Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng Tư năm 2010 (10:50 06/05/2010)



1.Sản xuất công nghiệp.

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng Tư (giá 1994) ước đạt 8130 tỷ đồng, tăng 3,3% so tháng trước và tăng 13,5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 1774,6 tỷ đồng, tăng 3,5% và 8,2% (kinh tế nhà nước Trung ương tăng 3,0% và 7%, kinh tế nhà nước địa phương tăng 5,2% và 12,1%); Kinh tế nhà nước ước đạt 2671,7 tỷ đồng, tăng 3,6% và 12,3%; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 3683,7 tỷ đồng, tăng 2,9% và 17,2%.

4 tháng, ước giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 12,3% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế nhà nước tăng 6,5% (kinh tế nhà nước Trung ương tăng 6%, kinh tế nhà nước địa phương tăng 7,9%); Kinh tế ngoài nhà nước tăng 12,4%; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,3%.

1.1 Sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương

Tháng 4/2010, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 7% so cùng kỳ. Dự kiến 4 tháng tăng 6% so cùng kỳ. Trong đó, có nhiều ngành chiếm tỷ trọng lớn, đạt mức tăng trưởng cao như: Chế biến thực phẩm tăng 7%, sản xuất thuốc lá tăng 9,6%, sản xuất phân phối điện tăng 12,2%, sản xuất khoáng phi kim loại tăng 6%...

1.2 Sản xuất công nghiệp Nhà nước Địa phương

Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng giá trị sản xuất, tháng Tư ước tăng 12,1% so cùng kỳ. Dự kiến 4 tháng tăng 7,9% so cùng kỳ. Trong đó, nhiều ngành chiếm tỷ trọng lớn, đạt mức tăng trưởng cao như: Chế biến thực phẩm tăng 66,7%, công nghiệp dệt tăng 18,3%, sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 33,9%, sản xuất các sản phẩm từ phi kim loại tăng 9%... có 4/17 ngành sản xuất giảm là: Khai thác than (giảm 6%), sản xuất kim loại (giảm 46,7%), chế tạo thiết bị máy móc (giảm 23,9%), Sản xuẩt giường tủ bàn ghế (giảm 25,8%). Tuy nhiên, các ngành giảm hầu hết đều chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp nhà nước địa phương.

1.3. Sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước.

 Trong tháng tư,giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước , chiếm  hơn 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, tăng 12,3% so cùng kỳ. Dự kiến 4 tháng tăng 12,4% so cùng kỳ. Trong đó: Công ty TNHH tư nhân tăng 13,2%, doanh nghiệp tư nhân tăng 14,5%, hộ cá thể tăng 11,2%.

1.4. Sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thành phần kinh tế (Chiếm trên 45% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn), tháng 4 ước tăng 17,2% so cùng kỳ; dự kiến 4 tháng tăng 15,3% so cùng kỳ. Trong đó, hầu hết các ngành đều tăng, chỉ có 2 ngành giảm là: sản xuất sản phẩm bằng da (giảm 11,6%), chế biến gỗ lâm sản (giảm 10,2%).

2. Vốn đầu tư:

Vốn đầu tư nhà nước do thành phố quản lý thực hiện tháng Ba đạt 1483,6 tỷ đồng, tăng 122% so với tháng 02/2010. Ước tính tháng Tư đạt 1727,7 tỷ đồng, bằng 96,9% cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 4 tháng đầu năm đạt 5295,2 tỷ đồng, bằng 70,5% so với cùng kỳ và bằng 21,3% so kế hoạch năm. Trong đó:

- Vốn ngân sách nhà nước ước đạt 3078 tỷ đồng, bằng 86,3% so với cùng kỳ và bằng 24% so với kế hoach năm 2010.

- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước ước đạt 684 tỷ đồng, bằng 53,9% so với cùng kỳ và bằng 72,4% so với kế hoạch năm 2010.

Một số tình hình đầu tư trên địa bàn thành phố:

Ngày 8/04/2010, dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản hoa phục vụ phát triển vùng hoa Tây Tựu, công trình duy nhất của ngành nông nghiệp chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng long – Hà Nội đã được khởi công. Dự án có tổng mức đầu tư 210 tỷ đồng, dự án xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, hoa quả nhằm phát triển vùng hoa Tây Tựu có quy mô 10,7 ha có 9 gói thầu chính, trong đó, có 5 gói thầu xây lắp và 4 gói thầu thiết bị, do Công ty Đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong GPMB, nhưng do tính cấp bách của dự án, chủ đầu tư vẫn quyết tâm phấn đấu đẩy nhanh tiến độ bằng việc tiến hành đồng loạt tất cả các gói thầu vừa triển khai thi công xây lắp, vừa nhập thiết bị công nghệ, bảo đảm hoàn thành dự án đúng vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Sau buổi làm việc ngày 17/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với lãnh đạo thành phố Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã thông báo chính thức về kết luận của Thủ tướng vào ngày 31/03//2010. Theo đó, Hà Nội được hưởng nhiều cơ chế mở cửa để phát triển hạ tầng, Thủ tướng đã cho phép Hà Nội áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư đàm phán đối với các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng và chuyển giao) gồm: Dự án xây dựng các tuyến đường đấu nối hạ tầng các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông; tuyến đường nối từ đường Phạm Văn Đồng đến đường 69; tuyến đường 70 theo quy hoạch (đoạn Hà Đông – Văn Điển và đoạn từ Láng – Hòa Lạc đến Nhổn); nâng cấp mở rộng quốc lộ 6; cải tạo môi trường các hồ. Thành phố cũng được phép thí điểm đầu tư một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật lớn theo hình thức đầu tư mới ở Việt Nam nhưng rất thành công ở các nước phát triển là hợp tác nhà nước – tư nhân (PPP). Bộ Kế hoạch – ĐT có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện đầu tư theo hình thức này đối với các dự án: Xây dựng tuyến đường vành đai 4; xây dựng một số tuyến đường bộ trên cao; cải tạo sông Tô Lịch và xây dựng tuyến giao thông Nhật Tân – Nội Bài …

3. Thương mại dịch vụ.

3.1. Nội thương.

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tháng Tư dự kiến đạt 69610 tỷ đồng, tăng 2,1% so tháng trước và tăng 34,3% so cùng kỳ, trong đó doanh thu bán lẻ đạt 16094 tỷ đồng, tăng 2,5% so tháng trước và tăng 31,3% so cùng kỳ.

Dự kiến 4 tháng đầu năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ đạt 266234,9 tỷ đồng, tăng 24,9% so cùng kỳ, trong đó, doanh thu bán lẻ đạt 62487,1 tỷ đồng, tăng 27,6% so cùng kỳ.

3.2. Ngoại thương.

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng tư so tháng trước giảm 1,8%, trong đó, xuất khẩu địa phương bằng tháng trước.

Dự kiến 4 tháng đạt 2229,6 triệu USD, tăng 7,2% so cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu địa phương đạt 1458,3 triệu USD, (tăng 25,8%). Mặt hàng xuất khẩu tăng nhiều là gạo (tăng 43,1%), giày dép (tăng 33,9%), linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi (tăng 46,3%)…

Nhu cầu vật tư nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh so cùng kỳ. Dự kiến kim ngạch nhập khẩu tháng Tư đạt 1802 triệu USD, tăng 19,5% so cùng kỳ, trong đó, nhập khẩu địa phương đạt 673 triệu USD (tăng 27,5%).

Dự kiến 4 tháng đạt 6853,3 triệu USD, tăng 40,8% so cùng kỳ, trong đó, nhập khẩu địa phương đạt 2518,3 triệu USD (tăng 38%) với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị phụ tùng, vật tư nguyên liệu …

3.3. Vận tải.

Tháng tư năm 2010 so tháng trước, khối lượng hàng hóa vận chuyển giảm 1,3%, khối lượng hàng hóa luân chuyển giảm 0,9%, doanh thu giảm 0,1%. Nguyên nhân, do thời tiết khô hạn nên tàu thuyền đi lại khó khăn, lượng hàng hóa vận chuyển giảm. Ước tính 4 tháng, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 18,5% so cùng kỳ, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 23,4%, doanh thu tăng 23,3%.

Khối lượng hành khách vận chuyển tháng Tư tăng 28,5% so cùng kỳ, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 17,9%, doanh thu tăng 24,1%. Dự kiến 4 tháng, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 20,5% so cùng kỳ, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 16,3%, doanh thu tăng 26,2%.

3.4. Du lịch

Khách quốc tế đến Hà Nội tháng 04/2010 khoảng 99,5 nghìn khách, tăng 1,7% so tháng trước và tăng 5,9% so cùng kỳ, khách nội địa đến Hà Nội ước tăng 2,4% so tháng trước và tăng 23,8% so cùng kỳ.. Dự tính 4 tháng, khách quốc tế bằng 98,8% so cùng kỳ, Khách nội địa tăng 3,7% so cùng kỳ.

3.5. Thị trường giá cả.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2010 giảm 0,2% so tháng trước và tăng 9,44% so với cùng kỳ năm trước. So với tháng 12 năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,47%. Có 3/11 nhóm giảm so tháng trước, trong đó hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,11% đã góp phần giảm chỉ số giá tháng Tư.

4. Sản xuất nông nghiệp

4.1. Trồng trọt.

Theo báo cáo sơ bộ, vụ xuân 2010, toàn thành phố reo trồng được 128842 ha, bằng 98,13% so cùng kỳ (giảm 2449 ha). Do thời tiết khô hạn và quá trình đô thị hóa chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên hầu hết diện tích các loại cây trồng đều giảm; chỉ có diện tích rau, hoa, cây cảnh tăng 5,22%, diện tích lúa cấy được 101786,9 ha, giảm 1424 ha. Các quận, huyện có diện tích cấy lúa giảm nhiều là Hà Đông (giảm 466 ha), Hoài Đức (giảm 183 ha), Từ Liêm (giảm 179 ha), Chương Mỹ (giảm 180 ha) …

Đến nay trà lúa sớm đã bắt đầu trổ bông, trà trung đã bước vào giai đoạn đứng cái, làm đòng, trà muộn đang đẻ nhánh rộ. Diện tích lúa đã trổ được 1735 ha tập trung ở một số huyện như: Ba Vì 665 ha, Sơn Tây 252 ha, Phúc Thọ 303 ha… Tình hình sâu bệnh hại cây trồng không đáng kể; Ốc bưu vàng, chuột, bọ trĩ, bệnh vàng lá sinh lý … lác đác gây hại nhẹ ở một vài nơi. Chi cục bảo vệ thực vật đang tăng cường công tác điều tra, dự báo cho các quận, huyện để kịp thời tổ chức phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả.

4.2. Chăn nuôi.

Trong tháng không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; công tác tiêm phòng đại trà đợt I/2010 cho đàn gia súc, gia cầm đang được tiến hành tại các quận, huyện. Kết quả thực hiện tiêm phòng từ đầu tháng đến nay như sau:

- Đàn lợn: Tiêm phòng cho 186537 lượt con văxin 4 bệnh đỏ tại 13/29 quận, huyện, thị xã; 8916 lượt con Văcxin LMLM tại 7/29 quận, huyện, thị xã.

- Đàn trâu, bò: Tiêm phòng Văcxin tụ huyết trùng cho 15913 lượt con của huyện Chương Mỹ và Văcxin LMLM cho 10445 lượt con của 8/29 quận, huyện, thị xã.

- Đàn gia cầm: Tiêm Văcxin cúm cho 408140 lượt con của 12/29 quận, huyện, thị xã.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngành Nông nghiệp & PTNT phối hợp với các địa phương tiếp tục duy trì hoạt động của 9 chốt kiểm dịch đầu mối ra vào thành phố.

4.3. Thủy sản.

Hiện nay, mực nước sông hồ đang ở mức thấp, các cơ sở nuôi trồng thủy sản đã và đang tăng cường đầu tư, củng cố, vệ sinh ao, hồ cho vụ thả mới. Tiếp tục vỗ đàn cá bố mẹ cho sinh sản, thu hoạch cá giống, nuôi cá thịt đợt 1 và các loại cá thương phẩm như cá điêu hồng, cá chim trắng… đồng thời xây dựng các mô hình thâm canh thủy sản an toàn, nhân rộng mô hình khôi phục nguồn lợi thủy sản nội đồng, xử lý ô nhiễm môi trường để tăng nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

5. Các vấn đề xã hội

5.1. Trật tự xã hội

Trong tháng Ba, đã phát hiện xảy ra 435 vụ phạm pháp hình sự (bằng 98% so cùng kỳ), số vụ được công an khám phá là 304 vụ (bằng 92,1%), số đối tượng bị bắt giữ theo luật là 474 đối tượng (tăng 0,4%). Cộng dồn 3 tháng đã phát hiện xảy ra 1201 vụ phạm pháp hình sự (bằng 90,6% so cùng kỳ), số vụ được công an khám phá là 870 vụ, (bằng 89,1%), số đối tượng bị bắt giữ theo luật là 1375 đối tượng (bằng 91%).

Đã phát hiện 62 vụ cờ bạc (bằng 75,6% so cùng kỳ), số đối tượng bị bắt giữ 399 đối tượng (bằng 84,5%). Các cơ quan pháp luật đã thụ lý hồ sơ và đưa ra xét xử, truy tố 37 vụ (bằng 100%), số đối tượng bị truy tố là 212 đối tượng (bằng 82,2%). Cộng dồn 3 tháng phát hiện 283 vụ cờ bạc (bằng 95,9% so cùng kỳ), với 1592 đối tượng (tăng 5,7%). Các cơ quan pháp luật đã thụ lý hồ sơ và đưa ra xét xử, truy tố 129 vụ với 707 đối tượng (bằng 82,9%).

Tổng số vụ buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy bị phát hiện là 210 vụ (bằng 93,8% so cùng kỳ) với số đối tượng bị bắt giữ 254 người (bằng 92,7%). Cũng trong tháng 03/2010, đã có 8 vụ hút hít và tiêm chích ma túy bị phát hiện (bằng 36,4% so cùng kỳ) với 22 đối tượng bị bắt (bằng 67,4%). Cộng dồn 3 tháng, tổng số vụ buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy bị phát hiện là 788 vụ (tăng 39,9% so cùng kỳ) với 970 đối tượng (tăng 44,3%); có 50 vụ hút hít và tiêm chích ma túy bị phát hiện (bằng 82% so cùng kỳ) với 84 đối tượng bị bắt (bằng 94,4%).

5.2. Trật tự an toàn giao thông và công tác phòng cháy chữa cháy.

Trong tháng 03/2010, toàn Thành phố đã xảy ra 48 vụ tai nạn giao thông (bằng 68,6% so cùng kỳ) với 43 người bị chết (bằng 67,2%) 10 người bị thương(bằng 71,4%). Cộng dồn 3 tháng xảy ra 184 vụ tai nạn giao thông (bằng 84,8% so cùng kỳ) với 153 người bị chết (bằng 82,3%) và 72 người bị thương (bằng 102,9%).

Cũng trong tháng Ba, toàn Thành phố xảy ra 18 vụ cháy, nổ làm chết 2 người với tổng thiệt hại lên tới 808 tỷ đồng. Cộng dồn 3 tháng xảy ra 74 vụ cháy nổ, làm chết 2 người và bị thương 6 người.

6. Tín dụng ngân hàng.

Tổng nguồn vốn huy động dự kiến tháng Tư là 637753 tỷ đồng, tăng 2,57% so tháng trước và tăng 8,29% so tháng 12/2009, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 1,5% và 9,44%, phát hành giấy tờ có giá tăng 0,4% và 2,27%, tiền gửi thanh toán tăng 3,5% và 9,38%. Tổng dư nợ cho vay dự kiến tháng 04/2010 đạt 406619 tỷ đồng, tăng 2,15% so tháng trước và tăng 7,88% so tháng 12/2009, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 2,3% và 7,77%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,95% và 8,03%.
 
 


 
CỤC TRƯỞNG

 


CÔNG XUÂN MÙI

 


BC145_CucTKe.pdf


HNP


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         Lấy lại mã bảo mật