Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng Ba và dự kiến Quý I năm 2006 (00:00 20/04/2006)


Năm 2006 là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 và là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV. Phát huy những kết quả đã đạt được của năm 2005, với tinh thần phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ kinh tế xã hội của Thành phố năm 2006 và lập thành tích chào mừng những ngày kỷ niệm lớn trong năm, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội Quí I năm 2006 tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 10%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,2%, vốn đầu tư xã hội tăng 10,8%, tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ tăng 19,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng 18,9%... Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, đời sống của nhân dân tiếp tục được chăm lo cải thiện.



Năm 2006 là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 và là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV. Phát huy những kết quả đã đạt được của năm 2005, với tinh thần phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ kinh tế xã hội của Thành phố năm 2006 và lập thành tích chào mừng những ngày kỷ niệm lớn trong năm, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội Quí I năm 2006 tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 10%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,2%, vốn đầu tư xã hội tăng 10,8%, tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ tăng 19,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng 18,9%... Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, đời sống của nhân dân tiếp tục được chăm lo cải thiện.

1. Tổng sản phẩm nội địa (GDP)

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn Hà Nội quí I năm 2006 tăng 10% so cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp xây dựng vẫn duy trì được mức tăng khá với giá trị tăng thêm tăng 12% (đóng góp 5,4% vào mức tăng chung), các ngành dịch vụ có giá trị tăng thêm tăng 8,9% (đóng góp 4,7% vào mức tăng chung). Ngành nông lâm thuỷ sản do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và tốc độ đô thị hoá cao làm diện tích gieo trồng cây vụ đông giảm nên giá trị tăng thêm giảm 3,1% (làm giảm 0,1% mức tăng chung).

Tốc độ tăng GDP quí I so cùng kỳ năm trước 1 số năm như sau:

2002

2003

2004

2005

2006

Tốc độ tăng GDP (%)

9,7

9,8

9,4

10,5

10,0

- Nông - lâm, thuỷ sản

2,2

1,8

-0,2

3,8

-3,1

- Công nghiệp - xây dựng

18,2

13,2

16,3

13,9

12,0

- Dịch vụ

5,8

8,1

4,9

8,2

8,9

2. Sản xuất công nghiệp:

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội tháng Ba năm 2006 tăng 23,2% so với tháng trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 15,8% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 19%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 7,1%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 10,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 40,8%.

Dự kiến quí I năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng 17,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 7,2% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 4,4%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 16,8%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 16,8% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 31,2%.

a) Sản xuất công nghiệp Trung ương:

Giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương tháng Ba năm 2006 tăng 19% so tháng trước và tăng 7,3% so cùng kỳ năm trước . Có 14/22 ngành sản xuất tăng so cùng kỳ, trong đó có những ngành chiếm tỷ trọng cao đạt mức tăng khá: chế biến thực phẩm tỷ trọng 12,7% tăng 17,6%, hoá chất tỷ trọng 9,7% tăng 13,6%, sản xuất thiết bị điện tỷ trọng 13,3% tăng 22,7%, sản xuất và phân phối điện tỷ trọng 13,5% tăng 8,3%...

Dự kiến quí I năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương tăng 4,4% so cùng kỳ năm trước với 14/22 ngành sản xuất tăng là: khai thác than (tăng 11,6%), chế biến thực phẩm (tăng 21,6%), sản xuất trang phục (tăng 10,2%), chế biến gỗ lâm sản (tăng 71,8%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (tăng 93%), xuất bản in (tăng 11,4%), hoá chất (tăng 5,8%), sản xuất sản phẩm bằng kim loại (tăng 30,1%), chế tạo thiết bị máy móc (tăng 11,7%), sản xuất thiết bị điện (tăng 16,2%), sản xuất phương tiện vận tải khác (tăng 16%), sản xuất phân phối điện (tăng 9,1%), sản xuất giường tủ đồ khác (tăng 19,4%)... 8/22 ngành sản xuất giảm so cùng kỳ là: khai thác đá mỏ khác (giảm 74,3%), sản xuất thuốc lá (giảm 5,9%), dệt (giảm 1,2%), sản xuất đồ da (giảm 15,9%), sản xuất cao su plastic (giảm 12,5%), sản xuất khoáng phi kim loại (giảm 11,3%) và sản xuất tivi thiết bị thông tin (giảm 5,2%). Các doanh nghiệp sản xuất tăng khá do có đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất và có thị trường tiêu thụ tốt là: Công ty Rượu Hà Nội (tăng 137%), Công ty May 10 (tăng 22%), Công ty In và văn hoá phẩm (tăng 63,5%), Công ty Hoá chất Đức Giang (tăng 36,6%), Công ty Cơ khí Cổ Loa (tăng 45,2%), Công ty chế tạo động cơ Việt Hung (tăng 47,7%), Công ty thiết bị đo điện (tăng 26,4%), Công ty Bóng đèn Rạng Đông (tăng 22,3%)...

b) Sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương:

Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tháng Ba năm 2006 tăng 7,1% so tháng trước và tăng 4,7% so cùng kỳ năm trước. Có 10/19 ngành sản xuất tăng so cùng kỳ, trong đó một số ngành sản xuất tăng khá là: sản xuất các sản phẩm từ cao su (tăng 33%), sản xuất kim loại (tăng 43,6%), sản xuất các sản phẩm từ kim loại (tăng 31,8%), sản xuất tivi thiết bị thông tin (tăng 15,1%), sản xuất phương tiện vận tải khác (tăng 25,8%), sản xuất giường tủ bàn ghế (tăng 27,1%)... Có 9/19 ngành sản xuất giảm, trong đó có những ngành tỷ trọng lớn giảm là: chế biến thực phẩm (giảm 26%), dệt (giảm 8%), sản xuất trang phục (giảm 37,6%), sản xuất da (giảm 12,4%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (giảm 52,5%)...

Dự kiến quí I năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 16,8% so cùng kỳ năm trước với 13/19 ngành sản xuất tăng, trong đó có những ngành tỷ trọng lớn, sản xuất tăng khá: sản xuất sản phẩm từ cao su (tăng 35,5%), sản xuất các sản phẩm bằng kim loại (tăng 43,5%), sản xuất thiết bị điện (tăng 42,5%), sản xuất phương tiện vận tải khác (tăng 35,7%), sản xuất tivi thiết bị thông tin (tăng 19,8%)... Có 6/19 ngành sản xuất giảm là: khai thác than (giảm 2,7%), chế biến thực phẩm (giảm 3,8%), sản xuất trang phục (giảm 21,3%), sản xuất da (giảm 12,4%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (giảm 37,4%), sản xuất hoá chất (giảm 4,8%). Các doanh nghiệp sản xuất tăng khá do chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, bổ sung thêm dây chuyền sản xuất kinh doanh là: Công ty Dệt 19/5, Công ty khoá Việt Tiệp, Công ty Kim khí Thăng Long...

c) Sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước:

Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tháng Ba năm 2006 tăng 10,5% so tháng trước và tăng 10,7% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến quí I năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 16,8% so cùng kỳ năm trước, trong đó công ty TNHH tư nhân tăng 17,1%, công ty cổ phần tăng 23,8%, HTX tăng 6,5%, hộ cá thể tăng 10,7% và doanh nghiệp tư nhân giảm 9,7%.

Quí I năm 2006, sản xuất công nghiệp ở 14 quận, huyện đều tăng so cùng kỳ, trong đó các quận, huyện đạt mức tăng khá hơn là: Sóc Sơn (tăng 22,4%), Cầu Giấy (tăng 21,6%), Hoàng Mai (tăng 20,5%), Long Biên (tăng 18,3%), Ba Đình (tăng 18,2%)... Các doanh nghiệp có sản xuất đạt tốc độ tăng khá là: HTX nhựa Song Long, DNTN Xuân Kiên, Công ty TNHH Hiệp Hưng, Công ty Nam Hoà, Công ty Hoà Phong, Công ty Nhật Linh, Công ty Kova, Công ty Vifo... Sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước một số năm gần đây đạt tốc độ tăng cao, một phần còn do hàng năm nhiều công ty cổ phần từ doanh nghiệp Nhà nước có vốn Nhà nước <50% chuyển sang loại hình này (các công ty này có qui mô khá lớn và sản xuất khá ổn định).

d) Sản xuất khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tháng Ba năm 2006 tăng 40,8% so tháng trước và tăng 6% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến quí I năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 31,2% so cùng kỳ với 15/20 ngành sản xuất tăng, trong đó có những ngành tỷ trọng lớn, đạt tốc độ tăng khá: sản xuất thiết bị văn phòng tỷ trọng 17,9% tăng 78%, sản xuất phương tiện vận tải khác tỷ trọng 33,9% tăng 48,9%, sản xuất khoáng phi kim loại tỷ trọng 4% tăng 58,8%, sản xuất kim loại tỷ trọng 4% tăng 49,8% ... Hai ngành có tỷ trọng lớn, sản xuất giảm là sản xuất tivi thiết bị thông tin (giảm 6,7%) và sản xuất xe có động cơ (giảm 9,3%) là do đầu năm một số doanh nghiệp chưa có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và 2 công ty lớn sản xuất ô tô (Daewoo và ô tô Hoà Bình) lượng xe sản xuất giảm mạnh và xe tiêu thụ cũng đang gặp khó khăn.

3. Xây dựng cơ bản

* Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương: tháng Ba năm 2006 ước đạt 685 tỷ đồng (xây lắp 412 tỷ đồng, thiết bị 3, 5 tỷ đồng) bằng 196,8% so tháng trước, bằng 221,6% so cùng kỳ năm trước và đạt 8,9% kế hoạch năm 2006.

Dự kiến vốn đầu tư xây dựng cơ bản quí I năm 2006 đạt 1596 tỷ đồng (xây lắp 965 tỷ đồng, thiết bị 6, 7 tỷ đồng) bằng 236,4% so cùng kỳ năm trước và đạt 20,9% kế hoạch năm 2006.

* Tiến độ một số công trình dự án:

+ Nút giao thông Ngã Tư Sở: Đến nay, hạng mục cầu vượt đang được tập trung thi công khẩn trương, sau khi đã đổ bê tông xong 5/9 nhịp cầu vượt, các nhà thầu đang khẩn trương thi công các nhịp còn lại, phấn đấu hoàn thành cầu vượt trước ngày 19/5/2006 (vượt dự kiến 3 tháng). Đối với hạng mục hầm bộ hành, đã thi công xong các đốt hầm C1 -C2-C4-C5-C6 và A1 -A2; hiện đang thi công đốt hầm C7.

+ Đường vành đai 1 (Kim Liên - Ô Chợ Dừa): Hiện nay các nhà thầu đang thi công đoạn từ đường Phạm Ngọc Thạch đến mương Chẹm dài 480m, việc xử lý nền đất yếu, thi công nền đường và các hạng mục hạ tầng khác đang được thực hiện khẩn trương. Đến nay, Chủ đầu tư và Hội đồng giải phóng mặt bằng quận Đống Đa đã chi trả tiền đền bù được 495/923 phương án của 2 phường NamĐồng và Phương Liên. Dự kiến đến tháng 4/2006, sẽ hoàn thành việc giải phóng mặt bằng các hộ dân thuộc phường Phương Liên, đến tháng 7/2006 hoàn thành giải phóng mặt bằng các hộ dân thuộc phường Nam Đồng. Chủ đầu tư đã hoàn thành việc tiếp nhận 240 căn hộ tái định cư để phục vụ giải phóng mặt bằng đợt 3.

- Dự án cầu Vĩnh Tuy: Các gói thầu thi công các trụ vượt đã cơ bản hoàn thành việc khoan cọc nhồi, đã thi công được 13/55 bệ thân trụ, đã đúc được 113/387 phiến dầm. Đối với gói thầu xây dựng cầu dẫn và tuyến đường đầu cầu phía Vĩnh Tuy đã thi công được 127/347 cọc khoan nhồi. Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã cơ bản hoàn thành. Trên địa bàn quận Long Biên hiện đã hoàn thành điều tra cơ bản 439 hộ dân có đất thổ cư và chi trả tiền đền bù được 162 hộ.

- Công tác tu bổ đê, kè 2006: §ến nay toàn bộ các gói thầu tu bổ đê kè năm 2006 đều đã được triển khai thi công, khối lượng đắp đê đã thực hiện được 63335 m2 đạt 48,5% đạt kế hoạch trong đó có 2 gói thầu đã hoàn thành bàn giao (đắp cỏ đê Thượng thanh và đắp tầng phủ Liên Mạc).

* Đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Dự kiến quý I năm 2006, thu hút được 32 dự án (bằng 103% so cùng kỳ) với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 482 triệu USD bằng 52% so cùng kỳ (do tháng 2/2005, có dự án lớn là dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh mạng điện thoại di động CDMA - 656 triệu USD được cấp phép). So với kế hoạch định hướng 2006, số dự án đạt 19% và số vốn đầu tư đăng ký đạt 53% kế hoạch cả năm.

* Tổng vốn đầu tư xã hội:trên địa bàn Hà Nội quý I năm 2006 dự kiến đạt 6350 tỷ đồng, tăng 10,8% so cùng kỳd trong đó vốn đầu trong nước là 5300 tỷ đồng (chiếm 83,5%) và vốn ngoài nước là 1050 tỷ đồng (chiếm 16,5%). Vốn đầu tư của nhà nước tăng 10%, vốn doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư tăng 5%, vốn của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng 16,7%, vốn dân tự đầu tư tăng 6,1%.

4. Thương mại dịch vụ:

* Nội thương: Tháng Ba năm 2006 tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội tăng 1,9% so tháng trước và tăng 22,9% so cùng kỳ năm trướcd trong đó bán lẻ tăng 1,6% so tháng trước và tăng 24,3% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến quý I năm 2006, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội tăng 19,8% so cùng kỳ năm trước, trong đó bán lẻ tăng 20,9%. Ngành nội thương Hà Nội quý I năm 2006 đạt tốc độ tăng cao như vậy là do nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên đáng kể so các năm trước, hàng hoá trong nước phong phú, có chất lượng cao đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùngd đặc biệt các cơ sở kinh doanh dịch vụ (nhất là các ngành dịch vụ mới) được phát triển ngày càng caod thu hút người dân tham gia sử dụng dịch vụ.

* Ngoại thương: Tháng Ba năm 2006 so tháng trước trên địa bàn Hà Nội, kim ngạch xuất khẩu tăng 3,6%, kim ngạch nhập khẩu tăng 2,8%, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 4%, nhập khẩu địa phương tăng 2,7%.

Dự kiến quý I so cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu tăng 18,9%, kim ngạch nhập khẩu tăng 14,4% trong đó, xuất khẩu địa phương tăng 30,4%, nhập khẩu địa phương tăng 15,4%. Mặt hàng xuất khẩu tăng chủ yếu là máy in phun (tăng 58,3%), hàng dệt may (tăng 22,1%), hàng điện tử (tăng 21,4%), xăng dầu tạm nhập tái xuất (tăng 50,3%), hàng khác (tăng 32,3%... . Hoạt động xuất khẩu của Hà Nội quý I năm 2006 có xu hướng tăng khá, chủ yếu do một số dự án đầu tư của nước ngoài đã sản xuất ổn định và tìm được thị trường xuất khẩu cho sản phẩm đầu ra, xong hàng nông sản vốn là mặt hàng chủ lực xuất khẩu, thì quý I năm 2006 do khó khăn về thị trường nên gạo, rau quả xuất khẩu được ít, chè xuất khẩu bị ảnh hưởng của giá thế giới đang xuống, các mặt hàng nông sản khác bị thiếu nguồn hàng làm xuất khẩu nông sản quý I năm 2006 giảm so cùng kỳ 21,8%, hàng giầy dép các loại xuất khẩu cũng gặp bất lợi do thị trường truyền thống bị hạn chế hạn ngạch. Nhập khẩu quý I của Hà Nội tăng không nhiều, nhưng vẫn ở mức cao, chủ yếu do giá cả một số nguyên liệu vật tư trên thị trường thế giới vẫn giữ ở mức cao và nhu cầu nhập vật tư cho mở rộng sản xuất trong nước vẫn tăng. Mặt hàng nhập khẩu tăng chủ yếu là máy móc, thiết bị phụ tùng (tăng 19,8%), xăng dầu (tăng 13,5%), vật tư nguyên liệu (tăng 11,1%) và hàng tiêu dùng (tăng 11,4%).

* Du lịch: Tháng Ba năm 2006, khách Quốc tế đến Hà Nội khoảng 80 ngàn lượt khách, giảm 55% so tháng trước, tăng 7% so cùng kỳ năm trước. Khách nội địa đạt 370 ngàn người tăng 15% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến quý I năm 2006, khách quốc tế đạt 230 - 240 ngàn khách, tăng 7% so cùng kỳ, khách nội địa đạt 1100 ngàn khách, tăng 15% so cùng kỳ. Doanh thu khách sạn lữ hành tăng 18 - 20% so cùng kỳ (doanh thu tăng 10 - 12% nếu loại trừ yếu tố giá).

* Giá cả - thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Ba năm 2006 giảm 1,04% so tháng trước, trong đó hàng thực phẩm giảm 1,92%, đồ uống và thuốc lá giảm 1,61%, phương tiện đi lại, bưu điện giảm 0,85%, nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,33%, đồ dùng khác giảm 0,2%, còn các nhóm hàng khác ổn định giá so tháng trước (hoặc tăng không đáng kể). Giá vàng tăng 2,65% so tháng trước (mức giá phổ biến của vàng 99, 99 bán ra trên thị ttrường tư nhân là 1063 ngàn đồng /chỉ). Giá USD giảm nhẹ (giảm 0,27%) với mức giá phổ biến là 15916 đồng /USD. Chỉ số giá tiêu dùng quý I năm 2006 tăng 9,5% so cùng kỳ năm trước với tốc độ tăng giá bình quân một tháng là 1%.

* Vận tải: Tháng Ba năm 2006 so tháng trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 4,7%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 4,2%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 3,8%, số lượng hành khách vận chuyển không tăng, số lượng hành khách luân chuyển tăng 0,5% và doanh thu vận chuyển hành khách tăng 0,2%.

Dự kiến quý I năm 2006 so cùng kỳ năm trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 12,3%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 13,8%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 13,9%. Số lượng hành khách vận chuyển tăng 15,5%, số lượng hành khách luân chuyển tăng 15,7%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 15,5%.

* Bưu chính viễn thông:

- Bưu chính: Tháng Ba 2006, doanh thu bưu chính ước đạt 57 tỷ đồng tăng 0,3% so tháng trước. Dự kiến quý I năm 2006, doanh thu bưu chính đạt 147 tỷ đồng tăng 9,6% so cùng kỳ năm trước.

- Viễn thông: Tháng Ba 2006, ước tính số thuê bao điện thoại đến cuối kỳ là 975 nghìn, thuê bao tăng mới internet là 1800, doanh thu viễn thông đạt 348 tỷ đồng, tăng 0,2% so tháng Tết Nguyên đán. Dự kiến quý I năm 2006, số thuê bao internet tăng mới là 5485, doanh thu viễn thông đạt 1068 tỷ đồng tăng 5,9% so cùng kỳ. Quý I năm 2006, các mạng viễn thông do được đầu tư và nâng cấp cao hơn nên đã hạn chế được tình trạng nghẽn mạch. Việc cạnh tranh thu hút khách giữa các mạng diễn ra khá quyết liệt, nhưng cũng đem lại nhiều lợi thế cho người tiêu dùng do tiện ích tăng lên mà giá cước lại giảm đi.

5. Sản xuất nông nghiệp

* Kết quả sản xuất vụ đông năm 2005:Đến nay các loại cây trồng vụ Đông 2005-2006 đã thu hoạch xong. Tổng diện tích gieo trồng cây vụ Đông là 11610 ha, bằng 91,5% so cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, diện tích gieo trồng cây vụ Đông giảm so cùng kỳ do tốc độ đô thị hoá cao và ảnh hưởng của khí hậu khô hạn làm năng suất một số cây trồng vụ đông thấp, kém hiệu quả, nhiều nông dân bỏ đất chuyển đi làm nghề khác có thu nhập khá hơn. Diện tích và năng suất một số cây vụ Đông 2005-2006 so năm trước: Ngô diện tích bằng 96,6%, năng suất bằng 101,2%; khoai lang diện tích bằng 75%, năng suất bằng 101,2%; đỗ tương diện tích bằng 171,8%, năng suất bằng 88,1%; rau các loại diện tích bằng 86,9%, năng suất bằng 104,8%.

* Sản xuất vụ Xuân: đầu vụ Xuân năm nay liên tục có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ gieo mạ, song Thành phố đã chỉ đạo kịp thời gieo mạ bổ sung đảm bảo đủ mạ cấy, nên đến nay toàn Thành phố cơ bản đã cấy xong lúa với tổng diện tích 19326 ha, đạt 99,2% so kế hoạch (Diện tích còn lại chưa cấy là của Long Biên do cơ cấu lúa cấy chủ yếu là giống Xuân muộn). Đến 15/3 có 4602 ha lúa xuân được làm cỏ đợt I (đạt 24% diện tích lúa đã cấy và bằng 119% so cùng kỳ năm trước). Diện tích gieo trồng rau, mầu vụ Xuân ước tính là 9396 ha bằng 94% so cùng kỳ năm trước, trong đó ngô 2198 ha (bằng 96,3%), khoai lang 445 ha (bằng 85,6%), lạc 2854 ha (bằng 85%), đỗ tương 526 ha (bằng 83%) và rau các loại 2403 ha (bằng 105%). Hiện nay, đã xuất hiện sâu bệnh phá hoại ở một số diện tích rau nhưng không đáng kể. Ở một số diện tích trũng ở Gia Lâm xuất hiện ốc bươu vàng (mật độ 3-5 con/m2).

* Chăn nuôi, thuỷ sản:

- Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi hiện nay nhìn chung ổn định. Các huyện ngoại thành đang tích cự tiêm phòng cho đàn gia súc và phun tiêu độc, vệ sinh chuồng trại cho đàn gia cầm. Các hộ nông dân đã bổ sung đầu lợn sau dịp Tết Nguyên đán (đàn lợn tăng so tháng Hai là 5%). Đàn gia cầm giảm 3-5% so cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm (sau 3 tháng ảnh hưởng dịch cúm gia cầm, thị trường thịt gà đóng băng, đến nay đã bắt đầu lưu thông, người chăn nuôi đã bớt lo lắng hơn để tiếp tục chăn nuôi, nhưng do thời tiết vẫn rét đậm và nguy cơ phát dịch vẫn còn tiềm ẩn nên nông dân chưa mạnh dạn đầu tư tăng số lượng đàn gia cầm).

- Thuỷ sản: Quý I năm 2006, do ít mưa và hạn hán thiếu nước, nên hiện nay các hộ nuôi trồng thuỷ sản đang tập trung vệ sinh ao hồ, chờ điều kiện thuận lợi tiếp tục nuôi thả giống mới.

* Lâm Nghiệp: Thực hiện chỉ thị Tết trồng cây của UBND Thành phố, dịp Tết Bính Tuất, toàn Thành phố đã trồng được 140 ngàn cây phân tán các loại trong đó 47 ngàn cây bóng mát và bảo vệ môi sinh, 636 ngàn cây tre chắn sóng, 87 ngàn cây ăn quả. Diện tích rừng trồng của Lâm trường Sóc Sơn và diện tích rừng của các hộ đang được chăm sóc và trồng bổ sung nhằm nâng cao độ che phủ của rừng.

6. Các vần đề xã hội:

* Văn hoá - xã hội:

- Dịp Tết Nguyên đán Bính Tuất, Hà Nội tổ chức tốt các hoạt động Văn hoá - Thể dục Thể thao mừng Đảng, mừng Xuân với nhiều hình thức phong phú: trang trí, tuyên truyền, cổ động, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, thi cờ, tổ chức bắn pháo hoa tại 7 điểm vào đêm giao thừa…

- Công tác thăm hỏi, chúc Tết, tặng quà và hỗ trợ dịp Tết được chú trọng và chuẩn bị chu đáo tới các cán bộ lão thành Cách mạng, các đơn vị cá nhân, gia đình chính sách, các nhân sĩ, trí thức tiêu biểu.

- Ngành Lao động Thương binh Xã hội Thành phố phối hợp với Văn phòng Thành uỷ, Văn phòng Hội đồng nhân dân, VP Uỷ ban nhân dân Thành phố, Bộ chỉ huy quân sự Thành phố và các cấp chính quyền tổ chức thăm hỏi, chúc Tết, tặng quà các gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với Cách mạng, các đối tượng chính sách, đối tượng có khó khăn tới 422129 đối tượng với tổng số tiền 31, 68 tỷ đồng.

- Thành phố đã chuyển trợ cấp dịp tết đến các đối tượng là cán bộ công chức, lực lượng vũ trang, cán bộ hưu trí xong trước ngày 24/1/2006.

- Ngành Y tế Hà Nội phối hợp với các ngành chức năng (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Công an và chính quyền địa phương các quận, huyện tổ chức các đoàn kiểm tra đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Công tác y tế dự phòng được đề cao: ngành y tế phối hợp với các cơ quan tuyên truyền (Báo, Đài Trung ương và Thành phố) tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh ăn uống, không để xảy ra ngộ độc thức ăn tập thể, kiểm tra vệ sinh môi trường, phòng chống và dập tắt ngay các ổ dịch, tăng cường công tác kiểm dịch tại cửa khẩu quốc tế Nội Bài…

- Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường Thành phố Hà Nội được coi trọng, Thành phố luôn phong quang, sạch sẽ (đặc biệt trong ngững ngày Tết Nguyên đán).

* Chuẩn bị tuyển sinh Đại hoc - Cao đẳng 2006: Năm 2006, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 52 trường Đại học, Cao đẳng (38 trường Đại học, 14 trường Cao đẳng). Chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn năm 2006 dự kiến như sau: Đại học 49970 học sinh (tăng 8,9% so năm trước), Cao đẳng 10240 học sinh (tăng 1,7% so năm trước).

* Trật tự xã hội, an toàn giao thông:

Tổng số vụ phạm pháp hình sự đã phát hiện và xảy ra trong hai tháng đầu năm 2006 là 1369 vụ (giảm 30% so cùng kỳ năm trước), có 1104 đối tượng bị bắt giữ theo luật (giảm 30%).

- Tổng số vụ vi phạm kinh tế và xâm hại tài sản XHCN trong hai tháng đầu năm 2006 là 130 vụ (giảm 7,8% so cùng kỳ), có 176 đối tượng vi phạm (giảm 11,6%).

- Trong hai tháng đầu năm 2006, xẩy ra 162 vụ tai nạn giao thông (giảm 27% so cùng kỳ năm trước) làm 71 người chết, 117 người bị thương.

- Hai tháng đầu năm 2006, đã xảy ra 41 vụ cháy nổ (giảm 25% so cùng kỳ) làm thiệt hại tài sản trị giá 1, 2 tỷ đồng, chết 4 người và bị thương 1 người.

7. Tín dụng Ngân hàng:

Dự kiến đến cuối tháng Ba năm 2006, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội tăng1,52% so cuối tháng trước và tăng 5,43% so với cuối năm 2005, trong đó tiền gửi dân cư tăng 1,70% và tăng 5,67%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 1,40% và tăng 5,27%. Dư nợ cho vay tăng 1,32% so tháng trước và tăng 4,39% so với cuối nam 2005, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 1,50% và tăng 5,28%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,10% và tăng 3,32%.



Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         Lấy lại mã bảo mật