Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng Ba và quý I năm 2005 (00:00 24/03/2005)


Năm 2005 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, cũng là năm có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế – xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII đề ra. Phát huy những kết quả đã đạt được năm 2004, với tinh thần phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2005 và lập thành tích chào mừng những ngày kỷ niệm lớn trong năm, kinh tế – xã hội của Thủ đô Hà Nội quý I /2005 tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 10,5%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,8%, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 28,4%, tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ tăng 24,6%, kim ngạch xuất khẩu tăng 17,2%,…Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, đời sống của nhân dân tiếp tục được chăm lo, cải thiện.



1. Tổng sản phẩm nội địa (GDP):

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn Hà Nội quý I /2005 so với cùng kỳ năm trước tăng 10,5%. Ngành công nghiệp và xây dựng duy trì được mức tăng khá với giá trị tăng thêm tăng 13,9% (đóng góp 5,9% vào mức tăng chung), các ngành dịch vụ có giá trị tăng thêm tăng 8,2% (đóng góp 4,5% vào mức tăng chung). Ngành nông lâm - thuỷ sản tuy vẫn ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nhưng có mức tăng so cùng kỳ với giá trị tăng thêm tăng 3,8% (đóng góp 0,1% vào mức tăng chung).

Tốc độ tăng GDP quý I so cùng kỳ năm trước của một số năm gần đây như sau:

Tốc độ tăng so cùng kỳ năm trước (%)

Q1

2001

Q1

2002

Q1

2003

Q1

2004

Q1

2005

Tổng số

9,1

9,7

9,8

9,4

10,5

- Ngành Công nghiệp — Xây dựng

10,7

18,2

13,2

16,3

13,9

- Ngành Nông lâm thuỷ sản

3,5

2,2

1,8

-0,2

3,8

- Ngành dịch vụ

8,7

5,8

8,1

4,9

8,2

2. Sản xuất Công nghiệp:

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội tháng Ba năm 2005 tăng 16,7% so tháng trước trong đó kinh tế Nhà nước tăng 17,3% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 17,2%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 17,4%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 15,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,9%.

Dự kiến quý I /2005 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 16,8% so cùng kỳ năm trước trong đó kinh tế Nhà nước tăng 13,9% (kinh tế Nhà nước trung ương tăng 14%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 13,2%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 17,4% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21%

* Sản xuất công nghiệp Trung ương: Giá trị sản xuất công nghiệp trung ương tháng Ba năm 2005 tăng 17,2% so với tháng trước và tăng 13,4% so cùng kỳ năm trước. Có 19/22 ngành sản xuất tăng so cùng kỳ trong đó có một số ngành tăng khá: sản xuất xe có động cơ tăng 81,9%, chế biến gỗ lâm sản tăng 77,6%, khai thác đá tăng 50%, sản xuất thuốc lá tăng 41,5%, sản xuất giường tủ bàn ghế tăng 41,1%, chế biến thực phẩm tăng 20,4%,…

Dự kiến quý I /2005 giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương tăng 14% so với cùng kỳ năm trước với 21/22 ngành sản xuất tăng trong đó một số ngành đạt mức tăng khá: sản xuất xe có động cơ tăng 52,7%, sản xuất thuốc lá tăng 33,7%, sản xuất giường tủ bàn ghế tăng 28,4%, sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 24,9%, chế biến gỗ lâm sản tăng 22,6%,… Ngành sản xuất giảm so cùng kỳ là ngành sản xuất đồ da giảm 40,3%. Các doanh nghiệp sản xuất tăng trưởng khá do có thị trường tiêu thụ tốt là: Công ty May 10 tăng 15,9%, Công ty May Thăng Long tăng 14,5%, Phân lân Văn Điển tăng 14,9%, Sơn tổng hợp Hà Nội tăng 9,6%, Xà phòng Hà Nội tăng 34,1%, Cao su sao vàng tăng 7,9%, Điện tử Đống Đa tăng 39,1%, Công ty Ô tô 3/2 tăng 66,6%, Ô tô 1/5 tăng 46,6%, Ô tô Hoà Bình tăng 61,8%, Xe lửa Gia Lâm tăng 76,2%,…

* Sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương: Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương tháng Ba năm 2005 tăng 17,4% so tháng trước và tăng 9,9% so cùng kỳ năm trước. Có 15/19 ngành sản xuất tăng so cùng kỳ trong đó có những ngành sản xuất tăng khá: khai thác than tăng 221,4%, sản xuất xe có động cơ tăng 40%, sản xuất dụng cụ chính xác tăng 50%, sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 34,8%, sản xuất các sản phẩm bằng kim loại tăng 25,3%,…có 4 ngành sản xuất giảm là công nghiệp dệt giảm 5,58%, sản xuất đồ da giảm 0,9%, sản xuất các sản phẩm từ cao su giảm 7,9% và sản xuất ti vi thiết bị thông tin giảm 4,9%.

Dự kiến quý I năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp địa phương tăng 13,2% so cùng kỳ năm trước với 18/19 ngành sản xuất tăng trong đó một số ngành tăng khá là khai thác than tăng 107,3%, sản xuất dụng cụ chính xác tăng 45,4%, sản xuất xe động cơ tăng 39,6%, sản xuất tivi thiết bị thông tin tăng 32,1%, sản xuất các sản phẩm từ kim loại tăng 23,7%, sản xuất thiết bị điện tăng 24,1%, chế biến thực phẩm tăng 21,2%,… Ngành sản xuất giảm so với cùng kỳ là xuất bản in (giảm 4%). Một số doanh nghiệp do chú trọng đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị, bổ sung thêm một số dây chuyền sản xuất nâng cao năng lực sản xuất do vậy sản xuất tăng cao: Cơ điện Trần Phú, Công ty Bê tông Vĩnh Tuy, Công ty Điện tử Hà Nội, Công ty Kim khí Thăng Long, Công ty Dược phẩm Hà Nội, Công ty cổ phần Dệt 10/10…

* Sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước: Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tháng Ba năm 2005 tăng 15,2% so tháng trước và tăng 17,4% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến quý I /2005 giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 17,4% so cùng kỳ năm trước với tất cả các thành phần kinh tế đều tăng: Công ty TNHH tư nhân tăng 19,2%, Công ty CP khác tăng 19,1%, Doanh nghiệp tư nhân tăng 10,6%, HTX tăng 11,7% và hộ sản xuất cá thể tăng 12,9%. Quý I/2005 sản xuất công nghiệp ở 13/14 quận huyện đều tăng so cùng kỳ, trong đó các quận huyện đạt mức tăng khá là Từ Liêm (tăng 29,5%), Đông Anh (tăng 31,9%), Long Biên (tăng 27,2%), Thanh Xuân (tăng 22,1%), Hoàng Mai (tăng 21,9%), Đống Đa (tăng 20,9%), …riêng quận Tây Hồ sản xuất giảm 1,5% so với cùng kỳ do có một số doanh nghiệp chuyển sang địa bàn quận huyện khác. Các doanh nghiệp sản xuất có tốc độ tăng trưởng cao: HTX Nhựa Song Long, DNTN Xuân Kiên, Công ty TNHH Hiệp Hưng, Công ty Nam Hoà, Công ty Hoà Phong, Công ty TNHH Nhật Linh, Công ty KOVA, Công ty VIFO, Công ty Tùng Lâm…

* Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tháng Ba năm 2005 tăng 16,9% so với tháng trước và tăng 15,2% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến quý I /2005, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21% so cùng kỳ năm trước với 11/19 ngành sản xuất tăng trong đó có một số ngành sản xuất tăng khá: sản xuất cao su Plastic tăng 65,8%, sản xuất thiết bị văn phòng tăng 114,3%, sản xuất tivi thiết bị thông tin tăng 47,7%, sản xuất sản phẩm bằng kim loại tăng 34,4%, sản xuất xe động cơ tăng 25,5%, sản xuất thiết bị điện tăng 20,2%...có 8/19 ngành sản xuất giảm là: Dệt giảm 55,1%, sản xuất trang phục giảm 42,3%, chế biến gỗ lâm sản giảm 3,4%, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 37,8%, xuất bản in giảm 4,3%, sản xuất khoáng phi kim loại giảm 15,7%, sản xuất kim loại giảm 48,1% và sản xuất giường tủ đồ khác giảm 33,2%.

Quý I/2005 số doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động là 190 doanh nghiệp trong đó 19 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động giá trị sản xuất đạt 26, 9 tỷ đồng.

3. Xây dựng cơ bản

* Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương:

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương tháng Ba năm 2005 đạt 309, 1 tỷ đồng (xây lắp 177 tỷ đồng, thiết bị 44, 5 tỷ đồng) bằng 112,7% so tháng trước tăng 10% so cùng kỳ năm trước đạt 9,4% kế hoạch năm 2005. Trong tháng dự kiến khởi công xây dựng trường tiểu học Đông Ngạc A và trường THCS Mễ Trì B (Từ Liêm).

Dự kiến vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương quí I /2005 đạt 675 tỷ đồng (xây lắp 367, 5 tỷ đồng, thiết bị 61, 7 tỷ đồng) tăng 28,4% so cùng kỳ và đạt 20,6% kế hoạch năm.

Tiến độ một số công trình trọng điểm:

- Dự án thoát nước giai đoạn 1: hiện nay đang thi công một số đoạn còn lại của sông Sét (gói thầu CP 7a), phấn đấu trong tháng Tư năm 2005 sẽ hoàn thành gói thầu này; đã xây xong 2 trạm xử lý nước thải (gói thầu CP 12), hiện đang hoàn thiện để chuẩn bị cho việc lắp đặt thiết bị vào cuối tháng Ba, đầu tháng Tư.

- Giải phóng mặt bằng nút giao thông Ngã Tư Sở:Nhìn chung tương đối thuận lợi, sau khi hoàn thành khối lượng giải phóng mặt bằng đợt 1 và một phần của đợt 2, hiện nay các cơ quan chức năng đang khẩn trương thực hiện giải phóng mặt bằng bước 2 đợt 2 và di chuyển các công trình kỹ thuật để có thể khởi công cầu vượt vào cuối tháng Tư năm 2005.

- Công tác tu bổ đê kè:đến nay đã thực hiện đắp đê được 134165 m3 đạt 41,5% khối lượng kế hoạch với 2/16 điểm đã thi công xong, phấn đấu hoàn thành việc đắp đê xong trước 31/3/2005. Hiện có 3 điểm kè đang được triển khai thi công, tuy nhiên đến nay mới thực hiện được 7,4% khối lượng kế hoạch.

* Đầu tư trực tiếp nước ngoài:Dự kiến quí I /2005 thu hút được 23 dự án (giảm 20% so cùng kỳ) với vốn đầu tư đăng ký là 922 triệu USD (tăng 20, 54 lần so cùng k?) trong đó có 15 dự án cấp mới với vốn đầu tư đăng ký là 850 triệu USD và 8 dự án bổ sung tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký là 72 triệu USD. Các dự án đầu tư nước ngoài quí I /2005 tuy số lượng giảm so cùng kỳ nhưng vốn ĐT đăng ký lớn và đặc biệt có 2 dự án có tổng vốn đầu tư lớn là dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh mạng điện thoại di động CDMA (656 triệu USD) và dự án công ty TNHH Coralis Việt Nam xây dựng toà nhà 65 tầng (114, 58 triệu USD).

* Tổng vốn đầu tư xã hội: trên địa bàn Hà Nội quý I /2005 dự kiến đạt 5730 tỷ đồng, tăng 12,4% so cùng kỳ trong đó vốn trong nước là 4830 tỷ đồng (chiếm 84,3%) và vốn ngoài nhà nước là 900 tỷ đồng (chiếm 16,7%). Vốn đầu tư của Nhà nước tăng 11,1%, vốn doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư tăng 11,1%, vốn của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng 15,4%, vốn dân tự đầu tư tăng 10%.

4. Thương mại - Dịch vụ

* Nội thương:tháng Ba năm 2005 tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội giảm 4,2% so tháng trước và tăng 23,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó bán lẻ giảm 4,6% so tháng trước và tăng 19,1% so cùng kỳ.

Dự kiến quý I /2005 tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 24,6% so cùng kỳ trong đó bán lẻ tăng 20,3%. Sở dĩ ngành nội thương Hà Nội quý I năm nay đạt được tốc độ tăng cao như vậy là do một số nguyên nhân: giá bán lẻ hàng hoá và hàng ăn uống dịch vụ tăng lên đáng kể so năm trước do giá hàng sản xuất trong nước và hàng nhập ngoại gần đây đồng loạt tăng cao và dịch cúm gia cầm ảnh hưởng tăng giá nhiều mặt hàng thực phẩm thông dụng, mặt khác trong quá trình phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, các ngành dịch vụ ngày càng phát triển về số lượng và hình thức với nhiều đơn vị kinh doanh thương mại, nhiều siêu thị lớn mới ra đời hoạt động trải rộng trên toàn Thành phố. Ngoài ra Hà Nội còn là Thành phố thu hút ngày càng lớn số người đến sinh sống, lao động, tham quan du lịch…

* Ngoại thương: Kim ngạch xuất khẩu tháng Ba năm 2005 trên địa bàn Hà Nội tăng 8,3% so tháng trước, nhập khẩu tăng 3,6% trong đó xuất khẩu địa phương tăng 6,7% và nhập khẩu địa phương tăng 5,2%.

Dự kiến quý I /2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 17,2% so cùng kỳ năm trước trong đó xuất khẩu địa phương tăng 28,7% và tăng chủ yếu ở các mặt hàng: máy in phun tăng 60,5%, hàng điện tử tăng 52,7%, xăng dầu (tạm nhập tái xuất) tăng 40,2%, giầy dép và sản phẩm da các loại tăng 16,4%… Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng 25,3% trong đó nhập khẩu địa phương tăng 33,8% so cùng kỳ năm trước. Hoạt động xuất nhập khẩu của Hà Nội quý I /2005 có xu hướng tăng cao do hiện nay nhiều dự án đầu tư của nước ngoài đã đi vào ổn định sản xuất và tìm được thị trường xuất khẩu cho sản phẩm đầu ra đóng vai trò đáng kể trong hoạt động xuất khẩu trên địa bàn và nhiều hàng nông sản xuất khẩu của Hà Nội vẫn giữ được các bạn hàng truyền thống trong điều kiện diễn biến giá cả thị trường thế giới đang có lợi cho xuất khẩu. Mặt khác do giá cả thị trường thế giới của một số vật tư nguyên liệu chủ yếu tăng làm giá nhập khẩu tăng trong điều kiện nhu cầu nhập vật tư nguyên liệu và hàng tiêu dùng đặc biệt (ô tô dưới 10 chỗ) ngày càng tăng cao về số lượng làm kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh trong quý I /2005.

* Du lịch:Dự kiến quý I /2005 doanh thu ngành du lịch tăng 25% so cùng kỳ năm trước với lượng khách quốc tế tăng khoảng 30%. (quý I/2004 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm khách quốc tế đến Hà Nội rất ít, nhiều tour du lịch đã đặt bị huỷ bỏ). Lượng khách Việt Namđi du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài ngày càng có chiều hướng tăng cao do đời sống nhân dân đang ngày càng nâng cao. Ngành du lịch Hà Nội do năm bắt được nhu cầu của nhân dân để triển khai tăng nguồn khách và mở rộng các tour trong nước và quốc tế nhất là dịp tết Nguyên Đán và phục vụ lễ hội đầu năm mới nên thu được kết quả đáng kể.

* Giá cả - thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Ba tăng 0,3% so tháng trước trong đó giá hàng lương thực tăng 0,12%, thực phẩm tăng 0,6%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,28%, hàng văn hoá thể thao giải trí tăng 1,29%, dược phẩm y tế tăng 0,2%, hàng đồ uống và thuốc lá giảm 1,9%, may mặc giảm 0,27% và phương tiện đi lại giảm 1,62%, còn các nhóm hàng khác đứng giá.

Chỉ số giá tiêu dùng quý I /2005 tăng 7,6% so cùng kỳ năm trước với tốc độ tăng giá bình quân 1 tháng là 1,3%.

Giá vàng tăng 2,02% so tháng trước, giá vàng 99, 99 bán ra trên thị trường tư nhân phổ biến ở mức 838.929 d/chỉ. Giá đô la Mỹ giảm 0,02% so tháng trước và phổ biến ở giá 15.823đ/USD.

* Vận tải: Tháng Ba năm 2005 so tháng trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 0,9%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 0,9% và doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 1%; khối lượng hành khách vận chuyển tăng 2,9%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 2,6% và doanh thu vận chuyển hành khách tăng 1,9%.

Quý I/2005 so cùng kỳ năm trước khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 12,8%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 14,5%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 13,3%. Khối lượng hành khách vận chuyển tăng 23%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 21,5% và doanh thu vận tải hành khách tăng 17,7%. Quý I/2005 ngành vận tải hành khách Hà Nội đã thực hiện và tổ chức tốt việc vận chuyển đưa đón hành khách trong dịp Tết Nguyên Đán? t Dậu với lượng khách tăng gấp 1, 5 lần so bình thường và được sự đánh giá cao của nhân dân Thủ đô.

* Bưu chính viễn thông:

- Bưu chính: Dự tính doanh thu bưu chính tháng Ba năm 2005 đạt 10 tỷ đồng giảm 7,4% so tháng trước và tăng 12% so cùng kỳ. Dự kiến quý I /2005 doanh thu bưu chính đạt 32, 7 tỷ đồng tăng 23,6% so cùng kỳ năm trước.

- Viễn thông: Tháng Ba năm 2005 ước tính số lượng thuê bao tăng mới là hơn 18 ngàn thuê bao điện thoại và gần 600 thuê bao Internet. Doanh thu viễn thông đạt 214 tỷ đồng, giảm 3,2% so tháng Tết Nguyên Đán và tăng 8% so cùng kỳ. Quý I /2005 dự kiến có khoảng hơn 60 ngàn thuê bao điện thoại mới tăng (trong đó 50% điện thoại di động) và gần 1500 thuê bao Internet mới. Doanh thu viễn thông quý I /2005 dự kiến đạt 649 tỷ đồng tăng 8,5% so cùng kỳ năm trước.

Việc xảy ra sự cố nghẽn mạch của mạng Vinaphone trong dịp Tết Nguyên Đán đã được nhà cung cấp dịch vụ xin lỗi và bồi thường cho khách hàng. Dự kiến trong thời gian tới, hai mạng điện thoại chiếm thị phần lớn nhất sẽ có kế hoạch nâng cấp và cải thiện hệ thống mạng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển và cung cấp dịch vụ ngày càng mở rộng của hai mạng này.

5. Sản xuất nông nghiệp:

*Kết quả sản xuất vụ đông năm 2004: Đến nay các loại cây trồng vụ đông 2004 đã thu hoạch xong. Tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông là 12688 ha, bằng 95,49% so cùng kỳ năm trước. Nhìn chung diện tích gieo trồng cây vụ đông giảm so cùng kỳ nguyên nhân do tốc độ đô thị hoá cao và do ảnh hưởng khí hậu khô hạn nên năng suất một số cây trồng thấp, kém hiệu quả, nhiều nông dân bỏ đất chuyển sang làm nghề khác có thu nhập khá hơn. Diện tích và năng suất một số cây vụ đông 2004 so năm trước: Ngô diện tích bằng 99,2%, năng suất bằng 103,4%; khoai lang diện tích bằng 76%, năng suất bằng 87,9%; đỗ tương diện tích bằng 101,3%, năng suất bằng 141,3%; rau các loại diện tích bằng 87,86%, năng suất bằng 106,7%.

* Sản xuất vụ xuân: Do đầu vụ nắng hạn, thiếu nước, giữa vụ rét kéo dài dưới 15oC ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy vụ xuân nên đến nay toàn Thành phố mới cấy được 95% diện tích lúa xuân bằng 19558 ha. Đến 15/3 đã có 3855 ha lúa xuân được làm cỏ đợt một (đạt 19,7% diện tích lúa đã cấy và bằng 41% so cùng kỳ năm trước).

Diện tích gieo trồng rau màu vụ xuân ước tính là 10037 ha, bằng 104% so cùng kỳ năm trước, trong đó ngô 2281 ha (bằng 132%), khoai lang 520 ha (bằng 98%), đỗ tương 634 ha (bằng 105,4%), lạc 3360 ha (bằng 104,5%), rau đậu các loại 2294 ha (bằng 104,7%). Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện một số sâu bệnh (chủ yếu là sâu xanh và sâu tơ hại rau, bệnh mốc sương phá hoại cà chua) nhưng trong diện hẹp và không đáng kể.

* Chăn nuôi và thuỷ sản: Cuối tháng Một đầu tháng Hai năm 2005, dịch cúm gia cầm lẻ tẻ tái phát tại một số quận, huyện (Long Biên, Hoàng Mai, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm) song do có sự chỉ đạo chặt chẽ về công tác phòng chống dịch từ thành phố tới các xã, phường nên dịch không lây lan trên diện rộng mà đã được khống chế tại chỗ. Số gia cầm bị tiêu huỷ trong quý I khoảng 36 ngàn con (25 ngàn con gà, 11 ngàn con thuỷ cầm). Từ 4/2 đến nay Hà Nội không phát sinh thêm điểm dịch mới và là một trong các tỉnh đã công bố hết dịch.

Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, dịp Tết Nguyên Đán lợn và gia súc khác giết mổ cung cấp cho tiêu dùng tăng nhiều và giá thịt hơi bán cao, khuyến khích người chăn nuôi tích cực phát triển bổ sung đàn lợn, đàn bò thịt. Đến nay tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm đã di vào ổn định và có chiều hướng phát triển khá.

- Nuôi trồng thuỷ sản: Quý I/2005 do ít mưa và hạn hán thiếu nước nên hiện nay các hộ nuôi trồng thuỷ sản chưa thả được giống mới mà đang tập trung vệ sinh ao hồ, chờ điều kiện thuận lợi tiếp tục nuôi thả mới.

* Lâm nghiệp:Thực hiện chỉ thị Tết trồng cây của UBND Thành phố, dịp Tết? t Dậu toàn Thành phố đã trồng được 134 ngàn cây trong đó 34 ngàn cây bóng mát và bảo vệ môi sinh, 1300 cây tre để chắn sóng, 87 ngàn cây ăn quả.

- Trồng rừng theo chương trình kế hoạch 5 triệu ha rừng: 3 tháng đầu năm 2005 diện tích cải tạo nâng cấp rừng tập trung thực hiện tại Sóc Sơn ước đạt 50 ha (bằng 50 % kế hoạch), diện tích chăm sóc rừng 2 năm, 3 năm đã thực hiện chăm sóc đợt một được 300 ha (kế hoạch 460 ha). Quản lý bảo vệ 3500 ha rừng đã khép tán. Nhìn chung chất lượng rừng trồng đảm bảo kỹ thuật (theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNN). Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được chủ động, từ đầu năm đến nay chưa xảy ra cháy rừng.

6. Các vấn đề xã hội

* Đời sống dân cư: Tết Nguyên Đán? t Dậu, Th.phố tổ chức tốt công tác thăm hỏi tặng quà của Thành phố (số tiền 96 triệu) và quà của Chủ tịch nước (số tiền 1, 1 t?) tới các tập thể và gia đình chính sách tiêu biểu. Thành phố có quyết định và tặng quà tới 354909 đối tượng chính sách thương binh xã hội và cán bộ viên chức nghỉ hưu, mất sức lao động với tổng số tiền 24, 2 tỷ đồng và thăm hỏi một số đơn vị cá nhân ngành lao động thương binh xã hội với tổng số tiền 482, 5 triệu đồng.

* Văn hoá xã hội: Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá thông tin, Thành uỷ và UBND Thành phố Hà Nội về tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao chào mừng năm mới, mừng Đảng mừng xuân, Thành phố Hà Nội đã tổ chức tốt nhiều hoạt động trang trí tuyên truyền cổ động với nhiều hình thức đẹp và văn minh: phát hành tập san văn hoá thông tin mừng Đảng, mừng xuân, dựng nhiều panô tuyên truyền lớn tại các địa điểm đẹp, đông dân cư và người qua lại, treo băng dron và cờ đuôi nheo tại nhiều tuyến phố… Nhiều hoạt động nghệ thuật diễn ra với tinh thần vui tươi, an toàn, có chất lượng nghệ thuật và tiết kiệm được nhân dân và dư luận xã hội nhiệt tình ủng hộ: chương trình biểu diễn nghệ thuật chèo truyền thống đón giao thừa, chương trình ca nhạc tổng hợp và các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân quanh hồ Hoàn Kiếm…, gần 100 buổi biểu diễn miễn phí của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Quân đội, Hà Nội và các tỉnh bạn tại các huyện ngoại thành… Các di tích văn hoá do Sở Văn hoá thông tin quản lý đều mở cửa đón khách thăm quan (Văn Miếu Quốc Tử Giám, Thành cổ Hà Nội…). Các chương trình lễ hội đều được tổ chức long trọng, văn minh và tiết kiệm.

* Y tế - Vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Quý I/2005 có nhiều diễn biến dịch bệnh phức tạp, công tác phòng chống dịch bệnh được đề cao, tăng cường phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ viêm phổi do virut cúm A H5N1 để chuyển đến cơ sở điều trị thích hợp đã được Sở y tế và Bộ Y tế phân công. Tăng cường công tác kiểm dịch tại cửa khẩu Quốc tế Nội Bài. Thông báo kịp thời các trường hợp nghi ngờ viêm phổi do virut cho trung tâm y tế dự phòng để phối hợp theo dõi giám sát tại cộng đồng và cơ sở điều trị.

- Luỹ tích về nhiễm HIV đến 25/2 là 8385 người, số người bị nhiễm trong 2 tháng đầu năm 2005 là 168 người. Luỹ tích bệnh nhân AIDS đến 25/2 là 1880 người (số người AIDS 2 tháng 2005 là 38 người). Số tử vong do AIDS luỹ tích đến 25/2 là 985 người (không có ai chết trong 2 tháng đầu năm 2005).

- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được Thành phố tổ chức thực hiện tốt với việc phối hợp liên ngành trong công tác kiểm tra an toàn thực phẩm, xử phạt nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, trong thời gian có dịch cúm gia cầm, Thành phố có những quy định nghiêm ngặt về lưu thông, giết mổ gia cầm gắn với công tác kiểm dịch chặt chẽ tại các nút giao thông, các chợ đầu mối và chợ bán lẻ.

*Chuẩn bị tuyển sinh đại học — cao đẳng 2005: Năm 2005 trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 49 trường đại học, cao đẳng. Kỳ thi đại học, cao đẳng vẫn tiếp tục thực hiện ba chung (thi chung đợt, dùng chung đề, sử dụng chung kết quả thi) theo đề án tổng thể công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng đã được Chính phủ phê duyệt có sửa đổi một số chi tiết để khắc phục tồn tại của kỳ thi năm trước và hoàn thiện giải pháp ba chung. Chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường trên địa bàn năm 2005 dự kiến như sau: Đại học: 46250 học sinh (tăng 5,3% so năm trước); cao đẳng: 10390 học sinh (tăng 9,9% so năm trước); trung học chuyên nghiệp 19010 học sinh (tăng 4,6% so năm trước).

* Trật tự xã hội và an toàn giao thông:2 tháng đầu năm 2005, tổng số vụ phạm pháp hình sự 978 vụ (tăng 2% so cùng kỳ) với 720 đối tượng bị bắt giữ theo luật.

Trật tự an toàn giao thông trong những tháng đầu năm đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán? t Dậu được đảm bảo. Số vụ tai nạn giao thông có xu hướng giảm, 2 tháng xảy ra 175 vụ tai nạn giao thông (giảm 17% so cùng kỳ, giảm 13% so 2 tháng cuối năm 2004) làm 63 người chết (giảm 3% so cùng kỳ) và 146 người bị thương (giảm 21% so cùng kỳ).

2 tháng 2005 xảy ra 48 vụ cháy nổ (tăng 6 vụ so cùng kỳ) làm 3 người chết, 1 người bị thương.

7. Tài chính - Tín dụng `

- Dự kiến cuối quý I /2005 tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội tăng 21,15% so cùng kỳ năm trước, trong đó tiền gửi dân cư tăng 18,68%, tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng 22,82%. Dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại quý I /2005 đạt 54,05% tổng nguồn vốn huy động tăng 26,50% so cùng kỳ, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 31,99%, dư nợ trung và dài hạn tăng 20,08%.

- Dự kiến tổng thu tiền mặt quý I /2005 tăng 5,04% so cùng kỳ năm trước. Tổng chi tiền mặt tăng 6,06%. Bội thu tiền mặt.



Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         Lấy lại mã bảo mật