Nghiên cứu tối ưu hóa tính kết nối mạng lưới vận tải hành khách công cộng theo không gian và thời gian trên địa bàn thành phố Hà Nội (10:20 23/08/2017)

Mã số 01C-04/06-2014-2

Cấp quản lý Thành phố
Đơn vị chủ trì Viện Nghiên cứu Phát triển Đô thị
Thời gian thực hiện 24 tháng (Từ 2014 đến 2016)

Nội dung:

Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng kết nối về hạ tầng và dịch vụ của hệ thống xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Xây dựng phương pháp tối ưu hóa tính kết nối hệ thống vận tải hành khách công cộng theo không gian và thời gian trong điều kiện Hà Nội, phù hợp với quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng Thủ đô đến năm 2020.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tính kết nối hệ thống vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội và đề xuất áp dụng thí điểm tại Trung tâm Điều hành và Quản lý Giao thông đô thị.


Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan về hệ thống giao thông công cộng, kết nối giao thông công cộng và kinh nghiệm kết nối giao thông công cộng trong nước và thế giới;
- Nghiên cứu kết nối tổng thể mạng lưới tuyến theo dọc tuyến và trên mặt cắt ngang;
- Nghiên cứu kết nối hạ tầng – dịch vụ điểm trung chuyển;
- Nghiên cứu phối hợp hành trình lịch trình;
- Nghiên cứu chỉ dẫn thông tin đi lại và công nghệ thời gian thực;
- Nghiên cứu kết nối vé thông minh liên tuyến;
- Nghiên cứu kết nối quản lý và cơ chế phối hợp giữa các bên hữu quan;


Đề tài nhấn mạnh đến việc nghiên cứu tính kết nối xung quanh hành lang các tuyến vận tải hành khách công cộng sức chở lớn.

 

Sản phẩm của Đề tài:
Đề tài đã đánh giá được tổng quan kinh nghiệm trong và ngoài nước về vấn đề phát triển giao thông công cộng, kết nối giao thông công cộng. Nhiều bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Hà Nội.


Đề tài đã đánh giá được thực trạng hệ thống giao thông công cộng và thực trạng kết nối giao thông công cộng tại Hà Nội. Kết quả cho thấy mặc dù được sự quan tâm và vào cuộc của nhiều cấp, ngành, nhất là Trung tâm Điều hành và Quản lý Giao thông đô thị (TRAMOC), tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập cần phải giải quyết. Nhất là tiến độ các dự án.


Đề tài đã khảo sát thực trạng và đánh giá được mong muốn của hành khách về chất lượng kết nối vận tải hành khách công cộng.


Đề tài đã đề xuất được các giải pháp kết nối giao thông công cộng; đề xuất được danh mục kiểm tra, đánh giá tính kết nối; khung đánh giá chất lượng hệ thống giao thông công cộng thành phố Hồ Chí Minh 2010.


Đề tài cũng đã thí điểm đánh giá chất lượng kết nối của tuyến đường sắt 2A (Cát Linh – Hà Đông), tuyến BRT Kim Mã – Yên Nghĩa; đề xuất được một số giải pháp cải thiện tính kết nối của tuyến BRT Kim Mã – Yên Nghĩa.


Phạm vi ứng dụng:
- Địa chỉ ứng dụng kết quả: Sở Giao thông – Vận tải Hà Nội, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Trung tâm Điều hành và Quản lý Giao thông đô thị…
- Các lĩnh vực có thể ứng dụng: giao thông, quy hoạch, quản lý đô thị …