Tình hình kinh tế - xã hội tháng tư năm 2008 (00:00 19/08/2008)


1. Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tháng Tư năm 2008 tăng 4,2% so tháng trước và tăng 11,7% so cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 4,5% và 9,4% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 5,3% và 6,4%, kinh tế Nhà nước Địa phương tăng 2,6% và 18,3%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 7,5% và 16,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10,7%% và 25,9%.



 Dự kiến 4 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng 15,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 7,3% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 4,6%, kinh tế Nhà nước Địa phương tăng 15,2%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 15,9% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,3%.

Sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2008, khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt được tốc độ tăng khá. Một số doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, đang đầu tư mở rộng thêm dây chuyền sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, tiêu thụ tốt trên thị trường trong nước và xuất khẩu 100% sản phẩm ra thị trường ngoài nước (công ty Canon sản xuất máy in phun, công ty Yamaha sản xuất xe máy, công ty ô tô VN Daewoo…). Một số ngành công nghiệp mũi nhọn chiếm tỷ trọng lớn trên địa bàn hiện đang phát huy có hiệu quả và đạt tốc độ tăng trưởng cao: chế biến thực phẩm, dệt may, sản xuất thiết bị điện tử, sản xuất thiết bị thông tin, lắp ráp ô tô xe máy…

Tuy vậy, sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2008 của Hà Nội có xu hướng giảm dần do các nguyên nhân: một số doanh nghiệp chuyển cơ sở sản xuất kinh doanh ra khỏi Hà Nội (Công ty TNHH Minh Trí, Công ty TNHH Sam Sung Industrial Vietnam, Công ty TNHH Hoà Phát), một số doanh nghiệp giải thể, kết thúc hợp đồng (Công ty cáp Vina Daesung, Công ty liên doanh ô tô Daihatsu Vietindo...) và từ đầu năm tới nay, giá nguyên vật liệu xăng dầu tăng liên tục, tình trạng mất điện luân phiên ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

2. Xây dựng cơ bản:

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương tháng Tư năm 2008 ước đạt 350 tỷ đồng, giảm 10,3% so tháng trước và bằng 73,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do công tác triển khai dự án trong tháng vừa qua của các ban gặp nhiều khó khăn do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao đặc biệt là giá thép. Hiện khó khăn này đang được các nhà thầu phối hợp với các Ban để tiến hành điều chỉnh dự toán, giá gói thầu... Dự kiến 4 tháng đầu năm 2008, vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương đạt 1770,3 tỷ đồng đạt 27,2% kế hoạch năm.

Tiến độ thực hiện một số dự án lớn của Thành phố:

* Nút giao thông Kim Liên:

Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành hạng mục hầm xe cơ giới đưa vào sử dụng Q3/2008 và hoàn thành toàn bộ công trình trong năm 2008 nhưng do vướng mắc mặt bằng của 5 hộ gia đình đầu nút Kim Liên, nên dự án có thể kéo dài đến quý I/2009.

Hiện nhà thầu đã thực hiện được khoảng 40% khối lượng công việc, Ban quản lý đang chỉ đạo nhà thầu tập trung thi công tại những vị trí không vướng mặt bằng để từng bước giải tỏa ách tắc giao thông (giảm dần phạm vi rào chắn).

* Dự án Cầu Vĩnh Tuy: Hiện nay do giá nguyên vật liệu đầu vào đang có biến động rất lớn, đặt biệt là giá thép, nên ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án : Các hạng mục gần như không được thực hiện, chỉ có hạng mục phần đường ở hai bên cầu Vĩnh Tuy đã được nghiệm thu lớp nền và hệ thống cống, tynen. Hiện đang tiến hành lớp mỏng cấp phối đá răm loại 2.

* Dự án đường 5 kéo dài:

- Gói thầu xây lắp phần đường : Phần đường gồm 7 gói thầu chính hiện vẫn đang được các nhà thầu triển khai thi công, đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng vẫn đang còn nhiều vướng mắc như gói thầu số 11, gói thầu số 9 và 1 gói thầu thuộc quận Long Biên.

- Các gói thầu xây lắp phần cầu (Cầu Đông Trù): Được chia thành 3 gói thầu chính, hiện vẫn đang được các nhà thầu triển khai, tuy nhiên cũng do giá nguyên vật liệu tăng cao, nên đã làm giảm tiến độ thi công của dự án. Về công tác thi công: hiện nhà thầu đã thi công được trên 60% số lượng cọc khoan nhồi của gói thầu số 12.

3. Thương mại dịch vụ:

* Nội thương: Tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn Hà Nội tháng 4 năm 2008 tăng 1,8% so tháng trước và tăng 28,5% so cùng kỳ năm trước, trong đó bán lẻ tăng 2,1% và 34,6%.

Dự kiến 4 tháng năm 2008, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn Hà Nội tăng 28% so cùng kỳ năm trước, trong đó bán lẻ tăng 31,4%.

* Ngoại thương:So với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng 2,9%, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 3%.

Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng 1,7% so tháng trước, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 4,3%.

Dự kiến 4 tháng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu tăng 26,9% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 36,2%. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu đều tăng so cùng kỳ: Nông sản tăng 15,5%, hàng dệt may tăng 11,7%, hàng điện tử tăng 14,1%, máy in phun tăng 44%, xăng dầu (tạm nhập tái xuất) tăng 37,1%, hàng khác tăng 37,2%...

Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 38,9%, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 33%. Mặt hàng nhập khẩu vẫn chủ yếu là thiết bị máy móc (tăng 37,4%), vật tư nguyên liệu (tăng 35,1%), xăng dầu (tăng 53%) và hàng tiêu dùng (tăng 19,6%).

* Giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư năm 2008 so tháng trước tăng 1,49% với toàn bộ các nhóm hàng đều tăng trong đó tăng nhiều nhất là hàng lương thực (tăng 3,79%), thực phẩm (tăng 1,85%), may mặc (tăng 1,82%), giao thông - bưu chính viễn thông (tăng 2,41%), giáo dục (tăng 1,21%), văn hoá-giải trí-du lịch (tăng 1,39%)... chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 năm 2008 tăng 11,02% so tháng 12 năm 2007. Chỉ số giá vàng tháng 4 năm 2008 giảm 1% so tháng trước. Chỉ số giá USD tháng 4 năm 2008 tăng 1,62% so tháng trước.

Dự kiến 4 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng 16,23%, chỉ số giá vàng tăng 39,5% và chỉ số giá USD giảm 1,29%.

4. Sản xuất nông nghiệp:

* Trồng trọt: Đến 15 tháng 4 diện tích lúa đã cấy là 19.318 ha, đạt 111% kế hoạch. Diện tích lúa xuân được làm cỏ đợt 1 đạt 100% và đợt 2 là 9.327 ha đạt 48% diện tích cấy. Diện tích rau màu vụ Xuân đã gieo trồng 9.910 ha, bằng 96% so cùng kỳ năm trước, trong đó ngô 2.074 ha (bằng 92%), khoai lang 269 ha (bằng 55%), rau đậu các loại 2.688 ha (bằng 98%), đỗ tương 536 ha (bằng 126%), lạc 3.332 ha (bằng 115%), hoa 843 ha (bằng 107%). Hiện nay, một số diện tích lúa ở Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm đã xuất hiện dịch bệnh như ốc bươu vàng, bọ trĩ và chuột phá ở mức độ nhẹ (khoảng 49 ha). Thời tiết có mưa Xuân, thuận lợi cho cây trồng phát triển, nhất là cây lúa đang phát triển tốt và đẻ nhánh nhiều.

* Chăn nuôi, thuỷ sản:

- Sơ bộ đánh giá kết quả điều tra chăn nuôi 1 tháng 4 năm 2008, đàn lợn và đàn gia cầm không có biến động nhiều so cùng kỳ năm trước. Do diễn biến của dịch bệnh tai xanh ở lợn và dịch cúm gia cầm vẫn xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành phố cùng với giá cả tăng cao, đã ảnh hưởng đến việc gia tăng thêm đàn gia súc, gia cầm. Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được đề cao và thường xuyên duy trì: đến đầu tháng 4 năm 2008, toàn thành phố đã tiêm phòng cho 123.953 con trâu, bò, lợn và 654.042 con gà vịt.

- Thuỷ sản: Hiện nay các hộ, trang trại đang tiếp tục thu hoạch cá, tôm và vệ sinh ao hồ để bắt đầu mùa nuôi thả mới. Tuy vậy, do chưa có mưa rào lớn và nguồn nước đưa vào các ao chủ yếu do các công ty thuỷ nông cung cấp nên việc chủ động nguồn nước cho nuôi thả còn gặp khó khăn.

5. Trật tự xã hội - An toàn giao thông:

Quý I năm 2008, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phát hiện và xảy ra 956 vụ phạm pháp hình sự (giảm 17,4% so cùng kỳ năm trước), bắt giữ theo luật 1.077 đối tường (tăng 2,9%).

Tổng số vụ buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma tuý quý I năm 2008 là 579 vụ (tăng 53% so cùng kỳ), bắt giữ 695 đối tượng (tăng 56%).

Quý I năm 2008, xảy ra 156 vụ tai nạn giao thông (giảm 12,3% so cùng kỳ) làm chết 88 người (giảm 16,2%) và bị thương 91 người (giảm 14%).

Có 53 vụ cháy nổ xảy ra trong quý I năm 2008 (giảm 5 vụ so với cùng kỳ) làm 2 người chết, 3 người bị thương và thiệt hại tài sản giá trị khoảng 2,1 tỷ đồng.

* Lao động việc làm: Quý I năm 2008, Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 18.700 người, đạt 20,7% kế hoạch năm (tăng 35,5% so cùng kỳ năm trước). Các sở, ban, ngành Thành phố đã phối hợp triển khai giải quyết việc làm và kế hoạch vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm ở 14 quận, huyện. Thẩm định hồ sơ và gia hạn giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho 8 đơn vị. Cấp 3.160 bằng nghề cho các trường dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội.

6. Tín dụng, ngân hàng:

Dự kiến đến cuối tháng Tư năm 2008, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đạt 379.075 tỷ đồng, tăng 2,72% so tháng trước và tăng 2,71% so cuối năm 2007, trong đó tiền gửi dân cư tăng 2,6% và 7,57%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 2,8% và giảm 0,59%. Tổng dư nợ cho vay tháng Tư đạt 221.038 tỷ đồng, tăng 2,02% so tháng trước và tăng 15,58% so cuối năm 2007, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 2,1% và 15,86%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,9% và 15,15%.



Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         Lấy lại mã bảo mật