Tình hình kinh tế xã hội tháng mười và 10 tháng năm 2007 (00:00 12/12/2007)


1. Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội tháng Mười năm 2007 tăng 3,1% so tháng trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 2,9% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 2,4%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 4,5%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 5,3% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,8%.



Dự kiến 10 tháng năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội tăng 20,1% so cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 5,1% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 4,4%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 7,3%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 24,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 32,6%.

a) Sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương:

Giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương tháng Mười năm 2007 tăng 2,4% so tháng trước và tăng 4,7% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 10 tháng năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương tăng 4,4% so cùng kỳ năm trước với 13/21 ngành sản xuất tăng trong đó có một số ngành sản xuất tăng khá: chế biến thực phẩm tăng 13%, sản xuất thuốc lá tăng 21,8%, dệt tăng 13,9%, giấy tăng 18,1%, sản xuất cao su plastic tăng 14,5%, sản xuất thiết bị điện tăng 11,8%, sản xuất thiết bị thông tin tăng 10,2%... Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực do có thị trường tiêu thụ, sản xuất tăng khá cao so cùng kỳ năm trước: bia tăng 17,7%, thuốc lá bao tăng 27,1%, quần áo may sẵn tăng 16,2%, máy công cụ tăng 97,1%...

10 tháng năm 2007 có 9 doanh nghiệp thuộc các ngành: sản xuất đồ da, chế biến gỗ lâm sản, hoá chất, sản xuất sản phẩm bằng kim loại, chế tạo thiết bị máy móc, sản xuất dụng cụ chính xác, sản xuất phương tiện vận tải khác, sản xuất giường tủ đồ khác đã cổ phần hoá, vốn nhà nước <50% đã chuyển sang thành phần kinh tế ngoài nhà nước, những doanh nghiệp còn lại hoạt động cầm chừng, gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nên sản xuất giảm so cùng kỳ năm trước.

b) Sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương:

Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tháng Mười năm 2007 tăng 4,5% so tháng trước và tăng 10,8% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 10 tháng năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 7,3% so cùng kỳ năm trước với 11/17 ngành sản xuất tăng, trong đó có những ngành sản xuất tăng khá: chế tạo thiết bị máy móc tăng 31,1%, sản xuất dụng cụ chính xác tăng 28,8%, sản xuất các sản phẩm từ cao su plastic tăng 27,3%... Một số doanh nghiệp thuộc các ngành chế biến thực phẩm, chế tạo máy móc thiết bị, sản xuất thiết bị điện... đã chú trọng đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, tạo thêm nhiều sản phẩm mới tiêu thụ tốt cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Tổng vốn đầu tư nhà xưởng và thiết bị máy móc của các doanh nghiệp khoảng 239,5 tỷ đồng: Công ty Dược phẩm Hà Nội (30 tỷ đồng), Công ty Kim khí Thăng Long (16,6 tỷ), Công ty Khoá Việt Tiệp (12,7 tỷ), Công ty đóng tàu Hà Nội (7 tỷ), Công ty Kinh doanh nước sạch (130 tỷ)...

c) Sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước:

Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tháng Mười năm 2007 tăng 5,3% so tháng trước và tăng 24,0% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 10 tháng năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 24,3% so cùng kỳ năm trước, tăng cao nhất là các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần, tăng 40%, tiếp đến là khu vực công ty TNHH tư nhân tăng 17,6%, HTX tăng 8,5%, doanh nghiệp tư nhân tăng 7,5%, thấp nhất là khu vực hộ cá thể chỉ tăng 4,4%.

Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước có tốc độ tăng khá trong 10 tháng đầu năm 2007 ngoài nguyên nhân nhiều doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá có số vốn Nhà nước <50% chuyển sang khu vực công ty cổ phần (trong đó nhiều doanh nghiệp có qui mô lớn, sản xuất khá ổn định, sản phẩm tiêu thụ tốt cả trong nước và xuất khẩu), còn do tăng số lượng doanh nghiệp thành lập mới. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư thêm thiết bị, mở rộng qui mô sản xuất và khai thác được thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoài như: Doanh nghiệp tư doanh Xuân Kiên, Doanh nghiệp Thành Đạt, HTX nhựa Song Long, Công ty may Hiệp Hưng, Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi Tân Minh Hà, Công ty dây cáp điện Yên Viên, Công ty Nhật Linh, Công ty sơn Kova...

d) Sản xuất khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tháng Mười năm 2007 tăng 1,8% so tháng trước và tăng 40,8% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 10 tháng năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 32,6% so cùng kỳ năm trước với 15/19 ngành sản xuất tăng trong đó có một số ngành sản xuất tăng khá: sản xuất giường tủ đồ khác tăng 129,1%, sản xuất xe có động cơ tăng 92,4%, chế tạo thiết bị máy móc tăng 79,9%, sản xuất sản phẩm bằng kim loại tăng 78,3%, sản xuất cao su plastic tăng 74,5%, sản xuất thiết bị điện tăng 56,4%... Sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao do: Thứ nhất, số lượng các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động t¨ng (Trong 10 tháng năm 2007 có 5 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động có giá trị sản xuất đạt trên 20 triệu USD). Thứ hai, một số nhóm sản phẩm xe máy, đồ điện gia dụng, thiết bị văn phòng, dây và cáp điện, chế biến thực phẩm... nhu cầu xã hội đòi hỏi cao nên sản xuất tăng lớn.

Có 4/19 ngành sản xuất giảm là: dệt giảm 15,6%, chế biến gỗ lâm sản giảm 67,3%, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 36,4%, sản xuất dụng cụ chính xác giảm 7,7%.

2. Xây dựng cơ bản:

* Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phươngtháng 10 ước đạt 580,9 tỷ đồng, tăng 1,38% so tháng trước. Dự kiến 10 tháng năm 2007 đạt 4956,5 tỷ đồng chiếm 63,0% kế hoạch năm và bằng 90,6% so với cùng kỳ do tình hình thực hiện dự án của các ban quản lý dự án có vốn giao lớn còn gặp nhiều khó khăn như BQL dự án hạ tầng Tả Ngạn, BQL dự án Thăng Long,...:

* Tiến độ một số công trình lớn:

+ Nút giao thông Kim Liên: Hiện nay, nhà thầu đã mở rộng phạm vi rào chắn để thi công và đang triển khai thi công các công việc đào đất, xử lý nền đất và làm hệ thống dầm đỡ, cọc cừ (phía đường Đào Duy Anh).Phấn đấu đến hết năm 2007 hoàn thành 70% khối lượng xây lắp, hoàn thành mặt bằng khu vực trung tâm nút đưa vào sử dụng trong quý I/2008 và kết thúc dự án vào quý IV/2008.

+ Nút giao thông Ngã Tư Sở:

Về công tác GPMB:Còn 11 chủ đất thu hồi đợt 2 (nằm ngoài chỉ giới xây dựng nút). Ban đang phối hợp với UBND 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân hoàn tất các thủ tục để thu hồi đất trong quý IV/2007.

Về công tác thi công:đã hoàn thành và đưa vào sử dụng cầu. Hiện nay, Nhà thầu Nhà thầu đang hoàn tất một số khối lượng công việc còn lại (lắp đặt hệ thống camera, trạm điện...) và dự kiến kết thúc dự án trong tháng 10/2007.

+ Đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa:

Ban quản lý dự án Trọng điểm đang triển khai các thủ tục để thu hồi bổ sung một số diện tích đất kẹt giữa ngõ Xã Đàn 2 với đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa để hòan chỉnh đường vành đai 1 và kết hợp bảo tồn di tích Đàn Xã Tắc. Việc triển khai thu hồi các diện tích nàysẽ mất nhiều thời gian gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án.

Về công tác thi công:Đã hoàn thành 1000/1090m (khoảng 90% khối lượng công việc), phần còn lại phải chờ phương án bảo tồn di tích Đàn Xã Tắc trình Bộ Văn hoá phê duyệt để hoàn chỉnh dự án. Trường hợp nếu phải thêm ngoài chỉ giới xây dựng đường do phương án bảo tồn di tích Đàn Xã Tắc, dự án sẽ kéo dài từ 10 đến 12 tháng.

+ Dự án Bắc Thăng Long - Vân Trì:

Về công tác giải phóng mặt bằng:Hiện còn khoảng 5/205 ha đất chưa thu hồi, trong đó:

Đất ở: còn 48 hộ dân (10.500m2) thuộc 2 xã Kim Chung (9 hộ), Hải Bối (39 hộ). Ban đang phối hợp với UBND Huyện Đông Anh, UBND 2 xã giải quyết các vướng mắc để thu hồi đất trong tháng 10/2007.

Đất Nông nghiệp, đất khoán, đất nghĩa trang:khoảng 40.000m2 thuộc 2 xã Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc, kế hoạch hoàn thành thu hồi đât trong tháng 10/2007.

Hệ thống đường và thoát nước:

- Nhà thầu đang tập trung thi công Cầu vượt nút giao thông Kim Chung, Cầu C qua kênh Việt Thắng dọc đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường chính A (1,8km) để đưa vào sử dụng trong tháng 10/2007..

- Phấn đấu đến hết năm 2007 hoàn thành 85% khối lượng gói thầu và kết thúc dự án trong quý II/2008.

+ Dự án Cầu Vĩnh Tuy:

Hiện nay, các gói thầu (gói thầu số 9; 11; 14; 16; 12; 13 và 15) vẫn đang được các nhà thầu triển khai theo đúng tiến độ đề ra.

Tại gói thầu số 16 (nút giao vượt quốc lộ 5) nhà thầu vẫn đang gặp vướng mắc do chưa giải phóng được mặt bằng đoạn qua hai công ty X20 và X26. Gói thầu số 11, 12, 13 hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công để tiến hành hợp nong theo đúng tiến độ đề ra.

Theo kế hoạch vốn được được giao cho năm 2007 là kế hoạch được lập theo tiến độ thông xe kỹ thuật kỹ thuật vào ngày 2/9/2007 nhưng do trong quá trình thi công gặp phải một số vướng mắc đã được báo cáo nên việc thông xe kỹ thuật sẽ được lùi thời hạn vào dịp tết Mậu Tý 2008.

Về năng lực Tài chính của các nhà thầu hiện đang gặp khó khăn, khả năng huy động không cao dẫn đến khó mua vật tư và huy động thiết bị. Các đơn giá định mức trượt giá thay đổi liên tục nên càng khó khăn cho nhà thầu hơn.

+ Dự án đường 5 kéo dài: Đến nay các nhà thầu đang triển khai thi công gói thầu xây lắp chính (gói thầu số 6,7,8,9,11 và 12). Các nhà thầu trúng thầu đã tập trung tối đa nhân lực, thiết bị và máy móc để đẩy mạnh triển khai thi công các hạng mục.

Gói thầu số 6 và 11 đang khẩn trương hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, nền mặt đường và các công trình phụ trợ liên quan.

Gói thầu số 7,8, 9 nhà thầu vẫn đang tập trung thi công nền đường và các cấu kiện bê tông đúc sẵn.

Gói thầu số 12 đã thi công xong cọc khoan nhồi, và đang tiến hành các kết cấu phần dưới.

Đối với công tác GPMB:hiện đang điều tra khảo sát, lên phương án bồi thường đối với phần đất nông nghiệp còn lại và phần đất thổ cư ở cả hai địa phương.

+ Dự án Cầu Đông Trù: Cầu Đông Trù có kết cấu phần trên 03 nhịp vòm ống thép nhồi bê tông (80 + 120 + 80m) bề rộng cầu 55m, đây là kết cấu phức tạp công nghệ mới, với quy mô lớn chưa từng được áp dụng tại Việt Nam. UBND Thành phố đã cho phép chuyển giao công nghệ thiết kế, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, tư vấn giám sát, quản lý và khai thác. Tuy nhiên, do công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế nên trình tự thực hiện, tuyển chọn theo luật định. Hiện nay, Ban quản lý dự án Tả Ngạn đang tiến hành xin điều chỉnh và đã trình hồ sơ lên UBND thành phố chờ phê duyệt.

3. Thương mại dịch vụ:

a) Nội thương: Tháng Mười năm 2007 tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 2,1% so tháng trước và tăng 20,5% so cùng kỳ năm trước, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 2,0% và 22,6%.

Dự kiến 10 tháng năm 2007, tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội Hà Nội tăng 22,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 23,0%.

Ngành thương mại Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp xúc tiến thương mại như: tổ chức "tháng bán hàng khuyến mại" (tháng 10), mở rộng chuỗi siêu thị Hapro nhằm đón các cơ hội gia tăng nguồn vốn đầu tư vào hệ thống bán lẻ hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Do đó, tiêu thụ được nhiều hàng hoá có thế mạnh cña Hµ néi,đồng thời thực hiện nghiêm các điều khoản cam kết, minh bạch, công khai trong kinh doanh...

b) Ngoại thương: Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội có tốc độ tăng khá cao, trong đó xuất khẩu của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài vẫn giữ được tốc độ tăng rất cao. Hàng may mặc xuất khẩu được nhiều nhưng tốc độ tăng không bằng năm trước. Hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là xăng dầu, vật liệu xây dựng, vật tư cho công nghiệp và máy móc thiết bị.

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội tháng Mười năm 2007 tăng 1,9% so tháng trước, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 2,1%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng 2,3% so tháng trước, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 2,6%.

Dự kiến 10 tháng năm 2007, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng 21,4% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 25,2% so cùng kỳ năm trước, kinh tế Nhà nước tăng 18,6%, kinh tế ngoài Nhà nước tăng 18,0% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 26,4%; Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 18,7%, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 18,6%, kinh tế Nhà nước tăng 19,3%, kinh tế ngoài Nhà nước tăng 15,2% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,8%.

c) Vận tải: Tháng Mười năm 2007 so tháng trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 1,9%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 2,0%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 2,1%. Khối lượng hành khách vận chuyển tăng 0,8%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 1,0%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 1,0%.

Dự kiến 10 tháng 2007 so cùng kỳ năm trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 14,2%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 17,0%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 18,5%. Khối lượng hành khách vận chuyển tăng 8,9%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 17,7%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 19,9%.

d) Giá cả - thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Mười năm 2007 tăng 0,46% so tháng trước, trong đó tăng cao nhất là nhóm hàng thực phẩm (tăng 1,17) và nhóm hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (tăng 1,05%). Giá vàng biến động khá mạnh, so tháng trước tăng 6,6%. Ngày 15/10 giá vàng 99,99 bán ra trên thị trường tư nhân phổ biến ở mức 1412 ngàn đồng/chỉ. Giá đôla Mỹ giảm 0,83% so tháng trước; giá đôla Mỹ bán ra trên thị trường tư nhân ngày 15/10 phổ biến ở mức 16173 đồng/USD.

4. Sản xuất nông nghiệp

- Sản xuất vụ mùa: đến nay toàn Thành phố đã thu hoạch được 15362 ha lúa mùa, so với diện tích đã cấy đạt 69% và 2392 ha rau màu các loại (đậu tương 630 ha, lạc 101 ha, ngô 508 ha và 1180 ha rau đậu các loại). Do cơ cấu lúa mùa sớm là chủ yếu, thời tiết hanh khô lúa chín tập trung, bà con khẩn trương thu hoạch để làm cây vụ đông nên tốc độ thu hoạch tương đương so cùng kỳ năm trước. Các quận, huyện có tốc độ thu hoạch nhanh là: Thanh Trì (90%), Đông Anh (81%), Sóc Sơn (76%). Dự kiến đến tuần đầu tháng 11 sẽ thu hoạch xong.

Vụ mùa năm nay thời tiết có nhiều thuận lợi cây trồng phát triển tốt, sâu bệnh ở mức độ nhẹ nên dù kiÕn năngsuất lúa mùa sẽ đạt 41,2 tạ/ha.

- Gieo trồng cây vụ đông: Cùng với thu hoạch lúa mùa và các cây hè thu, hiện nay các huyện đang tích cực gieo trồng các loại cây vụ đông. Tiến độ gieo trồng cây vụ đông nhanh hơn so cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích cây vụ đông đã gieo trồng là 7279 ha, tăng 7,2% so cùng kỳ năm trước.

- Chăn nuôi: Trong tháng qua trên địa bàn Thành phố không xuất hiện dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Công tác tuyên truyền đối với người dân, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên toàn Thành phố vẫn được duy trì thường xuyên, định kỳ.

- Thuỷ sản: Do thời tiết diễn biến phức tạp nên các hộ sản xuất thuỷ sản vẫn tiếp tục che chắn, gia cố bờ ao, hồ để giảm thiệt hại về kinh tế khi có ngập úng xảy ra. Do thuỷ sản tiêu thụ tốt nên các hộ sản xuất không ngừng đánh tỉa, thả bù nhằm thu lợi nhuận cao, khả năng sản lượng thuỷ sản sẽ tăng đáng kể so với năm trước.

5. Trật tự xã hội - an toàn giao thông: Chín tháng đầu năm 2007, toàn Thành phố phát hiện và xẩy ra 4024 vụ phạm pháp hình sự (giảm 22% so cùng kỳ năm trước) với 3377 đối tượng bị bắt giữ theo luật (giảm 16%). Tổng số vụ buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma tuý là 1461 vụ (tăng 1%) với 1743 đối tượng bị bắt giữ (giảm 7,6%).

Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố từ đầu năm đến nay diễn biến theo chiều hướng tốt. Số vụ tai nạn giao thông xẩy ra trong 9 tháng đầu năm là 599 vụ (giảm 10,4% so cùng kỳ năm trước) làm 339 người chết (tăng 7,3%) và 403 người bị thương (giảm 22%). 9 tháng năm 2007 có 131 vụ cháy nổ xảy ra (tăng 12,9% so cùng kỳ năm trước) làm thiệt hại tài sản trị giá 12,47 tỷ đồng, làm 5 người chết và 9 người bị thương.

6. Tín dụng Ngân hàng:

Dự kiến đến cuối tháng Mười năm 2007, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội tăng 1,97% so cuối tháng trước và tăng 28,71% so với cuối năm 2006, trong đó tiền gửi dân cư tăng 1,65% và 23,37%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 2,2% và 32,94%. Dư nợ cho vay tăng 2,24% so tháng trước và tăng 34,33% so với cuối năm 2006, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 2,3% và 32,18%, dư nợ trung và dài hạn tăng 2,14% và 37,97%.



Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         Lấy lại mã bảo mật