BÁO CÁO Tình hình kinh tế - xã hội tháng Hai năm 2010 (14:06 03/03/2010)



1. Sản xuất công nghiệp

 

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng Hai (giá 1994) ước đạt 6005,9 tỷ đồng, bằng 79% so tháng trước và bằng 94,2 so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 1350,9 tỷ đồng, bằng 76,8% và bằng 97,3% (Kinh tế nhà nước Trung ương bằng 76,6% và bằng 99,8%, kinh tế nhà nước địa phương bằng 77,4% và bằng 89,7%); Kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 2148 tỷ đồng, bằng 79,8% và bằng 99,5%; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2507 tỷ đồng, bằng 79,6% và bằng 88,6%.

Hai tháng đầu năm giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước tăng 5,1% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế nhà nước tăng 1,9% (kinh tế nhà nước Trung ương tăng 2,2%, kinh tế nhà nước địa phương tăng 1%); Kinh tế ngoài nhà nước tăng 11,1%; Khu vực kinh tế có vôn đầu tư nước ngoài tăng 2%.

Tháng Hai, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn giảm so với tháng Một năm 2010 và giảm so cùng kỳ ở tất cả các ngành và thành phần kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là do tháng 2/2010 là tháng tết Nguyên Đán thời gian nghỉ sản xuất nhiều. Tuy nhiên, hai tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước là do một số doanh nghiệp sản xuất các hàng tiêu dùng dịp tết như chế biến lương thực, thực phẩm trong tháng Một năm nay đẩy mạnh sản xuất để phục vụ tết Nguyên Đán.

2. Vốn đầu tư:

Trong tháng Một và tháng 02/2010, các nhà thầu tiếp tục thi công các công trình có vốn chuyển tiếp. Vốn đấu tư nhà nước do thành phố quản lý thực hiện tháng 01/2010 đạt 1415,6 tỷ đồng, bằng 75,8% so với tháng 12/2009. Ước tính tháng 02/2010 đạt 994,7 tỷ đồng, bằng 54,3% cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân, tháng 02/2010 vào đúng dịp tết Nguyên Đán và kỳ nghỉ tết kéo dài.

Dự kiến 2 tháng đầu năm đạt 2410,4 tủ đồng, bằng 70,8% so với cùng kỳ và bằng 9,7% so  kế hoạch năm. Trong đó:

- Vốn ngân sách nhà nước đạt 1461 tỷ đồng, bằng 87,3% so với cùng kỳ và bằng 11,4% so với kế hoạch năm 2010.
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước ước đạt 311,6 tỷ dồng, bằng 49,3% so với cùng kỳ và bằng 12,5% so với kế hoạch năm 2010.

3. Thương mại dịch vụ.
3.1 Nội thương.

Thực hiện chỉ thị 2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bình ổn thị trường và phục vụ tết Canh Dần, Thành phố Hà Nội đã tạm ứng vốn hỗ trợ cho 12 doanh nghiệp với số tiền 250 tỷ đồng, lãi xuất 0% để dự trữ hàng hóa thiết yếu, không để sốt giá, khan hàng. Hà Nội có 109 điểm bán hàng bình ổn giá, hàng hóa được bình ổn giá là thịt gia súc gia cầm, dầu ăn, trứng gia cầm, thủy hải sản đông lạnh, thực phẩm chế biến, rau củ quả, đường … sẽ được bán thấp hơn giá thị trường 5%.

Từ ngày 22 tháng chạp (ngày 05 tháng 02 dương lịch) Mức lưu chuyển hàng hóa trên thị trường đã tăng mạnh. Tại các chợ và siêu thị những ngày giáp tết không khí mua bán sôi động bởi hầu hết các gia đình đều đi sắm sửa đồ dùng cho ngày tết. Các loại hàng hóa, đặc biệt là món ăn ngày Tết như bánh chưng, giò chả, rượu bia, nước giải khát, thực phẩm và các mặt hàng đồ gia dụng … được bán nhiều với lượng hàng hóa dự đoán tăng 10 đến 15% so với năm trước.

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tháng Hai dự kiến đạt 61235,7 tỷ đồng, tăng 3,6% so tháng trước và tăng 14,3% so cùng kỳ, trong đó doanh thu bán lẻ đạt 15345,7 tỷ đồng, tăng 7,8% so tháng trước và tăng 28,5% so cùng kỳ.

Dự kiến 2 tháng đầu năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ đạt 120316,1 tỷ đồng, tăng 10,8% so cùng kỳ, trong đó doanh thu bán lẻ đạt 29576,9 tỷ đồng, tăng 20,1% so cùng kỳ. Nếu loại trừ yếu tố giá, mức bán lẻ hàng hóa tăng ít so  dịp tết trước

3.2 Ngoại thương.

Là những tháng đầu năm và tháng tết nên hoạt động xuất nhập khẩu khá cân bằng. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng Hai đạt 560 triệu USD giảm 1,1% so cùng kỳ. Dự kiến 2 tháng đạt 1099,5 triệu USD, tăng 11,6% so cùng kỳ. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là Nông sản, hàng dệt may, điện tử, linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi…

Từ đầu năm, nhu cầu vật tư nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh so cùng kỳ, đây là mức tăng lớn sau một thời gian nhập khẩu suy giảm. Dự kiến kim ngạch nhập khẩu tháng Hai đạt 1760 triệu USD, tăng 69,4% so cùng kỳ và 2 tháng ước đạt 3469,7 triệu USD, tăng 66,4% so cùng kỳ với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị phụ tùng, vật tư nguyên liệu…

3.3 Vận tải.

Là tháng Tết, nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách tăng cao. So cùng kỳ năm trước, khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng Hai tăng 19,1%, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 24,3%. Doanh thu tăng 23,5%. Dự kiến 2 tháng, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 18,2% so cùng kỳ, khối lượng lượng hàng hóa luân chuyển tăng 23,6%. Doanh thu tăng 22%.

Khối lượng hành khách vận chuyển tháng Hai tăng 27% so cùng kỳ, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 20,2%, doanh thu tăng 25,4%. Dự kiến 2 tháng, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 14,3% so cùng kỳ, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 15,8%, doanh thu tăng 20,9%.

Theo Công ty quản lý bến xe Hà Nội, tại các bến xe đường dài như: Giáp Bát, Mỹ Đình … trong những ngày cao điểm, khách tăng từ 2 đến 3 lần, vì vậy các đơn vị vận tải đã tăng lượng xe hoạt động vào dịp trước và sau tết Nguyên Đán.

Hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được duy trì liên tục trong suốt dịp tết. Tuy nhiên, từ ngày 11 đến 20/2/2010 do học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên về nghỉ tết, nên Tổng công ty đã giảm số chuyến, thời gian đóng mở bến thay đổi so với ngày thường. Bên cạnh đó tăng cường chuyến đối với các tuyến trọng điểm để đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân.

3.4 Du lịch

Khách quốc tế đến Hà Nội tháng 02/2010 khoảng 104 nghìn khách, tăng 2,6% so tháng trước và tăng 9,9% so cùng kỳ, khách du lịch chủ yếu là Việt kiều về nước và khách đến du lịch tìm hiểu Tết cổ truyền Việt Nam. Khách nội địa đến Hà Nội ước tăng 7,4 % so tháng trước và giảm 0,1% so cùng kỳ

Tháng 02/20210 vào những ngày đầu năm của tết Nguyên Đán nên lượng khách đi lễ hội, đền chùa cao hơn những tháng trước. Sáng mùng 6 tết lễ hội chùa Hương chính thức khai hội với khoảng 11 vạn khách tham dự và trảy hội. Nét mới của lễ hội chùa Hương năm nay là ban quản lý lễ hội đưa 200 chiếc đò chất lượng cao vào hoạt động để phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại và có thêm sự lựa chọn cho khách trảy hội chùa Hương.

Theo các công ty du lịch lữ hành Hà Nội, khách đi du lịch trong nước và nước ngoài tăng mạnh mặc dù giá tour năm nay tăng 5 đến 10%, số lượng khách đặt tour tăng cao là do năm nay kỳ nghỉ tết kéo dài, những chuyến đi dài từ 3 đến 7 ngày trong nước và những tour du lịch đến các nước có nhiều tương đồng văn hóa với Việt Nam thu hút được lượng khách cao hơn các tour khác.

3.5 Thị trường giá cả.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2010 tăng 2,61% so tháng trước và tăng 9,69% so với cùng kỳ năm trước. Do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp tết Nguyên Đán, nên giá cả các mặt hàng như thịt gà, thịt bò, cá, rượu bia, nấm hương, rau các loại … tăng cao hơn so ngày thường. Riêng các loại quả năm nay giá tăng gấp rưỡi đến gấp đôi so với ngày thường, sau tết một tuần giá vẫn còn đứng ở mức cao.

Vào những ngày giáp tết trời trở lạnh, nên giá bán các loại hoa, cây cảnh tăng mạnh, giá trung bình một cành đào, quất cảnh tăng từ 20 đến 50% so năm trước. Ngoài ra, tại các cửa hàng hoa giả ở Hàm Long và Hàng Lược do giá cả hợp lý, chất lượng cao gần như hoa thật nên lượng khách mua cũng tăng cao hơn so ngày thường.

Giá một số mặt hàng vào dịp trước tết cụ thể như sau:

-         Gạo nếp ngon 22000 đến 25000 đồng/kg

-         Gạo dẻo Điện Biên 18000 đến 18500 đồng/kg

-         Giò lụa loại ngon 130000 đến 140000 đồng/kg

-         Gà trống còn sống 90000 đến 95000 đồng/kg

-         Thịt mông sấn 70000 đến 75000 đồng/kg

-         Bánh chưng loại vừa 20000 đến 25000 đồng/ chiếc

Các cửa hàng hầu như đã hoạt động lại từ 19/2, giá một số loại thủy sản tăng khá cao (do khan hiếm hàng). Đến ngày 22/2 giá hàng thực phẩm tươi sống vẫn chưa trở lại bình thường nhưng đã giảm xuống nhiều, tuy nhiên dịch vụ ăn uống khá đắt so với ngày thường. Ngày 21/2 xăng của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã tăng thêm 590 đồng/lít.

4. Sản xuất nông nghiệp.
4.1 Trồng trọt.
4.1.1 Kết quả sản xuất vụ Đông

Đến nay, toàm thành phố cơ bản đã thu hoạch xong các cây trồng vụ đông. Sơ bộ vụ đông 2009-2010, toàn thành phố gieo trồng 64978 ha, tăng 160,3% so vụ đông năm trước (tăng 40016 ha do vụ đông năm trước mưa lớn vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 gây ngập úng nên diện tích vụ đông đạt thấp).

Vụ đông năm nay, do thời tiết thuận lợi, nên hầu hết các cây trồng vụ đông đều cho năng suất cao hơn năm trước. Cụ thể: Cây ngô năng suất 42,60 tạ/ha (tăng 35,9% so với vụ đông năm trước), sản lượng thu được 57771 tấn; Khoai lang 15,43 tạ/ha (tăng 13,1%), sản lượng 38779 tấn; Đỗ tương 15,43 tạ/ha (tăng 14,6%), sản lượng 48722 tấn; Cây lạc 18,45 tạ/ha (tăng 16,3%), sản lượng 1274 tấn; Rau các loại 170,54 tạ/ha (tăng 10,5%), sản lượng 213030 tấn; Đỗ các loại 14,83 tạ/ha (tăng 20,3%), sản lượng 437 tấn …

4.1.2. Sản xuất vụ Xuân 2010.

Đợt I xả nước các hồ thủy điện, toàn thành phố đã đổ ải được 74% diện tích cấy xuân, từ 7/2/2010 tiếp tục xả nước đợt II. Đến 9/2/2010 diện tích có nước đạt 85669 ha, bằng 86,6% kế hoạch; Đã cày ải được 66588 ha, đạt 66,7% kế hoạch; Diện tích lúa đã cấy 34597 ha, đạt 34,65% kế hoạch. Một số huyện đã cấy được trên 60% diện tích như Sóc Sơn 92,86%, Sơn Tây 78,55%, Phúc Thọ 69,21%, Thạch Thất 67,85%, Mỹ Đức 62,69% … Một số huyện diện tích cấy đạt thấp dưới 10%: Hà Đông, Phú Xuyên, Từ Liêm, Thanh Oai,…

Cùng với việc cấy lúa xuân, các địa phương cũng đang triển khai trồng màu vụ xuân cho kịp thời vụ. Đến nay, diện tích hoa màu trồng được 11237 ha, đạt 41,25% kế hoạch.

4.2. Chăn nuôi.

Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nhìn chung không phát sinh các ổ dịch lớn nguy hiểm, công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đang được tiến hành theo đúng kế hoạch. Những ngày đầu tháng Hai, đã tiêm văxin 4 bệnh đỏ cho 32460 lượt con lợn, văxin cúm cho 238850 gia cầm …

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước và sau tết Nguyên Đán, ngành Nông nghiệp & PTNT phối hợp với các địa phương đã triển khai công tác vệ sinh tiêu độc môi trường trước tết, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Công tác kiểm dịch tiếp tục được duy trì tại 9 chốt đầu mối

4.3. Thủy sản.

Các hộ, các trang trại, các đơn vị chăn nuôi thủy sản đang tiếp tục thu hoạch sản phẩm, chuẩn bị nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trước và sau tết Nguyên Đán, đồng thời tranh thủ nguồn nước xả từ các hồ thủy điện qua 2 đợt xả nước để tích nước, cải tạo ao hồ chuẩn bị cho nuôi thả mới.

5. Các vấn đề xã hội.
5.1 Trật tự xã hội.

Ngay từ đầu năm 2010, tình hình an ninh, trật tự đã được quản lý chặt chẽ, nên các vụ phạm pháp hình sự giảm nhiều so tháng 1 năm trước. Trong tháng Một, đã phát hiện xảy ra 425 vụ phạm pháp hình sự (bằng 93,6% so cùng kỳ), số vụ được Công An khám phá là 323 vụ (bằng 93,6%), số đối tượng bị bắt giữ theo luật là 498 đối tượng (bằng 92,4%).

Đã phát hiện 96 vụ cờ bạc (bằng 71,6% so cùng kỳ), số đối tượng bị bắt giữ 537 đối tượng (bằng 93,1%). Các cơ quan pháp luật đã thụ lý hồ sơ và đưa ra xét xử, truy tố 25 vụ (bằng 35,2%), số đối tượng bị truy tố là 107 người (bằng 35,9%).

Tổng số vụ buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy bị phát hiện là 357 vụ (tăng 82,1% so cùng kỳ) với số đối tượng bị bắt giữ 452 người (tăng 98,2%). Cũng trong tháng 01/2010 đã có 35 vụ hút hít và tiêm chích ma túy bị phát hiện (tăng 105,9% so cùng kỳ) với 46 đối tượng bị bắt (tăng 64,3%).

5.2. Trật tự an toàn giao thông và công tác phòng cháy chữa cháy.

Trong tháng 01/2010, toàn Thành phố đã xảy ra 74 vụ tai nạn giao thông (bằng 88,1% so cùng kỳ) với 61 người bị chết (bằng 83,6%) 32 người bị thương (bằng 128%). Cũng trong tháng Một, toàn Thành phố xảy ra 32 vụ cháy nổ làm bị thương 2 người, với tổng giá trị thiệt hại lên đến 10 tỷ đồng

5.3 Công tác thực hiện chính sách thăm hỏi nhân dịp tết Canh Dần

Thực hiện Quyết định số 6905/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 12 năm 2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc tặng quà tới các đối tượng hưởng chính sách thương binh xã hội, người cao tuổi, cán bộ công nhân viên đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức và hỗ trợ hộ gia đình thuộc diện nghèo trên địa bàn Thành phố nhân dịp tết Canh Dần 2010, đến thời điểm trước tết, tất cả các quận, huyện, thị xã đã thực hiện chuyển quà tết đến các đối tượng. Thành Ủy, UBND thành phố cùng các Sở, ban ngành, các quận, huyện, thị xã đã thăm và tặng quà cho các cơ sở nuôi dưỡng thương, bệnh binh nặng, cơ sở nuôi dưỡng người có công, người khuyết tật… Tổng số đối tượng được tặng 893.116 suất quà với tổng số tiền 147,5 tỷ đồng, trong đó: Quà của Chủ tịch nước là 90.665 suất quà với tổng số tiền là 19,3 tỷ đồng; Ngân sách Thành phố là 106,6 tỷ đồng; Ngân sách huyện, quận, thị xã và các nguồn huy động khác là 21,6 tỷ đồng.

Cụ thể:

     - Quà của người có công 308.670 suất quà, với số tiền là 74,1 tỷ đồng.

     - Trợ cấp các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, người cao tuổi có 137.179 suất quà, với tổng số tiền là 27,4 tỷ đồng.

   - Trợ câp cho cán bộ nghỉ hưu, nghỉ mất sức có 429.849 suất quà, với tổng số tiền là 43 tỷ đồng.

    - Thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền là 3 tỷ đồng

Nhìn chung, mức tặng quà cho các đối tượng đều bằng và cao hơn so với tết năm ngoái. Toàn Thành phố đã hoàn thành việc chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2 cho tất cả các đối tượng từ nguồn kinh phí Trung ương ủy thác. Tết Canh Dần, toàn Thành phố có 8446 đối tượng đón tết tại các Trung tâm, trong đó: 2100 người là đối tượng có công và bảo trợ xã hội, 6436 học viên cai nghiện. Các đối tượng này đã được các Trung tâm bảo trợ xã hội đã cử cán bộ trực 24/24 giờ để tiếp nhận các đối tượng lang thang, cơ nhỡ và lo tết cho 102 đối tượng đã được tập trung trong dịp tết Canh Dần.

5.4. Tình hình an toàn thực phẩm trước tết Canh Dần 2010:

Thực hiện chương trình kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trước tết Canh Dần, Thanh tra chuyên ngành Y tế phối hợp với các ngành có liên quan đã tiến hành kiểm tra 755 lượt cơ sở và tiến hành xử lý 41 cơ sở có vi phạm hành chính, phạt tổng số tiền là 78trieeuj, đình chỉ hành nghề 24 cơ sở, trong đó có 14 cơ sở vi phạm về về sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt các cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm có rất nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm phục vụ trong dịp tết, với các cơ sở này đoàn thanh tra đã đình chỉ ngay hoạt động sản xuất, đồng thời thu hồi những sản phẩm đã được sản xuất ra.

6. Tín dụng ngân hàng.

Tổng nguồn vốn huy động dự kiến tháng Hai là 602212 tỷ đồng, tăng 2,85% so tháng 12/2009, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 3,1%, phát hành giấy tờ có giá tăng 4,66%, tiền gửi thanh toán tăng 2,48%. Tổng dư nợ cho vay dự kiến tháng 02/2010 đạt 386696 tỷ đồng, tăng 2,6% so tháng 12/2009, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 2,29%, dư nợ trung và dài hạn tăng 3,0%.

SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
I. GTSX CÔNG NGHIỆP CHIA THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (GIÁ 1994)
 
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 02
Thực hiện 2T 2010
T 02/2010
T 01/2010
2T 2010
2T 2009
Tổng số
6 005.9
13 606.7
79.0
105.1
1. Kinh tế nhà nước
1 350.9
3 110.8
76.8
101.9
+ Trung ương
1 035.2
2 387.2
76.6
102.2
+ Địa phương
315.7
723.6
77.4
101.0
2. Kinh tế ngoài nhà nước
2 148.0
4 838.4
79.8
111.1
+ Công ty TNHH tư nhân
669.6
1 493.1
81.3
112.0
+ Công ty cổ phần khác(*)
855.5
1963.4
77.2
112.0
+ Doanh nghiệp tư nhân
47.9
105.1
83.5
110.7
+ Hợp tác xã
31.3
64.2
94.9
94.7
+ Hộ sản xuất cá thể
543.7
1 212.6
81.3
109.8
3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
2 507.0
5 657.5
79.6
102.0
 

 

(*) bao gồm cả các công ty cổ phần mà vốn của nhà nước nhỏ hơn 50%

 

II. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CHIA THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
 
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 02
Thực hiện 2T 2010
T 02/2010
T 01/2010
2T 2010
2T 2009
Tổng số
6 005.9
13 606.7
79.0
105.1
1. Công nghiệp khai thác mỏ
32.1
72.1
80.0
104.6
- Khai thác than
24.5
55.6
104.6
101.2
- Khai thác quặng
0.1
0.2
104.6
111.7
- Khai thác đá
7.5
16.3
84.6
117.9
2. Công nghiệp chế biến
5 724.2
12 990.4
78.8
104.9
- Sản xuất thực phẩm đồ uống
635.8
1 506.1
73.1
104.7
- Sản xuất thuốc lá
110.9
258.9
75.0
105.2
- Dệt
270.4
593.7
83.6
106.3
- Sản xuất trang phục
179.2
407.5
78.5
111.8
- Thuộc, sơ chế da
60.8
133.2
84.0
109.6
 - Chế biến gỗ, SP từ gỗ, tre, nứa
163.4
365.8
80.8
109.6
- SX giấy, Sản phẩm bằng giấy
99.9
240.9
70.8
114.6
- Xuất bản, in
88.5
200.4
79.2
104.1
- Sản xuất, sản phẩm dầu mỏ
4.5
10.3
77.1
103.4
- Sản xuất hóa chất
232.7
520.8
80.8
110.9
- Sản xuất cao su, platstic
239.8
555.2
76.1
114.9
- SX các SP từ khoáng phi KL
380.9
836.8
83.6
107.1
- Sản xuất kim loại
98.5
219.9
81.1
104.4
- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại
541.4
1 213.1
80.6
106.8
- Sản xuất máy móc thiết bị
223.0
475.1
88.4
114.7
- Sản xuất thiết bị văn phòng
584.3
1 310.8
80.4
106.8
- Sản xuất thiết bị điện
429.7
996.5
75.8
103.5

- Sản xuất tivi, thiết bị thông tin

146.3
326.6
81.2
109.3
- Sản xuất dụng cụ chính xác
14.7
32.3
83.4
120.7
- Sản xuất xe có động cơ
317.5
757.6
72.1
94.7
- Sản xuất phương tiện vận tải khác
696.9
1 569.9
79.8
93.0
- Sản xuất giường tủ
202.9
453.9
80.8
109.3
- Tái chế
2.2
5.1
74.7
158.9
3. Sản xuất, phân phối điện nước
249.6
544.3
84.7
109.6
- Sản xuất, phân phối điện
221.1
486.2
83.4
109.6
- Sản xuất, phân phối nước
28.5
58.1
96.3
105.0
 

III. SẢN PHẨM CHỦ YẾU CÔNG NGHIỆP
 
 
Đơn vị tính
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 02
 

T 02/2010

T 01/2010

2T 2010

2T 2009
- Bia
1000 lít
26 542
59 653
80.2
128.1
- Thuốc lá bao
1000 bao
57 149
123 387
86.3
125.3
- Vải lụa thành phẩm
1000 mét
160
375
74.4
117.2
- Quần áo dệt kim
1000 cái
1 509
3 370
81.1
102.2
- Quần áo may sẵn
1000 cái
13 401
29 050
85.6
107.2
- Giấy bìa các loại
Tấn
2 337
5 147
83.2
129.6
- Phân hóa học
Tấn
22 020
46 540
89.8
101.2
- Thuốc ống các loại
1000 ống
3 238
7 694
72.7
112.1
- Thuốc viên các loại
Triệu viên
450.3
967.4
87.1
96.9
- Xà phòng các loại
Tấn
108.0
234.3
85.5
123.3
- Sứ vệ sinh
1000 cái
204
527
63.2
105.4
- Gạch xây
Triệu viên
153.5
340.3
82.2
114.7
- Gạch lát các loại
1000 m2
312
686
83.4
133.7
- Máy công cụ
Cái
6
19
46.2
100.0
- Động cơ Diesel
Cái
1 995
4 280
87.3
135.7
- Xe máy
Cái
48 598
112 863
75.6
118.3
- Động cơ điện
Cái
1 917
4 395
77.4
87.3
- Máy biến thế
Cái
78
174
81.3
61.9
- Ô tô
Cái
1 679
3 742
81.4
122.9
- Quạt điện
Cái
23 165
49 434
88.2
97.6
- Ti vi các loại
Cái
5 436
13 252
69.5
106.5
- Xe đạp hoàn chỉnh
Cái
956
2 371
67.6
46.0
 

IV. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGIỆP
 
Đơn vị tính: %
 
 
Chính thức tháng trước
Dự tính tháng báo cáo

Chỉ số cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước

So với tháng BQ năm 2005

So với tháng cùng kỳ năm trước

So với tháng BQ năm 2005

So với tháng cùng kỳ năm trước

Toàn ngành
143.48
123.42
94.85
85.37
104.98

Chia theo nganh công nghiệp cấp 1

 
 
 
 
 
Công nghiệp khai thác mỏ
119.75
178.77
83.70
121.83
151.60
Công nghiệp chế biến
141.99
124.18
90.00
83.55
104.49

Sản xuất, tập trung và phân phối điện, ga nước

165.08
110.64
162.45
109.11
109.88
 
* Ghi chú:

 Chỉ số phát triển chỉ số công nghiệp của Hà Nội tính theo phương pháp mới gọi tắt là chỉ số IIP, được tính theo hướng dẫn của TCTK, và đã được công bố tại Hội nghị “Báo cáo kết quả tính chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp” do ông Nguyễn Huy Tưởng Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội chủ trì ngày 26/6/2009. Chỉ số IIP được công bố song song cùng với chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định từ tháng 7/2009. Chỉ tiêu được công bố để các cấp, các ngành và người dùng tin tham khảo. Bắt đầu từ năm 2011 chỉ tiêu này sẽ là chỉ tiêu duy nhất hàng tháng, phản ánh tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp


THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ

I.                   TỔNG MỨC VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG XÃ HỘI

Đơn vị tính: Tỷ đồng
 
 
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 02
Thực hiện 2T 2010

T 02/2010

T 01/2010

2T 2010

2T 2009

1. Tổng mức bán ra (tỷ đồng)

61 235.7
120 316.1
103.6
110.8

Chia theo thành phần kinh tế

 + Kinh tế nhà nước

19 172.5
37 807.6
102.9
109.3

 + Kinh tế ngoài nhà nước

39 705.0
77 859.6
104.1
111.6

 + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

2 358:2
4 648.9
102.9
109.8

Chia theo ngành hoạt động

 + Thương nghiệp

57 505.7
112 979.6
103.7
110.8

 + Khách sạn – nhà hàng

1 555.4
3 058.7
103.5
109.8

 + Du lịch lữ hành

196.8
376.9
109.3
112.8
 + Dich vụ
1 977.8
3 900.9
102.8
109.6

2. Tổng mức bán lẻ (tỷ đồng)

15 345.7
29 576.9
107.8
120.1

Chia theo thành phần kinh tế

 + Kinh tế nhà nước

945.4
1 848.7
104.7
108.4

 + Kinh tế ngoài nhà nước

12 946.2
24 904.2
108.3
121.3

 + Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1 545.1
2 824.0
106.1
118.2

Chia theo ngành hoạt động

 + Thương nghiệp

12 152.5
23 312.3
108.9
122.0

 + Khách sạn - nhà hàng

1 555.4
3 058.7
103.5
109.8

 + Du lịch lữ hành

196.8
376.9
109.3
112.8
 + Dịch vụ
1 441.0
2 829.0
103.8
117.9

3. Cơ cấu tổng mức bán lẻ (%)

100.0
100.0
-
-

 + Kinh tế Nhà nước

6.2
6.3
-
-

 + Kinh tế ngoài Nhà nước

84.3
84.2
-
-

 + Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

9.5
9.5
-
-
 

II.               KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

 
 
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 02
Thực hiện 2T 2010

T 02/2010

T 01/2010

2T 2010

2T 2009
1. Tổng kim ngạch XK trên địa bàn
560.0
1 099.5
103.8
111.6

   Trong đó: XK địa phương

335.0
695.9
104.1
117.5

Kim ngạch XK trên địa bàn chia theo thành phần kinh tế

 

 - Kinh tế nhà nước

246.0
484.1
103.4
103.2

 - Kinh tế ngoài nhà nước

70.0
137.4
103.8
114.0

 - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

244.0
478.0
104.3
120.9

Kim ngạch XK trên địa bàn chia theo nhóm hàng chủ yếu

 - Hàng nông sản

84.0
172.4
95.0
110.5

   Trong đó: +Gạo

24.0
53.5
81.4
140.1

                    +Cà phê

28.0
57.4
95.2
73.8

                    +Hạt tiêu

2.0
3.5
137.6
54.0

                    +Chè

7.5
14.8
102.3
168.7

 - Hàng may, dệt

65.0
127.5
104.0
117.9

 - Giầy dép các loại và sản phẩm từ da

17.5
36.4
92.8
168.1

 - Hàng điện tử

21.0
41.4
103.0
143.3

 - Linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi

95.0
184.6
106.0
158.2

 - Hàng thủ công mỹ nghệ

8.5
16.7
103.1
112.4

 - Xăng dầu (tạm nhập, tái xuất)

60.0
119.9
100.2
117.3
 - Than đá
24.0
45.0
114.3
105.4
 - Hàng khác
185.0
355.6
108.4
90.3
 

Đơn vị tính: Triệu USD
 
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 02
Thực hiện 2T 2010

T 02/2010

T 01/2010

2T 2010

2T 2009

2. Tổng kim ngạch NK trên địa bàn

1 760.0
3 469.7
102.9
166.4
   Trong đó: NK địa phương
657.0
1 285.5
104.5
171.3

Kim ngạch NK trên địa bàn chia theo thành phần kinh tế

 - Kinh tế nhà nước

1 195.0
2 365.7
102.1
162.6

 - Kinh tế ngoài nhà nước

265.0
522.0
103.1
173.8

 - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

300.0
582.0
106.4
176.4

Kim ngạch NK trên địa bàn chia theo nhóm hàng chủ yếu

 - Máy móc thiết bị, phụ tùng

440.0
871.5
102.0
154.0

 - Vật tư, nguyên liệu

710.0
1 390.2
104.4
156.7
Trong đó: + Sắt thép
85.0
181.5
88.1
216.4
                 + Phân bón
36.5
76.1
92.3
198.8

                 + Hóa chất

20.5
40.8
101.1
160.9

                 + Chất dẻo

24.0
46.8
105.1
160.9

                 + Xăng dầu

380.0
752.6
102.0
146.6

 - Hàng hóa khác        

610.0
1 208.0
102.0
191.2
 

III.CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG, GIÁ VÀNG VÀ ĐÔ LA MỸ TẠI HÀ NỘI

 
Chỉ số giá tháng Hai so với (%)
Chỉ số giá 2 tháng năm 2010 so với 2 tháng năm 2009
Tháng trước
Cùng kỳ năm trước
Tháng 12 năm trước

1. chỉ số giá tiêu dùng

102.61
109.69
103.94
108.83
- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
104.24
110.54
106.45
109.02
    + Lương thực
103.30
113.25
108.14
112.11
    + Thực phẩm
103.75
108.81
105.85
107.67

 - Đồ uống và thuốc lá

103.73
107.56
104.51
106.00

 - May mặc, mũ nón, giày dép

101.74
108.82
103.15
108.00

 - Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng

102.28
115.87
103.98
115.91

 - Thiết bị và đồ dùng gia đình

102.36
108.56
103.13
107.44

 - Thuốc và dịch vụ y tế

100.41
100.69
100.57
100.49
 - Giao thông
101.63
119.83
102.93
118.72

 - Bưu chính viến thông

98.70
96.69
98.70
96.86
 - Giáo dục
100.03
106.41
100.04
106.49

 - Văn hóa, giải trí và du lịch

101.97
105.42
102.16
104.83

 - Hàng hóa và dịch vụ khác

103.88
114.33
104.64
112.39
 2. Chỉ số giá vàng
98.48
144.02
94.92
148.31

3. Chỉ số giá Đô la Mỹ

99.78
109.54
99.50
110.26
 

IV. HOẠT ĐỘNG NGÀNH VẬN TẢI – BCVT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

(không kể đường sắt, hàng không)
 
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 02
Thực hiện 2T 2010

T 02/2010

T 01/2010

2T 2010

2T 2009
A. VẬN TẢI
 
 
 
 
1. Doanh thu (Tỷ đồng)
1006.2
1989.7
102.3
121.4

a. Chia theo thành phần kinh tế

 + Kinh tế nhà nước

309.3
612.7
101.9
114.3

 + Kinh tế ngoài nhà nước

644.3
1272.0
102.6
126.2

 + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

52.6
105.0
100.4
110.1

b. Chia theo ngành hoạt động

 + Vận tải hàng hóa

610.1
1211.4
101.5
122.0

 + Vận tải hàng khách

296.7
579.9
104.8
120.9

 + Hỗ trợ vận tải (cảng, bxếp, đại lý vận tải..)

 
 
 
 

2. Sản lượng

 - Khối lượng hàng hóa vận chuyển (1000T)

9167.0
18262.0
100.8
118.2

 - Khối lượng hàng hóa luân chuyển (1000T.km)

875317.0
1743167.0
100.9
123.6

 - Khối lượng hành khách vận chuyển (1000HK)

55920.0
110456.0
102.5
114.3

 - Khối lượng HK luân chuyển (1000 HK.Km)

716037.0
1389792.0
105.2
115.8
B. BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG (*)

1. Doanh thy (Tỷ đồng)

406.1
791.5
105.4
125.9

a. Chia theo thành phần kinh tế

   + Kinh tế nhà nước

367.4
716.8
105.2
127.0

   + Kinh tế ngoài nhà nước

18.0
34.5
109.5
130.5

   + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

20.7
40.2
106.2
107.0

b. Chia theo ngành hoạt động

    + Doanh thu bưu chính

96.8
192.6
101.1
124.4

    + Doanh thu viễn thông

309.3
598.9
106.8
126.4

2. Sản lượng, giá trị

 - Số điện thoại thu cước tăng thêm (Thuê bao)

25100.0
49660.0
102.2
138.7

   Trong đó: + Điện thoại cố định

4683.0
11183.0
72.0
113.0

 - Số thuê bao Internet phát triển mới (Thuê bao)

9200.0
20150.0
84.0
177.4
 
(*) Số liệu bưu chính, viễn thông thuộc kinh tế Nhà nước chỉ tính của Bưu điện Hà Nội

 

 

 

 



Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         Lấy lại mã bảo mật