Tình hình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi tháng 11/2017 của Hà Nội (16:17 05/12/2017)


HNP – Theo Báo cáo của Cục Thống kê Hà Nội, sản xuất nông nghiệp tháng 11/2017 toàn Thành phố cơ bản đã thu hoạch xong các cây trồng vụ mùa 2017 và đang tập trung gieo trồng, chăm sóc cây vụ đông; tình hình chăn nuôi phát triển thuận lợi.


Về diện tích gieo trồng vụ mùa ở hầu hết các loại cây trồng đều có xu hướng giảm so với vụ mùa 2016. Trong đó, một số cây chủ yếu như: Lúa giảm 4,9%; Khoai lang giảm 6,7%; Đậu tương giảm 29,6%; Lạc giảm 14,4%;...một số ít loại cây trồng có chỉ số tăng như: Ngô tăng 5,8%; Rau, đậu, hoa cây cảnh các loại tăng 2,8%; Cây hàng năm khác còn lại tăng 41,5%... Nguyên nhân chính khiến diện tích cây trồng vụ mùa 2017 giảm là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
 
Về năng suất, vụ mùa năm 2017 hầu hết các loại cây trồng đều giảm so với năm 2016, cụ thể: lúa giảm 4,6%; lạc giảm 1,7%; đậu tương giảm 0,2%; rau các loại giảm 3,8%; đậu các loại giảm 5,2%...riêng ngô tăng 0,9%; khoai lang tăng 4,1%. Nguyên nhân do thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh nhiều khiến cho năng suất lúa cũng như cây trồng ảnh hưởng. Bên cạnh đó là sự chủ quan, lơ là của người dân ở một số huyện khi dùng phân bón chưa đúng kỹ thuật, bón nhiều đạm, không đúng thời điểm,...
 
Thời tiết cũng là nguyên nhân làm diện tích cây trồng vụ Đông giảm. Theo đó, vụ Đông toàn Thành phố đã trồng được 23.603 ha bằng 59% so với kế hoạch và bằng 68,6% so với vụ đông năm 2016. Trong đó: ngô trồng được 5.662 ha, bằng 60,4% so cùng kỳ; khoai lang trồng được 879 ha bằng 33%; đậu tương trồng được 5.058 ha bằng 73,9%; lạc trồng được 325 ha bằng 74,2%; rau các loại trồng được 11.222 ha bằng 75,7%.
 
Nhìn chung, các loại cây trồng hiện có đang sinh trưởng và phát triển tốt, tuy nhiên đã xuất hiện một số loại sâu bệnh như: Sâu cắn lá, bệnh đốm lá trên cây ngô; ruồi đục thân, trên cây đậu tương và trên rau thập tự đã xuất hiện sâu xanh… Vì vậy, cần chủ động tăng cường công tác phòng chống sâu bệnh cho diện tích các hoa màu trên.
 
Tình hình chăn nuôi năm 2017 nhìn chung tương đối thuận lợi do dịch bệnh không xảy ra trên địa bàn, không có các ổ dịch bùng phát, giá thức ăn chăn nuôi ổn định. Ước tính, đàn trâu tăng 3,4% so với cùng kỳ; đàn bò tăng 3,3%; đàn lợn tăng 1,2%; đàn gia cầm tăng 3,8%.
 
Về sản lượng sản phẩm chăn nuôi trong tháng 11 và lũy kế 11 tháng năm 2017 đều có xu hướng tăng so với cùng kỳ, cụ thể: Trâu tăng 5,6%, lũy kế 11 tháng tăng 3,1%; bò tăng 2,7%, lũy kế 11 tháng tăng 2,9%; lợn tăng 6,5%, lũy kế 11 tháng tăng 3,2%; gia cầm tăng 1,1%, lũy kế 11 tháng tăng 3,8%; sản lượng trứng gia cầm trong tháng 155 triệu quả, trong đó sản lượng trứng gà 70 triệu quả....
 
Trong tháng, tuy không xảy ra những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng, nhưng với thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, dễ phát sinh các loại bệnh dịch nên công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm cần được quan tâm và theo dõi chặt chẽ. Các địa phương tiếp tục triển khai công tác tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm. Một số loại vắc xin được các địa phương triển khai tiêm phòng như: vắc xin 4 bệnh đỏ; dịch tả lợn; dịch tai xanh; lở mồm long móng; cúm gia cầm; vắc xin dại;...

Bùi Quỳnh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         Lấy lại mã bảo mật