Câu hỏi: Đề nghị Thành phố có biện pháp kiểm soát bạo lực học đường, thuốc lá điện tử, bảo mẫu bạo lực trẻ em (16:50 07/06/2024)


HNP -  Đề nghị Thành phố có biện pháp kiểm soát bạo lực học đường, thuốc lá điện tử, bảo mẫu bạo lực trẻ em (Cử tri huyện Ứng Hòa).


Trả lời:
UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để nâng cao hiệu quả phòng, chống bạo lực học đường, thuốc lá điện tử. Cụ thể:
Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 15/01/2018 về thực hiện Quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;
Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 16/01/2018 về ngăn ngừa và trợ giúp trẻ em bị bạo lực xâm hại trên địa bàn Thành phố;
Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 18/8/2020 về Kế hoạch thực hiện đề án “Xây dựng văn hóa trong trường học” giai đoạn 2020 - 2025.
Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 11/3/2024 về Thực hiện Dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Văn bản số 4254/UBND-KGVX ngày 18/12/2023 về việc nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực học đường.
 
UBND Thành phố đã chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các sở, ban, ngành xác định công tác giáo dục đạo đức lối sống phòng, chống tội phạm, bạo lực, phòng chống ma túy HIV/AIDS, phòng chống thuốc lá điện tử... cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của mỗi nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ... hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân...”; tăng cường Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong cơ sở giáo dục, gia đình người học sinh và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và xử lý kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân.
 
UBND Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành chủ động phối hợp với ngành GDĐT, cụ thể:
 
Sở GDĐT Hà Nội đã chủ động phối hợp cùng Công an Thành phố xây dựng Quy chế phối hợp số 505/QCPH/SGDĐT-CATP ngày 27/02/2017 về việc thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học (Quy chế 505); Theo Quy chế hai ngành đã thống nhất tổ chức tuyên truyền sâu rộng tới toàn bộ cán bộ, giáo viên, học viên các cơ sở giáo dục và cán bộ chiến sỹ Công an Thành phố về các nội dung của Quy chế.
 
Theo Quy chế đề ra, hàng năm, Công an Thành phố và Sở GDĐT luân phiên tổ chức sơ kết đánh giá 6 tháng và 1 năm; cấp quận, huyện, thị xã của liên ngành giao ban định kỳ 3 tháng/lần để kịp thời đánh giá tình hình thực hiện công tác phối hợp, Hàng tuần nhà trường và Công an khu vực tổ chức giao ban và tập trung đánh giá tình hình công tác an ninh trật tự, an toàn trường học và việc chấp hành luật trong tham gia giao thông của các đơn vị trường học và các cơ sở giáo dục; bàn biện pháp chỉ đạo, khắc phục dứt điểm những tồn tại ở các địa bàn phức tạp, đồng thời nắm bắt tư tưởng chính trị của cán bộ, giáo viên, học sinh.
 
Sở GDĐT và Công an Thành phố thành lập Tổ Kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra đột xuất việc triển khai thực hiện tại các nhà trường. Từ đó, đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện của các nhà trường.
 
Hai Sở đã tổ chức các đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm, vận động học sinh, tham gia cung cấp thông tin, tố giác tội phạm thông qua việc lập hòm thư, đường dây nóng, phát phiếu thu tin... Các nhà trường đã tiến hành vận động học sinh, cán bộ, nhà giáo tham gia phong trào phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn ma túy và tự giác khai báo về tình trạng sử dụng ma túy trái phép trong học sinh. Tổ chức đường dây nóng để tiếp nhận, xử lí thông tin của học sinh, cán bộ, nhà giáo và nhân dân có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy của nhà trường.
 
Sở GDĐT phối hợp với Bộ GDĐT tổ chức tập huấn cho giáo viên cách nhận biết và tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá mới.để các đơn vị tuyên truyền đến học sinh trong các nhà trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành bộ tài liệu giáo dục tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá mới và đã được ngành GDĐT triển khai đến các nhà trường đã được tích hợp giảng dạy trong các hoạt động ngoại khóa cho học sinh
 
Phối hợp với Sở Tư Pháp mở các lớp tập huấn cho cán bộ cốt cán về phổ biến giáo dục pháp luật trong các nhà trường.
Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện tốt các nội dung phòng chống tai nạn thương tích trong trường học và tổ chức các môn thi đấu thể dục thể thao cho học sinh phổ thông. Triển khai hiệu quả Quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, hướng tới xây dựng “Trường học hạnh phúc”.
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức các chuyên đề về quyền và nghĩa vụ của trẻ em, hãy nghe trẻ em nói, bảo vệ quyền trẻ em, phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em.
Phối hợp cùng Sở Tài chính bổ sung kinh phí cho các nhà trường, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động phòng tư vấn học đường.
Phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị để tuyên truyền và triển khai các giải pháp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.
Phối hợp với Sở Du lịch và Trung tâm bảo tồn văn hóa Thăng Long Hà Nội tổ chức giáo dục di sản, các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã rà soát việc bố trí, sử dụng sân chơi, bãi tập cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tại địa phương.
 
Chủ động phối hợp cùng các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục trong từng năm học.
 
Chỉ đạo các nhà trường nghiêm túc thực hiện và xử lý nghiêm (nếu có) vụ việc xảy ra trong nhà trường báo cáo kịp thời cơ quan quản lý cấp trên.

HNP


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         Lấy lại mã bảo mật