Xếp lương viên chức mới trúng tuyển

Trước tiên cho tôi gửi lời cảm ơn đến quý anh/chị khi đọc và trả lời thư này của tôi. Tôi xin trình bày như sau: Năm 1997 tôi có ký HĐLĐ làm việc cho một đơn vị sự nghiệp Nhà nước A và đóng BHXH bắt buộc từ năm 1997 nhưng làm công việc công nhân, nhân viên bán vé hưởng theo thang bậc lương của công ty nhà nước. Tháng 5 Năm 2012 tôi có bằng Đại học. Đến năm 2022 tôi tham gia thi tuyển viên chức vào cơ quan này (Diễn biến hệ số lương của tôi trước đó như sau: từ tháng 06/1997: hệ số 1,35 - 1,55 - 1,83 - 3,2 - 3,72 ...). Cho tôi hỏi nếu căn cứ theo quy định tại các văn bản: NĐ 115/2020/NĐ-CP, TT 13/2010/TT-BNV, TT 79/2005/TT-BNV quy định xếp lương đối với trường hợp đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc nhưng chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì tôi có được tính thời gian công tác trước đây để làm cơ sở xếp lương khi trúng tuyển viên chức không? Vì nếu không được xét thì tôi mất thời gian nhiều năm công tác và phải bắt đầu làm lại từ đầu. Xin hướng dẫn cụ thể giúp tôi. Về công việc thì trước đây tôi làm công nhân, nhân viên bán vé, Khi được tuyển dụng bổ nhiệm vào viên chức tôi được phân công phụ trách công tác hành chính - quản trị. Như vậy tôi có phải thực hiện chế độ tập sự không? Rất mong sớm nhận được sự trả lời của quý anh/chị, tôi chân thành cảm ơn!

Người hỏi: Thùy Linh ( 2022/11/23 下午 2:57)

CÂU TRẢ LỜI

Chào Bà, cảm ơn Bà đã gửi câu hỏi đến Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội
Về câu hỏi này, Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội xin thông tin như sau:


Tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ: Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng đối với chức danh nghề nghiệp bác sĩ là 09 tháng;
b) 09 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;
c) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.
d) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi người được tuyển dụng vào viên chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.

 

5. Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải cử viên chức tham gia khóa bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp viên chức trước khi bổ nhiệm.

 

Điều 10, Mục III, Thông tư 79/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ quy định cách chuyển xếp lương

 

Để biết thêm thông tin, đề nghị bạn liên hệ Phòng Công chức, viên chức - Sở Nội vụ:
Số điện thoại: 043.933.5176
Địa chỉ: 18B Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Website: http://sonoivu.hanoi.gov.vn/
Email: vanthu_sonv@hanoi.gov.vn

Trả lời: Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội ( 2022/12/5 下午 3:59)

Những câu hỏi khác