháng trước và tăng 32,4% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 8 tháng năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,2% so cùng kỳ năm trước với 14/19 ngành sản xuất tăng trong đó có một số ngành sản xuất tăng khá: công nghiệp dệt (tăng 138%), sản xuất trang phục (61,9%), sản xuất sản phẩm bằng da (tăng 640,8%), sản xuất cao su, plastic (tăng 174,5%), sản xuất thiết bị văn phòng (tăng 112,9%), sản xuất giường tủ đồ khác (tăng 98,2%)... Có 5/19 ngành sản xuất giảm là: sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (giảm 9%), xuất bản in (giảm 98,3%), sản xuất hoá chất (giảm 42,6%), sản xuất tivi thiết bị thông tin (giảm 13,1%), sản xuất xe có động cơ (giảm 9,6%).

2. Xây dựng cơ bản

Ước thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương tháng Tám năm 2006 đạt 584 tỷ đồng, tăng 1,2% so tháng trước. Để chuẩn bị cho năm học mới 2006-2007, trong tháng 8, các ban quản lý dự án quận, huyện và đơn vị thi công đã tiến hành hoàn thiện và chuẩn bị bàn giao các công trình: trường tiểu học Đông Ngạc A (huyện Từ Liêm) với 24 phòng học, trường THCS Tứ Hiệp (Thanh Trì) với 20 phòng học, trường THCS Tân Định (công trình nhà 4 tầng, 3320m2 sàn), trường tiểu học Tân Định (4 tầng, 2734m2 sàn), trường mầm non 10-10 với 14 lớp học.

Trong tháng dự kiến sẽ khởi công nút giao thông Kim Liên.

Dự kiến 8 tháng đầu năm 2006, vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương thực hiện là 4825 tỷ đồng đạt 62,7% kế hoạch năm.

* Tiến độ thực hiện một số công trình:

+ Đường Kim Liên- Ô Chợ Dừa: Theo kế hoạch, trong tháng 8 sẽ hoàn thành công tác giải phòng mặt bằng (hiện đã phê duyệt 906/931 phương án và trả tiền đền bù cho 832/931 phương án) và tiến hành hoàn tất thủ tục di chuyển các công trình kỹ thuật đợt 2 (thoát nước, điện, thông tin).

+ Cầu Vĩnh Tuy: Các gói thầu 14-15 (đường dẫn phía quận Long Biên) hiện vẫn chưa có mặt bằng thi công do công tác đền bù, thu hồi đất tiến hành chậm. Các gói thầu 11,12,13 ở giữa sông hiện đang phải dừng thi công do nước sông lên cao. Chủ đầu tư và nhà thầu đã tranh thủ bố trí lực lượng và phương tiện thi công các gói thầu còn lại để đảm bảo tiến độ công trình đúng kế hoạch

3. Thương mại dịch vụ:

a) Nội thương: Tháng Tám năm 2006 tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 2% so tháng trước và tăng 21,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 1,9% và 23%.

Dự kiến 8 tháng năm 2006, tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội Hà Nội tăng 21,4% so cùng kỳ năm trước, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 22,7%.

b) Ngoại thương: Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội tháng Tám năm 2006 tăng 1,9% so tháng trước, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 1,8%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng 0,2% so tháng trước, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 1,4%.

Dự kiến 8 tháng năm 2006, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng 23,7% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 37,5% so cùng kỳ năm trước, kinh tế Nhà nước tăng 13,3%, kinh tế ngoài Nhà nước tăng 19,3% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 46,5%; Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 18,1%, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 14,7%, kinh tế Nhà nước tăng 19,7%, kinh tế ngoài Nhà nước tăng 8,8% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,3%.

c) Vận tải: Tháng Tám năm 2006 so tháng trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 0,7%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 1,5%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 2,8%. Số lượng hành khách vận chuyển tăng 0,5%, số lượng hành khách luân chuyển tăng 0,7%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 2%.

Dự kiến 8 tháng 2006 so cùng kỳ năm trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 8,8%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 16,3%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 19,5%. Số lượng hành khách vận chuyển tăng 8,7%, số lượng hành khách luân chuyển tăng 15,5%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 17,3%.

d) Giá cả - thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Tám năm 2006 tăng 0,71% so tháng trước, trong đó các nhóm hàng hoá đều tăng, tăng nhiều nhất là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (tăng 4,03%) do giá ga và chất đốt tăng. Chỉ số giá vàng và đôla Mỹ tháng Tám năm 2006 so tháng trước cũng tăng (vàng tăng 4,45% với mức giá phổ biến là 1,245 triệu đồng/ chỉ vàng 99,99; đôla Mỹ tăng 0,09% với mức giá phổ biến là 16028 đồng/USD).

4. Sản xuất nông nghiệp

Tính đến 15/8/2006, toàn Thành phố cấy được 23393 ha lúa mùa, đạt 100,4% so dự kiến và bằng 99,7% so cùng kỳ năm trước. Hầu hết các quận, huyện đã kết thúc gieo cấy, đang tập trung chăm sóc, làm cỏ, phòng trừ chuột và sâu bệnh phá hoại lúa. Diện tích lúa mùa được bón phân và làm cỏ đợt một là 21352 ha, đạt 91,3% diện tích đã cấy. Diện tích làm cỏ đợt hai là 15882 ha, đạt 67,9% diện tích đã cấy.

Tình hình sâu bệnh và chuột phá hoại đang phát triển mạnh trên diện tích đã cấy: Toàn Thành phố có 230 ha bị sâu cuốn lá, 70 ha bị sâu đục thân, 50 ha bị bệnh khô vằn, 100 ha bị chuột phá, 75 ha bị nạn ốc bươu vàng. Huyện bị nhiều nhất là Sóc Sơn (270 ha), Gia Lâm (100 ha), Long Biên (80 ha), Đông Anh (75 ha)… Cùng với gieo cấy và chăm sóc lúa mùa, các quận, huyện đã gieo trồng được 3665 ha rau mầu các loại, so cùng kỳ năm trước bằng 92,9%, trong đó ngô hè thu 342 ha (bằng 166%), lạc hè thu 62 ha (bằng 124%), đậu tương 684 ha (bằng 95,8%), rau các loại 1841 ha (bằng 86,1%).

Tình hình chăn nuôi phát triển chậm, ở các quận chăn nuôi có xu hướng giảm, các huyện phát triển bình ổn. Đàn lợn không tăng do giá lương thực và thức ăn gia súc đang ở mức cao. Đàn trâu giảm, đàn bò thịt và bò sữa tăng nhẹ. Hiện nay trên địa bàn Thành phố xuất hiện dịch lở mồm long móng ở xã Vạn Phúc - Thanh Trì và xã Trung Màu - Gia Lâm làm 113 con bò và 1 số con lợn mắc bệnh. Chính quyền cơ sở đã nhanh chóng bao vây, khống chế không để dịch bệnh lây lan và hiện đã chữa khỏi cho 52 con bò, nhốt cách ly 61 con để điều trị tiếp, tiêu huỷ số lợn mắc bệnh và tổ chức tiêm phòng vacxin lở mồm long móng cho gia súc ở các xã lân cận… Đàn gia cầm có xu hướng tăng nhanh ở một số huyện do sản phẩm gia cầm đang được giá nhưng do chủ trương không cho chăn nuôi gia cầm ở các quận nội thành nên tổng số đầu con gia cầm toàn Thành phố không tăng nhiều so cùng kỳ năm trước. Hiện nay, Thành phố đang tăng cường công tác tiêm phòng dịch cho đàn gia cầm và kiểm dịch việc vận chuyển gia cầm để đề phòng dịch cúm gia cầm tái phát.

Thuỷ sản: Hiện nay, các quận, huyện đang tiếp tục chăm sóc cho đàn cá, tôm đã thả. Chăn nuôi thuỷ sản chủ yếu tập trung ở các trang trại và các hộ thầu với mức độ thâm canh tăng lên do đó khả năng sản lượng cá tôm sẽ tăng hơn so cùng kỳ năm trước.

5. Các vấn đề xã hội:

* Trật tự xã hội - an toàn giao thông: 7 tháng đầu năm 2006, toàn Thành phố phát hiện và xẩy ra 4099 vụ phạm pháp hình sự (tăng 10% so cùng kỳ năm trước) với 3221 đối tượng bị bắt giữ theo luật (tăng 8,7%). Tổng số vụ buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma tuý là 1207 vụ (tăng 3%) với 1577 đối tượng bị bắt giữ (tăng 3,6%).

7 tháng đầu năm 2006 xảy ra 512 vụ tai nạn giao thông (giảm 13% so cùng kỳ năm trước) làm 238 người chết (tăng 2%) và 398 người bị thương (giảm 15%). Có 101 vụ cháy nổ xảy ra trong 7 tháng (giảm 19%) làm thiệt hại tài sản trị giá 4,26 tỷ đồng, làm 7 người chết và 28 người bị thương.

* Lao động, việc làm: Tính đến 15/7/2006, Ban chỉ đạo vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm các quận, huyện đã xét duyệt 168 dự án với số vốn vay là 18,14 tỷ đồng, duy trì và tạo việc làm cho 5000 lao động. Đến nay Thành phố đã giải quyết việc làm cho 49500 người, đạt 60,4% kế hoạch cả năm (tăng 0,2% so cùng kỳ năm trước)

Hà Nội tham gia hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc năm 2006 với kết quả giải nhì toàn đoàn (16/16 giáo viên tham gia hội thi đều đạt giải: 2 giải nhất, 8 giải nhì, 4 giải 3 và 2 giải khuyến khích).

* Chính sách xã hội: Kỷ niệm 59 năm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/2006, lãnh đạo Thành uỷ, UBND Thành phố đi thăm, tặng quà các gia đình thương binh liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu và một số đơn vị điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công, đơn vị sản xuất kinh doanh của thương bệnh binh và người tàn tật của Thành phố với tổng kinh phí là 139,6 triệu đồng, chỉ đạo phòng Lao động thương binh xã hội các quận huyện tổ chức tốt việc chuyển quà tặng của Chủ tịch nước và Thành phố tới người có công với tổng kinh phí 7692 triệu đồng. Thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên cho 41528 người có công với kinh phí 17 tỷ đồng, chi trả trợ cấp một lần với kinh phí 2267 triệu đồng.

6. Tín dụng Ngân hàng:

Dự kiến đến cuối tháng Tám năm 2006, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội tăng 2,67% so cuối tháng trước và tăng 22,26% so với cuối năm 2005, trong đó tiền gửi dân cư tăng 1,80% và 23,75%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 3,40% và 21,04%. Dư nợ cho vay tăng 2,73% so tháng trước và tăng 19,35% so với cuối năm 2005, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 3,00% và 25,21%, dư nợ trung và dài hạn tăng 2,30% và 11,03%.



Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         Lấy lại mã bảo mật