Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng Tám và 8 tháng đầu năm 2005 (00:00 19/08/2005)


1. Sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội tháng Tám năm 2005 tăng 5% so tháng trước trong đó kinh tế Nhà nước tăng 4,8% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 5,5%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 2,6%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 4,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 5,9%.



1. Sn xut công nghip

Giá trịsản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phốHà Nội tháng Tám năm 2005 tăng 5% so tháng trước trong đó kinh tếNhà nước tăng 4,8% (kinh tếNhà nước Trung ương tăng 5,5%, kinh tếNhà nước địa phương tăng 2,6%), kinh tếngoài Nhà nước tăng 4,3%, khu vực có vốn đầu tưnước ngoài tăng 5,9%.

Dựkiến 8 tháng năm 2005 giá trịsản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 14,9% so cùng kỳnăm trước trong đó kinh tếNhà nước tăng 6,5% (kinh tếNhà nước Trung ương tăng 4,2%, kinh tếNhà nước địa phương tăng 15,3%), kinh tếngoài Nhà nước tăng 19,5%, khu vực có vốn đầu tưnước ngoài tăng 24,4%.

a/ Sn xut công nghip Trung ương: Giá trịsản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương tháng Tám năm 2005 tăng 5,5% so tháng trước và 8 tháng năm 2005 tăng 4,2% so cùng kỳnăm trước.

Sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương 8 tháng năm 2005 so cùng kỳnăm trước tăng ít do 3 nguyên nhân: Một là, sang năm 2005 nhiều doanh nghiệp Nhà nước Trung ương đã và đang tiến hành cổphần hoá với vốn Nhà nước chi phối <50% đã được tính chuyển sang khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước; Hai là, giá nguyên liệu vật tưnhập khẩu đầu vào tăng đột biến (xăng dầu, sắt thép, hoá chất, nguyên phụliệu ngành may...) ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu thụsản phẩm công nghiệp; Ba là, tỷtrọng sản phẩm công nghiệp gia công còn lớn nên một sốsản phẩm sản xuất tăng cao nhưng tiêu thụkểcảtrong nước và xuất khẩu gặp khó khăn.

Trong 8 tháng năm 2005, có một sốdoanh nghiệp đã chú trọng đầu tưmởrộng sản xuất nên sản xuất vẫn ổn định và đạt tốc độtăng cao là Cty rượu Hà Nội (tăng 101,7%), Cty thuốc lá Thăng Long (tăng 31%), Cty dệt vải công nghiệp (tăng 25,8%), Cty may Đức Giang (tăng 27,5%), Cty in tiền quốc gia (tăng 23,3%), Cty hoá chất Đức Giang (tăng 22,8), Cty xà phòng Hà Nội (tăng 56,3%), Cty vật liệu xây dựng bưu điện (tăng 45,7%), Cty cơkhí ngân hàng (tăng 56,6%), Cty bóng đèn phích nước Rạng Đông (tăng 11,9%), Cty cơkhí 19/8 (tăng 69,3%), Cty ô tô Hoà Bình (tăng 37,9%), Cty pin Hà Nội (tăng 24,5%)...

Các sản phẩm công nghiệp 8 tháng năm 2005 vẫn giữđược uy tín trên thịtrường, có lượng tiêu thụtốt, đạt tốc độtăng khá là: bia (tăng 34,5% so cùng kỳ), thuốc lá (tăng 48,3%), vải lụa thành phẩm (tăng 6,6%), động cơđiện (tăng 21,5%), quạt điện dân dụng (tăng 14,7%), ô tô lắp ráp (tăng 143,4%)...

b/ Sn xut công nghip Nhà nước địa phương: Giá trịsản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tháng Tám năm 2005 tăng 2,6% so tháng trước và tăng 16,8% so cùng kỳnăm trước.

Dựkiến 8 tháng năm 2005, giá trịsản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 15,3% so cùng kỳnăm trước. Các doanh nghiệp có sản xuất tăng khá do có đầu tưđổi mới thiết bịsản xuất: Cty khoá Việt Tiệp (tăng 110%), Cty xe đạp xe máy Thống Nhất (tăng 135%), Cty cơđiện Trần Phú (tăng 60%), Cty kim khí Thăng Long, Cty chếtạo điện cơThống Nhất, Cty giày Thượng Đình, Cty may 40, Cty cổphần dệt 10/10...

c/ Sn xut công nghip ngoài Nhà nước: Giá trịsản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tháng Tám năm 2005 tăng 4,3% so tháng trước và tăng 16,4% so cùng kỳnăm trước.

Dựkiến 8 tháng năm 2005 giá trịsản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 19,5% so cùng kỳnăm trước trong đó các Cty TNHH tưnhân tăng 20,1%, Cty cổphần tăng 30,5%, doanh nghiệp tưnhân tăng 16,1%, hợp tác xã tăng 4,6% và hộcá thểtăng 4,8%. Cả14/14 quận, huyện đều có giá trịsản xuất công nghiệp tăng so cùng kỳnăm trước trong đó các quận, huyện đạt tốc độtăng khá là: Ba Đình (tăng 24,1%), TừLiêm (tăng 21%), Thanh Trì (tăng 21,8%)...

d/ Sn xutcông nghip khu vc có vn đầu tưnước ngoài: Giá trịsản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tưnước ngoài tháng Tám năm 2005 tăng 5,9% so tháng trước và tăng 4,1% so cùng kỳnăm trước.

Dựkiến 8 tháng năm 2005 giá trịsản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tưnước ngoài tăng 24,4% so cùng kỳnăm trước với 12/19 ngành sản xuất tăng trong đó những ngành sản xuất tăng khá là: chếbiến thực phẩm (tăng 35,2%), chếbiến gỗ(tăng 71,4%), sản xuất hoá chất (tăng 130,8%), sản xuất cao su plastic (tăng 253,6%), sản xuất khoáng phi kim loại (tăng 42,5%), sản xuất sản phẩm bằng kim loại (tăng 202,7%), sản xuất thiết bịvăn phòng (tăng 30,8%), sản xuất xe có động cơ(tăng 62,8%), sản xuất phương tiện vận tải khác (tăng 34,1%)... 7/19 ngành sản xuất giảm là: công nghiệp dệt (giảm 46%), sản xuất trang phục (giảm 16%), xuất bản-in (giảm 31,4%), sản xuất kim loại (giảm 17,8%), chếtạo thiết bịmáy móc (giảm 5,2%), sản xuất dụng cụchính xác (giảm 14%), sản xuất giường tủđồkhác (giảm 3%).

2. Xây dng cơbn

Dựkiến vốn đầu tưxây dựng cơbản ngân sách Nhà nước địa phương tháng Tám năm 2005 đạt 296 tỷđồng (xây lắp 170 tỷđồng, thiết bị23 tỷđồng) tăng 9,2% so tháng trước. Theo kếhoạch, trong tháng Tám năm 2005 hoàn thành bàn giao trường THCS Quang Trung (Đống Đa) 24 phòng học, trường tiểu học MễTrì B (TừLiêm) 26 phòng học, trường tiểu học Xuân Phương (TừLiêm) 33 phòng học.

Dựkiến 8 tháng năm 2005, vốn đầu tưxây dựng cơbản ngân sách Nhà nước địa phương đạt 2117 tỷđồng (xây lắp 1190,5 tỷđồng, thiết bị136,7 tỷđồng) tăng 39,8% so cùng kỳnăm trước, đạt 61,6% kếhoạch năm 2005.

* Tiến độmt scông trình, dán :

+ Dựán thoát nước giai đoạn 1 : Công tác lắp đặt thiết bịcho 2 trạm xửlý nước thải (gói thầu CP12) đến nay đã hoàn thành, hiện đang cho vận hành thửvà đào tạo công nhân vận hành. Dựkiến tháng Chín năm 2005 sẽbàn giao.

+ Nút giao thông Ngã TưSở : Đã hoàn thành 2 trụP6, P7 ; đang thi công cọc khoan nhồi của 2 trụP3, P4 và triển khai thửtải nhịp P8-A2. Phấn đấu hết tháng Tám năm 2005 sẽthi công xong 4 trụvà mốcầu phía đường Nguyễn Trãi. Đã đổxong bê tông lót, bê tông gối đỡ, hiện đang gia công cốt thép bản đáy của các đốt hầm C4, C5, C6 và lắp dựng giằng cừlớp 1 của các đốt hầm A1-A2.

+ Đường vành đai 1 (Kim Liên - Ô ChợDừa) : đã có 201 phương án đền bù cho các hộdân thuộc 2 phường Phương Liên, Nam Đồng được phê duyệt. Tuy nhiên, do nhà tái định cưB3 Trung Yên chưa hoàn thành bàn giao, nên chủđầu tưchưa thểtiến hành chi trảtiền đền bù cho các phương án đã được phê duyệt.

3. Thương mại- Dịch vụ

* Ni thương:Dựkiến tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụtrên địa bàn Hà Nội tháng Tám năm 2005 tăng 1,7% so tháng trước, trong đó bán lẻtăng 2,1%. Trong tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụso tháng trước ngành thương nghiệp tăng 1,8%, khách sạn, nhà hàng tăng 0,8%, ngành dịch vụtăng 2,1% và ngành du lịch lữhành tăng 0,6%.

Dựkiến 8 tháng đầu năm 2005 tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụtăng 21,8% so cùng kỳ, trong đó bán lẻtăng 19,1%.

* Ngoi thương: Tháng Tám năm 2005 so tháng trước, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 2,2% trong đó xuất khẩu địa phương tăng 2,8%, kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 2,6%, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 2%.

Dựkiến 8 tháng năm 2005 so cùng kỳnăm trước, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 20,2%, trong đó doanh nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 15,3%, doanh nghiệp Nhà nước địa phương tăng 18,5%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 13% và doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài tăng 34%. Các mặt hàng xuất khẩu tăng nhiều là: hàng nông sản (tăng 20,8%), hàng điện tử(tăng 27,6%), máy in phun (tăng 59,3%), xăng dầu (tạm nhập tái xuất) (tăng 52,3%)... Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 21,5%, trong đó doanh nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 19,8%, doanh nghiệp Nhà nước địa phương tăng 10,8%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 20,5%, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài tăng 34,6%. Hàng hoá nhập khẩu các ngành hàng đều tăng: máy móc thiết bịphụtùng (tăng 14,6%), vật tưnguyên liệu (tăng 15,4%), xăng dầu (tăng 29,4%), hàng tiêu dùng (tăng 30,3%).

* Vn ti: So tháng trước, tháng Tám năm 2005 khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 0,3%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 3,8%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 9,6%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 2,6%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 2,8%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 2%.

Dựkiến 8 tháng năm 2005 so cùng kỳnăm trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 16,1%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 18%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 28,3%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 28,8%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 26,2%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 32,4%.

* Giá c: So tháng trước, chỉsốgiá tiêu dùng tháng Tám năm 2005 tăng 0,55%, trong đó các nhóm hàng đều tăng giá, tăng nhiều nhất là hàng giáo dục và đồdùng học tập (tăng 0,82%), nhà ởvà vật liệu xây dựng (tăng 0,81%), phương tiện đi lại, bưu điện (tăng 0,76%), đồdùng và dịch vụkhác (tăng 0,75%)... Chỉsốgiá vàng tăng 0,25%, chỉsốgiá đôla Mỹtăng 0,04%.

So với tháng Mười Hai năm 2004, chỉsốgiá tiêu dùng tăng 5,98% trong đó hàng thực phẩm tăng 7,88%, nhà ởvà vật liệu xây dựng tăng 7,56%, văn hoá thểthao giải trí tăng 5,65%, phương tiện đi lại bưu điện tăng 5,16%...

4. Sn xut nông nghip:

Tính đến 15/8/2005, toàn Thành phốđã cấy được 23471 ha lúa mùa, đạt 98,6% so dựkiến và bằng 97,5% so cùng kỳnăm trước (hiện nay chỉcòn huyện Sóc Sơn chưa cấy xong và mới đạt 94% kếhoạch gieo cấy lúa mùa do những chân ruộng trũng phải chờnước rút mới cấy được). Diện tích lúa mùa được bón phân và làm cỏđợt 1 là 18141 ha (đạt 77,3% diện tích đã cấy), làm cỏđợt 2 là 12366 ha (đạt 52,7% diện tích đã cấy).

Tình hình sâu bệnh đã xuất hiện trên diện tích lúa đã cấy, chủyếu là sâu đục thân, bệnh khô vằn phá hại trên trà lúa sớm của Sóc Sơn, Đông Anh. Đặc biệt, có ốc bươu vàng đang phát triển mạnh và phá hại lúa ởĐông Anh, Long Biên, Gia Lâm.

Cùng với gieo cấy và chăm sóc lúa mùa, các quận, huyện đã gieo trồng được 3946 ha rau, mầu các loại, so cùng kỳnăm trước tăng 19%, trong đó ngô hè thu 206 ha (bằng 112%), lạc hè thu 50 ha (bằng 185,7%), đậu tương 714 ha (bằng 94,4%), rau các loại 2137 ha (bằng 120,5%).

Tình hình chăn nuôi phát triển chậm (chăn nuôi ởcác quận có xu hướng giảm, các huyện phát triển bình ổn): đàn lợn không tăng (do giá lương thực và thức ăn gia súc tăng cao), đàn trâu giảm, đàn bò tăng chút ít, đàn gia cầm đang được củng cốnhưng phát triển chậm. Đểđềphòng các dịch bệnh gia súc gia cầm, hiện nay các quận huyện đang tăng cường công tác tiêm phòng dịch cho đàn gia súc gia cầm và kiểm dịch việc vận chuyển gia súc gia cầm.

5/ Trt tan toàn xã hi và thc hin chính sách xã hi:

Tháng Bảy năm 2005, trên địa bàn Thành phốHà Nội xẩy ra 540 vụphạm pháp hình sự(tăng 1% so tháng trước) với 437 đối tượng (tăng 4%); xẩy ra 89 vụtai nạn giao thông (tăng 9%) làm chết 35 người (tăng 6%) và làm bịthương 71 người (tăng 12%); Sốvụcháy nổtrong tháng Bảy năm 2005 là 17 vụ(giảm 1 vụ) với tổng trịgiá tài sản thiệt hại là 970 triệu đồng (không có người chết và bịthương).

Kỷniệm 58 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2005) Uỷban nhân dân Thành phốHà Nội ra quyết định tặng quà với kinh phí 5,2 tỷđồng cho các đối tượng hưởng chính sách thương binh liệt sĩtrên địa bàn Thành phốHà Nội, tổchức tốt việc thăm hỏi tặng quà các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹViệt Nam anh hùng tiêu biểu và một sốđơn vịđiều dưỡng nuôi dưỡng người có công, đơn vịsản xuất kinh doanh của thương binh và người tàn tật của Thành phố. Thực hiện chi trảtrợcấp thường xuyên cho 39661 người có công với kinh phí 13,5 tỷđồng. Chi trảtrợcấp theo Nghịđịnh 59/2003/NĐ-CP và người hoạt động kháng chiến với kinh phí trên 3 tỷđồng.

6. Tín dng - Ngân hàng:

Dựkiến đến cuối tháng Tám năm 2005, tổng nguồn vốn huy động của các tổchức tín dụng trên địa bàn Hà Nội tăng 1,51% so tháng trước, trong đó tiền gửi dân cưtăng 1,8%, tiền gửi của các tổchức kinh tếtăng 1,3%. Dưnợcho vay của các ngân thương mại tháng Tám tăng 1,81% so tháng trước trong đó dưnợngắn hạn tăng 1,95%, dưnợtrung và dài hạn tăng 1,65%.



Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         Lấy lại mã bảo mật