Tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng 2005 (00:00 07/12/2005)


Lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV và kết thúc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội đã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2005 với những chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt kế hoạch: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) dự kiến tăng 11,16% (kế hoạch 10,5 - 11,5%), Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng 19,6% (kế hoạch 11%), Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,4% (kế hoạch 15-16%), Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 11,97% (kế hoạch 10-11%), Kim ngạch xuất khẩu tăng 23,8% (kế hoạch 15%), Thực hiện vốn đầu tư xã hội tăng 15,4% (kế hoạch tăng 12,1%). An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân được ổn định.



 

 

 

 

 

 

1. Tổng sản phẩm nội địa (GDP)

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2005 tăng 11,16% so với năm 2004 trong đó giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp - xây dựng tăng 12,93% (đóng góp 5,01% vào mức tăng chung), của các ngành dịch vụ tăng 10,43% (đóng góp 6,1% vào mức tăng chung) và của ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng 1,65% (đóng góp 0,05% vào mức tăng chung).

Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa năm 2005 về cơ bản vẫn duy trì xu hướng của các năm gần đây với tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng là 40,89%, ngành dịch vụ là 57,37% và ngành nông lâm thuỷ sản là 1,74%.

Tốc độ tăng và cơ cấu GDP qua các năm:

2001

2002

2003

2004

2005

Tốc độ tăng GDP (%)

10,02

12,04

11,43

11,58

11,16

- Nông - lâm, thuỷ sản

1,16

7,44

2,09

-1,94

1,65

- Công nghiệp - xây dựng

9,23

13,43

17,19

13,87

12,93

- Dịch vụ

11,07

11,50

8,53

10,82

10,43

Cơ cấu GDP (theo giá hiện hành) (%)

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

- Nông - lâm, thuỷ sản

2,66

2,48

2,25

1,88

1,74

- Công nghiệp - xây dựng

36,81

37,82

40,54

40,56

40,89

- Dịch vụ

60,53

59,70

57,21

57,56

57,37

2. Sản xuất công nghiệp:

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội tháng Mười Một năm 2005 tăng 12,4% so với tháng trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 3,3% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 4,1%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 0,7%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 6,8% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 26,1%.

Dự kiến cả năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng 15,4% so với năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 6,6% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 4,1%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 16,2%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 19,3% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 24,4%.

a) Sản xuất công nghiệp Trung ương:

Giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương tháng Mười Một năm 2005 tăng 4,1% so tháng trước. Có 19/22 ngành sản xuất tăng, trong đó các ngành sản xuất tăng khá là: sản xuất đồ da (tăng 23,2%), sản xuất giường tủ, đồ khác (tăng 23,4%), sản xuất xe có động cơ (tăng 22%), chế biến gỗ lâm sản (tăng 19,6%)... 3/22 ngành sản xuất giảm là: sản xuất thuốc lá (giảm 2,8%), xuất bản in (giảm 1,3%) và sản xuất phân phối điện (giảm 0,6%).

Dự kiến cả năm 2005 so năm trước, giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương tăng 4,1% với 11/22 ngành sản xuất tăng: khai thác than (tăng 22,3%), chế biến thực phẩm (tăng 23,8%), sản xuất thuốc lá (tăng 21,6%), sản xuất trang phục (tăng 3,8%), xuất bản in (tăng 9,3%), hoá chất (tăng 5,1%), sản xuất sản phẩm bằng kim loại (tăng 9,1%), chế tạo thiết bị máy móc (tăng 6,5%), sản xuất thiết bị điện (tăng 10,2%), sản xuất giường tủ đồ khác (tăng 29,1%), sản xuất phân phối điện (tăng 12%)... 11/22 ngành sản xuất giảm là: khai thác đá mỏ khác (giảm 10,1%), công nghiệp dệt (giảm 6,4%), sản xuất đồ da (giảm 65,9%), chế biến gỗ lâm sản (giảm 41,9%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (giảm 62,9%), sản xuất cao su plastic (giảm 17,1%), sản xuất khoáng phi kim loại (giảm 10,3%), sản xuất tivi thiết bị thông tin (giảm 5,1%), sản xuất xe có động cơ (giảm 12,1%), sản xuất phương tiện vận tải khác (giảm 4,1%). Nguyên nhân của sản xuất công nghiệp Trung ương năm 2005 có tốc độ tăng thấp hoặc giảm so năm 2004 là do giá vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng đột biến, tình hình điện năng tháng 6, tháng 7 thiếu trầm trọng, sản xuất lệ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm bị hạn chế. Ngoài ra còn có nguyên nhân là một số doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang cổ phần hoá, vốn Nhà nước chi phối <50% và số doanh nghiệp này được tính vào doanh nghiệp ngoài Nhà nước nên so sánh cùng kỳ tăng chậm hoặc giảm sút.

Năm 2005, có 39/144 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Trung ương có đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, trong đó có những công ty đầu tư khá là: Công ty Than nội địa (156 tỷ đồng), Công ty ô tô 3/2 (35 tỷ đồng), Công ty Thiết bị bưu điện (22 tỷ đồng), Công ty Dệt vải công nghiệp (18 tỷ đồng), Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự (17 tỷ dồng)...

b) Sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương:

Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tháng Mười Một năm 2005 tăng 0,7% so tháng trước và tăng 12,1% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến cả năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 16,2% so năm trước với 16/20 ngành sản xuất tăng trong đó có những ngành sản xuất tăng khá: chế biến thực phẩm (tăng 41,1%), sản xuất thiết bị điện (tăng 38,8%), sản xuất các sản phẩm từ kim loại (tăng 24,6%), khai thác than (tăng 23,9%) sản xuất hoá chất (tăng 21,6%), xuất bản in (tăng 20,5%)... Bốn ngành sản xuất giảm là: sản xuất trang phuc (giảm 0,2%), sản xuất khoáng phi kim loại (giảm 8,2%), sản xuất xe có động cơ (giảm 21%) và sản xuất kim loại (giảm 67,2%).

Năm 2005, có 14 doanh nghiệp công nghiệp địa phương có đầu tư nâng cao năng lực sản xuất trong đó có các công ty đầu tư khá là: Công ty Dệt 19/5 (30 tỷ đồng), Công ty Xích líp Đông Anh (33, 8 tỷ đồng), Công ty Khoá Việt Tiệp (8 tỷ đồng), Công ty Dệt Mùa Đông (9, 3 tỷ đồng), Công ty Dệt Minh Khai (5, 2 tỷ đồng)... Một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp địa phương gặp khó khăn kéo dài trong sản xuất, sản phẩm tiêu thụ chậm, sản phẩm tồn kho kéo dài ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất: Công ty Dệt kim Hà Nội, Công ty Kỹ thuật điện thông và một số doanh nghiệp sản xuất gạch ngói...

c) Sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước:

Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tháng Mười Một năm 2005 tăng 6,8% so tháng trước và tăng 19,4% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến cả năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 19,3% so năm trước, trong đó công ty TNHH tư nhân tăng 21,6%, công ty cổ phần khác tăng 23,1%, doanh nghiệp tư nhân tăng 7,5%, HTX tăng 11,5%, hộ cá thể tăng 9,5%. Có 16/20 ngành sản xuất tăng so năm 2004, trong đó có một số ngành sản xuất tăng khá: chế biến thực phẩm (tăng 29,2%), xuất bản in (tăng 22,5%), sản xuất hoá chất (tăng 21,2%), sản xuất khoáng phi kim loại (tăng 48,1%), sản xuất sản phẩm bằng kim loại (tăng 25,1%), sản xuất xe có động cơ (tăng 33,4%), sản xuất giường tủ đồ khác (tăng 30,5%)... Bốn ngành sản xuất giảm là: chế tạo thiết bị máy móc (giảm 1%), sản xuất dụng cụ chính xác (giảm 20,4%), sản xuất phương tiện vận tải khác (giảm 84,1%), tái chế (giảm 3,6%).

Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước của 14 Quận, Huyện đều tăng so năm 2004 trong đó các Quận, Huyện có tốc độ tăng khá là: Ba Đình (tăng 23,7%), Sóc Sơn (tăng 21,5%), Cầu Giấy (tăng 21,3%), Hoàng Mai (tăng 20,1%)…

d) Sản xuất khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tháng Mười Một năm 2005 tăng 26,1% so tháng trước và tăng 15,8% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến cả năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 24,4% so năm trước, với 15/19 ngành sản xuất tăng, trong đó có những ngành sản xuất tăng khá: sản xuất hoá chất (tăng 142,3%), sản xuất thiết bị văn phòng (tăng 128,6%), sản xuất cao su plastic (tăng 68,5%), sản xuất sản phẩm bằng kim loại (tăng 50,3%), sản xuất giường tủ đồ khác (tăng 39,6%)... Bốn ngành sản xuất giảm: công nghiệp dệt (giảm 88,7%), sản xuất trang phục (giảm 1%), xuất bản in (giảm 12,1%), sản xuất dụng cụ chính xác (giảm 1,3%). Các công ty có qui mô lớn sản xuất tăng cao là: Công ty Dược phẩm Braun (tăng 188,4%), Công ty Sứ vệ sinh INAX Giảng Võ (tăng 12%), Công ty Parker Brocessing (tăng 74%), Công ty Canon Việt Nam (tăng 64%), Công ty Sumi Hanel (tăng 27,9%), Công ty Daewoo Motor Company (tăng 60%), Công ty Hino Motor Vietnam (tăng 75%), Công ty Denso (tăng 167,6%)...

3. Xây dựng cơ bản

* Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương tháng Mười Một năm 2005 ước đạt 467 tỷ đồng (xây lắp 264 tỷ đồng, thiết bị 42 tỷ đồng) tăng 23,5% so tháng trước, tăng 10,8% so cùng kỳ năm trước và đạt 13,6% kế hoạch năm 2005. Trong tháng, dự kiến khởi công đường giao thông tại khu vực Đền sóc (Sóc Sơn).

Dự kiến cả năm 2005, vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương đạt 4000 tỷ đồng tăng 19,7% so năm trước, tăng 16,4% so kế hoạch cả năm.

* Tiến độ một số công trình dự án:

+ Nút giao thông Ngã Tư Sở: Đã đổ bê tông xong đài cọc trụ P4, hiện đang tiến hành lắp dựng cốp pha, cốt thép trụ P4; đặt cốt thép, cáp dự ứng lực và gối cầu nhịp A2 - P8; đổ đá lót các trụ P2, P5. Các đốt hầm A1 - A2 đã hoàn thành việc đổ bê tông, hoàn thành việc đổ bê tông cửa hầm C, đang đóng cọc cừ để thi công cửa hầm D. Đến nay đã cơ bản hoàn thành việc trả tiền đền bù và thu hồi đất của 262 phương án của đợt 3, ngoài ra đang xem xét một số phương án bổ sung. Phấn đấu hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng của dự án nút giao thông ngã Tư Sở trong tháng Mười Một năm 2005.

+ Đường vành đai 1 (Kim Liên - Ô Chợ Dừa): Hiện đang tiến hành rà phá bom mìn đợt 1 với chiều dài gần 400 m. Tuy nhiên do công tác khảo sát trước đây chưa được đầy đủ nên chủ đầu tư đang tiến hành khảo sát lại, vì vậy việc thi công của dự án này bị chậm. Hiện nay hội đồng giải phóng mặt bằng quận Đống Đa đã phê duyệt được 557/910 phương án đền bù, hỗ trợ cho các hộ dân của 2 phường Nam Đồng và Phương Liên. Về cơ bản, chủ đầu tư đã chuẩn bị đủ nhà tái định cư cho kế hoạch giải phóng mặt bằng năm 2005.

* Tổng vốn đầu tư xã hội: Dự kiến cả năm 2005 đạt 32500 tỷ đồng, tăng 15,4% so năm trước. Trong đó vốn trong nước là 28000 tỷ đồng (chiếm 86,2%), vốn ngoài Nhà nước 4500 tỷ đồng (chiếm 13,8%). Vốn đầu tư của Nhà nước tăng 17,24%, vốn doanh nghiệp Nhà nước tự đầu tư tăng 7,07%, vốn các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đầu tư tăng 19,67%, vốn dân tự đầu tư tăng 5,88%.

* Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Dự kiến năm 2005 Hà Nội có thêm 152 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép và bổ sung vốn tăng 42% so năm 2004, tăng 52% so kế hoạch năm 2005 với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1, 8 tỷ USD tăng gấp 7 lần so năm 2004 và tăng 94% so với kế hoạch năm 2005. Vốn đầu tư thực hiện đạt 350 triệu USD tăng 30% so năm 2004. Năm 2005, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội có nhiều ưu điểm nổi bật và là đơn vị dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đó là do môi trường đầu tư chung của cả nước được cải thiện, thông thoáng hơn với các chính sách ngày càng cởi mở hơn; việc đẩy nhanh quá trình gia nhập WTO cùng với chỉnh sửa toàn bộ hệ thống luật pháp theo thông lệ quốc tế ngày càng làm cho môi trường đầu tư chung hấp dẫn hơn, các nhà đầu tư lớn quan tâm đến Việt Nam, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội hơn. Mặt khác Hà Nội có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài vì vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối giao thông trong nước và quốc tế, là trung tâm đầu não chính trị, hành chính của cả nước, trung tâm khoa học - giáo dục - y tế - kinh tế của cả nước. Chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh trật tự an toàn xã hội tốt... Thành phố Hà Nội lại có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư trong năm 2005: đẩy mạnh cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, tăng cường phối hợp các cơ quan liên quan, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính khoảng 20 - 30%; tăng cường phối hợp, trao đổi với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp để rà soát, kịp thời giải quyết những vướng mắc tồn đọng cho các dự án đầu tư nước ngoài; tiếp tục xây dựng mở rộng một số khu công nghiệp để tạo mặt bằng kêu gọi đầu tư; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư: Nhật Bản - Hàn Quốc - Trung Quốc - Châu Âu, nghiên cứu thành lập hai văn phòng đại diện tại Pháp và Mỹ, tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ kết hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch.

4. Thương mại dịch vụ:

* Nội thương: Tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn Hà Nội tháng Mười Một năm 2005 tăng 2,9% so tháng trước, trong đó bán lẻ tăng 2,7% so tháng trước.

Dự kiến cả năm 2005, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội Thành phố Hà Nội tăng 24,2% so năm trước, trong đó bán lẻ tăng 21,89% (tăng 13,6% nếu loại trừ yếu tố giá).

* Ngoại thương:Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội tháng Mười Một năm 2005 giảm 2,4% so tháng trước, trong đó xuất khẩu địa phương giảm 5,1%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng 1,3% so tháng trước trong đó nhập khẩu địa phương giảm 0,6%.

Dự kiến cả năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nồi tăng 23,8%, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 37,1%. Chia theo thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước tăng 14%, kinh tế ngoài Nhà nước tăng 17,6% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 48,9%. Một số ngành hàng xuất khẩu tăng khá là: máy in phun (Công ty Canon Vietnam) tăng 104,7%, hàng xăng dầu (tạm nhập, tái xuất) tăng 51,8%, hàng điện tử tăng 23,1%... Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn năm 2005 tăng 21% so năm trước, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 26,4%. Chia theo thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước tăng 18,4%, kinh tế ngoài Nhà nước tăng 17,2%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 40,7%.

* Du lịch: Tháng Mười Một năm 2005, khách quốc tế vào Hà Nội khoảng 86 ngàn lượt khách, không tăng so tháng trước, tăng 25% so cùng kỳ. Khách nội địa vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng 15-17% so cùng kỳ.

Dự kiến cả năm 2005, có hơn 1 triệu khách quốc tế và khoảng 3, 7 triệu lượt khách nội địa đến Hà Nội (khách đến tăng 15%), doanh thu du lịch xã hội tăng từ 20-22%.

* Giá cả - thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Mười Một năm 2005 so tháng trước tăng 1,08%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,9% còn đa số các nhóm hàng khác đều dao động tăng lên chút ít, (không có nhóm nào giảm). Chỉ số giá vàng tháng Mười Một năm 2005 tăng 1,12%. Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,08%.

Dự kiến cả năm 2005: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Mười Hai năm 2005 so tháng Mười Hai năm trước tăng 9 - 9,5%; chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2005 tăng 7,3 - 7,5% so năm 2004. Nguyên nhân tăng giá là do: Thứ nhất, đầu năm và cuối năm, dịch cúm gia cầm làm hẫng hụt một lượng thực phẩm lớn (lại đúng vào dịp có nhiều ngày lễ, tết, cúng giỗ, cưới hỏi nhu cầu tiêu dùng thịt gia cầm lớn) dẫn đến phản ứng dây chuyền làm hàng loạt giá thực phẩm khác tăng lên. Thứ hai, giá xăng dầu điều chỉnh tăng liên tiếp ba đợt trong năm (tăng gần 20% so đầu năm) ảnh hưởng đến hầu hết mọi ngành kinh tế. Thứ ba, giá nhập khẩu nhiều vật tư, nguyên liệu rất cao làm giá thành sản phẩm trong nước bị ảnh hưởng lớn. Thứ tư, việc điều chỉnh tiền lương cũng tác động không nhỏ tới giá cả thị trường, làm giá thị trường tăng lên.

* Vận tải: Tháng Mười Một năm 2005 so tháng trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 2%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 3,1%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 2,8%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 4,5%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 3,9% và doanh thu vận chuyển hành khách tăng 4,2%.

Dự kiến cả năm 2005, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 14,9%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 19,8%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 20,9%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 21,3%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 20,6%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 27,1%. Hoạt động vận tải năm 2005 nổi lên vẫn là hoạt động giao thông công cộng bằng xe buýt: một số tuyến xe buýt do công ty tư nhân thắng thầu ở các tuyến ngoại thành và liên tỉnh đi vào hoạt động đánh dấu một nhân tố mới trong hoạt động vận tải công cộng. Ước tính cả năm 2005, vận tải xe buýt được 300 triệu lượt hành khách, tăng 20% so năm 2004.

* Bưu chính viễn thông:

- Bưu chính: doanh thu bưu chính tháng Mười Một ước đạt 11, 9 tỷ đồng tăng 1,2% so tháng trước và tăng 22,8% so cùng kỳ.

Dự kiến cả năm 2005 doanh thu bưu chính đạt 128D, 9 tỷ đồng tăng 22,4% so năm trước.

- Viễn thông: Uớc tính tháng Mười Một có 19, 1 ngàn thuê bao điện thoại mới, 2200 thuê bao Internet mới, doanh thu viễn thông đạt 235 tỷ đồng tăng 0,5% so tháng trước và tăng 3% so cùng kỳ .

Dự kiến cả năm 2005 có 227 ngàn thuê bao điện thoại (trong đó 65% thuê bao di động), 14518 thuê bao Internet. Doanh thu ước đạt 2570 tỷ đồng tăng 2,9% so năm 2004. Năm 2005 có thêm 2 doanh nghiệp được cấp giấy phép thiết lập mạng di động (Công ty viễn thông Hà Nội và Công ty viễn thông Điện lực) nâng tổng số nhà cung cấp di động ở Việt Nam lên 6 đơn vị. Sự cạnh tranh giữa các hãng kinh doanh mạng điện thoại di động đã theo hướng ngày càng có lợi cho người tiêu dùng.

5. Sản xuất nông nghiệp

* Sản xuất vụ mùa và vụ đông 2005: đến nay toàn Thành phố đã thu hoạch được 24022 ha lúa mùa, đạt 99,54% diện tích lúa đã cấy, chỉ còn 112 ha lúa mùa muộn của Đông Anh và Long Biên chưa thu hoạch.

Sau khi thu hoạch lúa mùa, các huyện đã khẩn trương làm đất và gieo trồng cây vụ Đông. Đến 14/11/2005 tiến độ gieo trồng cây vụ Đông: diện tích gieo trồng cây vụ đông là 9836 ha (bằng 99,7% so cùng kỳ năm trước), trong đó ngô 5544 ha (bằng 103,9%), khoai lang 1112 ha (bằng 104,6%), đậu tương 349 ha (bằng 171,1%), lạc 343 ha (bằng 113,6%), rau các loại 2347 ha (bằng 89,5%)... Diện tích cày ải là 7500 ha đạt 35% diện tích sẽ gieo cấy.

* Chăn nuôi: Đàn trâu§, bò, lợn vẫn phát triển ổn định, đàn gia cầm đang gặp khó khăn do dịch cúm gia cầm đã tái phát ở một số tỉnh (Thành phố Hà Nội có một số địa bàn như Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động, Giáp Bát có xuất hiện gà chết nhưng kết quả xét nghiệm là âm tính với virút H5N1). Các quận, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm, có kế hoạch triển khai, tuyên truyền rộng rãi trong toàn Thành phố và tiến hành theo dõi, quản lý chặt chẽ, phát hiện kịp thời khi dịch xuất hiện. Đến nay toàn Thành phố đã tiêm phòng cho trên 5, 5 triệu gia cầm (74% số gia cầm hiện có) và chủ trương tiêu huỷ toàn bộ số gia cầm ở các Quận . Từ đầu năm tới nay toàn Thành phố đã chi 45 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.

* Dự kiến giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2005tăng 2,56% so năm trước, trong đó trồng trọt giảm 2,7%, chăn nuôi tăng 9,25%, dịch vụ nông nghiệp tăng 27,85%, thuỷ sản tăng 1,24%, lâm nghiệp giảm 5,6%. Sản lượng lúa giảm 4,11% (giảm 8241 tấn) do diện tích gieo cấy giảm 5,12% (giảm 2430 ha); sản lượng ngô giảm 3,2% (giảm 863 tấn) do năng suất ngô năm 2005 thấp hơn 4,98% (giảm 1, 55 t ạ/ha); diện tích rau các loại giảm 7,77% (giảm 684 ha) làm sản lượng rau giảm 5,84% (giảm 9352 tấn).

6. Tình hình trật tự - an toàn xã hội

Tổng số vụ phạm pháp hình sự đã phát hiện và xẩy ra trong tháng Mười năm 2005 là 589 vụ (tăng 4% so tháng trước) với 436 đối tượng bị bắt giữ theo luật (giảm 0,2% so tháng trước, giảm 0,5% so cùng kỳ năm trước).

Tổng số vụ tai nạn giao thông đã xẩy ra trong tháng Mười năm 2005 là 85 vụ (giảm 19% so tháng trước và 17% so cùng kỳ năm trước), làm 45 người chết (giảm 13% so tháng trước và 14% so cùng kỳ năm trước), làm 58 người bị thương (giảm 32% so tháng trước và giảm 24% so cùng kỳ năm trước).

Trong tháng Mười năm 2005 xảy ra 18 vụ cháy nổ (giảm 1 vụ so cùng kỳ năm trước), tổng giá trị tài sản thiệt hại là 890 triệu đồng, làm bị thương 1 người (không có người chết).

Trong tháng Mười năm 2005, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 7500 lao động. Tính đến 15/10/2005, Ban chỉ đạo vay vốn quĩ quốc gia giải quyết việc làm các Quận, Huyện đã xét duyệt 475 dự án với tổng số vốn 45, 3 tỷ đồng, duy trì và tạo việc làm cho 10710 lao động. Trong tháng Mười năm 2005 đã cấp 3390 bằng và 2747 chứng chỉ nghề cho các cơ sở đào tạo nghề trên toàn Thành phố.

7. Tài chính - Tín dụng:

* Thu chi ngân sách: Dự kiến thu ngân sách trên địa bàn năm 2005 đạt 30612 tỷ đồng vượt 7,8% so với dự toán, tăng 19,6% so năm 2004, trong đó thu nội địa vượt 4,9%, tăng 21,1%, thu hải quan vượt 33,9%, tăng 9,9%. Một số khoản thu tăng khá như: thu thuế công thương nghiệp tăng 32%, thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 26,7%... Chi ngân sách địa phương ước đạt 11170 tỷ đồng bằng 136,1% dự toán năm 2005, tăng 60,9% so năm 2004 trong đó chi xây dựng cơ bản chiếm 62,1%, chi thường xuyên chiếm 29,8%. Chi ngân sách đã bảo đảm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm phục vụ hoạt động của các cấp, các ngành.

* Tín dụng - Ngân hàng: Dự kiến đến cuối tháng 11/2005 tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội tăng 1,2% so tháng trước và tăng 18,0% so cuối năm 2004, trong đó tiền gửi dân cư tăng 2,1% và tăng 18,3%, tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng 0,6% và 17,8%. Dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại đến hết tháng 11/2005 đạt 54,2% tổng nguồn vốn huy động tăng 1,6% so tháng trước, tăng 17,1 % so cuối năm 2004, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 2,4% và tăng 22,9%, dư nợ trung và dài hạn tăng 0,6% và 10,7%.

Ước tính đến 31¦ /12/2005 tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội tăng 19,2% so cuối năm 2004, trong đó tiền gửi dân cư tăng 23,8% và tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng 15,9%. Dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại tăng 20,6%, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 28,4%, dư nợ trung và dài hạn tăng 12,0%.



Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         Lấy lại mã bảo mật