Giải pháp tái cơ cấu kinh tế ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030 (20:44 23/02/2016)

Mã số 01X-10

Cấp quản lý Thành phố
Đơn vị chủ trì Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội
Thời gian thực hiện Năm 2015

Nội dung:

1. Định hướng cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội


Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 được định hướng bằng bằng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; các nghị quyết, chỉ thị, văn bản của Trung ương và Thành phố, và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2011-2015 và hàng năm. Hà Nội được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương: Bộ Chính trị có nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 06/01/2012 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020; Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô. Ngoài ra, định hướng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ, các đề án tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, công nghiệp,... Đây là những văn bản quan trọng định hướng cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.

 

Để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng đề ra, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách, biện pháp tương đối đồng bộ:

 

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung vào việc rút ngắn thời gian và đơn giản hoá thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư, phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp,...

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, tạo mặt bằng cho sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng, ban hành và thực hiện một số cơ chế tài chính mang tính đòn bẩy để khuyến khích đầu tư phát triển: hỗ trợ lãi suất sau đầu tư (kể cả vốn lưu động); khuyến khích vay vốn ưu đãi tại Quỹ Đầu tư phát triển; Quỹ Khuyến nông;…

- Xây dựng, ban hành các chương trình, đề án phát triển ngành, lĩnh vực (sản phẩm công nghiệp chủ lực; dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao; vùng sản xuất chuyên canh; rau an toàn; giết mổ tập trung;…). Thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển kinh tế ngoại thành: về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn giai đoạn 2012-2016; về khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung giai đoạn  2014-2020; khuyến khích phát triển làng nghề;…

 

2.Thực trạng cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015

 

GRDP bình quân 4 năm 2011-2014 tăng 9,23%. Quy mô GRDP năm 2014 đạt 514.449 tỷ đồng (giá hiện hành) tương đương 21,26 tỷ USD. Theo đó, thu nhập tính theo GRDP tăng lên, năm 2014 bình quân đạt 3.330 USD/người, gấp 1,6 lần năm 2010. Các ngành kinh tế đều duy trì phát triển, trong đó dịch vụ tăng trưởng cao nhất, đạt trung bình 10%/năm. Công nghiệp – xây dựng tăng 9,1%/năm, trong đó riêng ngành công nghiệp có xu hướng tăng chậm dần, ngành xây dựng đang dần lấy lại tốc độ tăng trưởng cao hơn. Ngành nông nghiệp tăng trưởng không ổn định, có năm tăng trưởng cao (năm 2010 đạt 6,4%), nhưng có năm tăng thấp (năm 2012 chỉ đạt 0,8%); trung bình giai đoạn 2011-2014 giá trị gia tăng ngành nông nghiệp tăng 2,5%/năm.

 

Biểu 1: Tăng trưởng GRDP và cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014

 

2010

2011

2012

2013

2014

TB

2011-2014

Tăng trưởng GRDP,%

11,3

10,7

9,0

8,5

8,8

9,2

1. Dịch vụ

11,5

11,8

9,6

9,1

9,6

10,0

2. Công nghiệp – XD

11,7

10,2

9,4

8,3

8,5

9,1

-Công nghiệp

10,9

10,7

10,4

8,6

8,0

9,4

-Xây dựng

14,0

9,0

6,8

7,5

9,9

8,3

3. Nông nghiệp

6,4

3,7

0,8

3,4

2,0

2,5

Cơ cấu GRDP,%

100

100

100

100

100

 

1. Dịch vụ

52,4

52,4

53,0

53,4

53,7

 

2. Công nghiệp – XD

41,8

41,7

41,5

41,7

41,6

 

-Công nghiệp

30,6

30,6

30,4

30,5

30,4

 

-Xây dựng

11,2

11,1

11,1

11,2

11,2

 

3. Nông nghiệp

5,8

5,9

5,5

4,9

4,7

 

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2014 và tính toán của tác giả

 

Cơ cấu ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp (xem biểu 1).

 

Cơ cấu theo loại hình kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng: kinh tế Nhà nước (trung ương và địa phương) giảm dần từ 43,5% năm 2010 xuống còn 42,5% năm 2014; kinh tế ngoài Nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể) tăng từ 38,2% lên 40%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm nhẹ, năm 2010 chiếm 16,7%, năm 2014 chiếm16,5%.

 

Biểu 2: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2010-2014

 

2010

2011

2012

2013

2014

Vốn đầu tư thực hiện, giá hiện hành tỷ đồng

170.535

205.512

249.287

279.352

313.214

Cơ cấu theo ngành kinh tế, %

100

100

100

100

100

1. Nông, lâm, thủy sản

0,9

0,9

5,3

4,4

4,6

2. Công nghiệp

19,1

23,2

25,8

12,7

13,0

3. Xây dựng

19,7

9,3

18,1

13,4

13,6

4. Dịch vụ

  60,3

      66,6

     50,8

69,5

   68,8

Cơ cấu theo nguồn vốn, %

100

100

100

100

100

1. Khu vực Nhà nước

30,8

28,3

28,6

27,7

25,7

-Ngân sách Nhà nước

11,2

11,6

14,3

13,8

12,1

-Vốn vay

11,1

10,4

8,2

7,9

8,0

-Vốn tự có của DN Nhà nước

7,0

5,3

5,6

5,5

5,1

-Vốn huy động khác

1,5

1,0

0,5

0,5

0,5

2. Vốn khu vực ngoài nhà nước

54,2

53,6

60,5

65,0

66,6

-Vốn của tổ chức doanh nghiệp

44,5

43,0

48,0

56,2

58,0

-Vốn của dân cư

9,7

10,6

12,5

8,8

8,6

3. Vốn khu vực đầu tư nước ngoài

15,0

18,1

10,9

7,3

7,7

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2014

 

Vốn đầu tư thực hiện (giá hiện hành) trong các ngành kinh tế và khu vực kinh tế đều tăng. Tuy nhiên, cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo ngành kinh tế có sự điều chỉnh theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư vào khu vực công nghiệp và xây dựng; ở chiều ngược lại, tỷ trọng đầu tư vào khu vực dịch vụ tăng nhanh từ năm 2013 sau khi giảm trong năm 2012; đầu tư vào khu vực nông nghiệp tăng mạnh trong năm 2012 nhưng sau đó lại giảm nhẹ (xem biểu 2).

 

Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo nguồn vốn có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng của khu vực Nhà nước và đầu tư nước ngoài, tăng tỷ trọng vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước. Tỷ trọng của khu vực Nhà nước giảm, tuy nhiên, vốn từ ngân sách Nhà nước lại tăng. Năm 2014, tỷ trọng của khu vực Nhà nước giảm đi 5,1 điểm %, trong khi vốn từ ngân sách Nhà nước lại tăng 0,9 điểm % trong cơ cấu vốn đầu tư thực hiện so với năm 2010.

 

3. Thực trạng cơ cấu kinh tế ngoại thành Hà Nội

 

a. Tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu

Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê các quận, huyện, thị xã cho thấy trung bình giai đoạn 2011-2013, tăng trưởng tổng GTSX trên địa bàn của một số ngành chủ yếu khu vực ngoại thành là 12,54%, thấp hơn khu vực nội thành không nhiều (là 12,75%) và mức tăng chung (là 12,7%). Ngoại trừ dịch vụ, các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng ngoại thành tăng trưởng đều thấp hơn nội thành (xem biểu 3). Trong các lĩnh vực dịch vụ ngoại thành, lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, vận tải kho bãi khu vực ngoại thành có tăng trưởng cao. Điều đó một phần thể hiện kết quả của việc đẩy mạnh hoạt động thương mại khu vực nông thôn, các khu, cụm công nghiệp; phát triển hạ tầng giao thông nông thôn;… mặt khác cho thấy về tiềm năng phát triển dịch vụ khu vực ngoại thành.

 

Biểu 3: Tăng trưởng tổng GTSX trên địa bàn của một số ngành chủ yếu, %

 

 

2011

2012

2013

TB 2011-2013

 

Tăng trưởng

tổng GTSX trên địa bàn

14,64

11,86

12,58

12,70

1

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

8,24

0,88

3,86

4,28

2

Công nghiệp-Xây dựng

16,06

14,24

11,89

14,05

 

Tr. đó: +Công nghiệp

19,26

15,79

11,14

15,35

 

           +Xây dựng

10,56

11,36

13,33

11,75

3

Dịch vụ

14,21

11,10

11,70

12,33

 A

Ngoại thành

14,58

7,24

16,00

12,54

1

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

7,68

0,83

3,90

4,10

2

Công nghiệp-Xây dựng

16,20

10,24

14,78

13,71

 

Tr. đó: +Công nghiệp

18,01

13,07

13,41

14,81

 

           +Xây dựng

9,25

6,42

12,25

9,28

3

Dịch vụ

13,62

3,78

20,70

12,49

 B

Nội thành

14,66

12,84

10,77

12,75

1

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

17,25

1,65

3,16

7,13

2

Công nghiệp-Xây dựng

15,97

15,90

11,04

14,28

 

Tr. đó:+Công nghiệp

20,53

18,49

8,99

15,89

 

           +Xây dựng

10,94

12,78

13,63

12,44

3

Dịch vụ

14,28

11,98

10,70

12,31

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Niên giám thống kê Hà Nội và các quận, huyện, thị xã 2014

  1. Cơ cấu tổng giá trị sản xuất của một số ngành chủ yếu

Cơ cấu tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (xem biểu 4). Cơ cấu ngành kinh tế tính riêng của khu vực ngoại thành, nội thành đều thể hiện một xu thế chuyển dịch chung: giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. So sánh GTSX của các ngành kinh tế khu vực ngoại thành trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn cho thấy vai trò kinh tế của khu vực ngoại thành có xu hướng giảm dần; tỷ trọng GTSX công nghiệp, xây dựng và dịch vụ khu vực ngoại thành giảm dần trong tổng GTSX trên địa bàn, riêng tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp tăng dần và đang chiếm tới trên 94%; tỷ trọng dịch vụ ngoại thành chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 13% trong tổng GTSX trên địa bàn.

 

Với xu hướng chuyển dịch giai đoạn 2011 - 2014 và định hướng đầu tư giai đoạn 2016-2020, dự báo cơ cấu tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu trên địa bàn ngoại thành năm 2020 như sau: nông, lâm nghiệp, thủy sản 11-12%; công nghiệp - xây dựng 68,5 - 69%; dịch vụ 19-20,5%. 

 

Biểu 4: Cơ cấu tổng GTSX trên địa bàn của một số ngành chủ yếu, %

TT

 

2010

2011

2012

2013

Cơ cấu tổng

GTSX trên địa bàn

100,00

100,00

100,00

100,00

1

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

5,28

5,45

4,87

4,44

2

Công nghiệp-Xây dựng

55,28

53,71

53,20

52,72

 

Tr. đó:+Công nghiệp

40,78

39,50

38,83

39,06

 

           +Xây dựng

14,50

14,21

14,37

13,66

3

Dịch vụ 

39,44

40,84

41,93

42,84

 A

Cơ cấu tổng GTSX ngoại thành

100,00

100,00

100,00

100,00

1

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

14,78

15,71

14,79

13,43

2

Công nghiệp-Xây dựng

69,74

68,00

68,20

68,58

 

Tr. đó:+Công nghiệp

60,84

59,05

59,72

60,19

 

           +Xây dựng

8,90

8,95

8,49

8,39

3

Dịch vụ

15,48

16,29

17,01

18,00

 B

Cơ cấu tổng GTSX nội thành

100,00

100,00

100,00

100,00

1

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

0,47

0,46

0,41

0,37

2

Công nghiệp-Xây dựng

47,97

46,75

46,46

45,54

 

Tr. đó:+Công nghiệp

30,64

29,99

29,45

29,50

 

           +Xây dựng

17,33

16,77

17,01

16,05

3

Dịch vụ

51,55

52,79

53,13

54,09

C

So sánh tỷ trọng GTSX

ngoại thành/Tổng GTSX

33,58

32,73

31,00

31,18

1

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

94,03

94,35

94,20

94,33

2

Công nghiệp-Xây dựng

42,36

41,44

39,74

40,55

 

Tr. đó:+Công nghiệp

50,10

48,94

47,67

48,04

 

           +Xây dựng

20,61

20,62

18,31

19,14

3

Dịch vụ

13,18

13,06

12,57

13,10

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Niên giám thống kê các quận, huyện, thị xã 2014

 

c. Lao động, việc làm, thu nhập

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng lao động dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng và nông nghiệp. Năm 2014, tỷ trọng lao động dịch vụ chiếm 51,31%, lao động công nghiệp – xây dựng và nông nghiệp tương ứng là 26,96% và 21,74%. Như vậy, so với năm 2010, tỷ trọng lao động dịch vụ tăng 7,49 điểm %, công nghiệp – xây dựng và nông nghiệp tương ứng giảm là 6,84 và 0,65 điểm %. Như vậy, lao động chủ yếu dịch chuyển từ lĩnh vực công nghiệp – xây dựng sang lĩnh vực dịch vụ, lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang các ngành dịch vụ còn hạn chế. Với xu hướng dịch chuyển lao động và định hướng phát triển kinh tế ngoại thành giai đoạn 2016-2020, dự báo tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động xã hội vào năm 2020 khoảng 20-21%.

 

Theo số liệu điều tra mẫu của Cục Thống kê Hà Nội năm 2014, lực lượng lao động chiếm khoảng 52,7% - tỷ lệ tương đối ổn định từ 2009 trở lại đây. Trong đó, lực lượng lao động ở thành thị chiếm 49,3%, nông thôn chiếm 56,3%. Lực lượng lao động ở nông thôn cao hơn khu vực thành thị 7% lý do chính là ở thành thị số người tham gia lao động khu vực chính thức lớn hơn ở nông thôn và hết tuổi lao động họ về nghỉ chế độ với nguồn thu nhập ổn định nên ít làm thêm việc khác trong khi ở nông thôn lực lượng lao động chủ yếu tham gia trong ngành nông nghiệp và tự sản xuất kinh doanh nên nhiều người trên độ tuổi lao động vấn tham gia làm việc. Với 59,7% dân số hiện nay sống ở ngoại thành, khu vực này đang tập trung lực lượng lao động dồi dào cần được khai thác hiệu quả. Kết quả điều tra cũng cho thấy lực lượng lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật tăng đáng kể, đạt tỷ lệ 49,7% (năm 2009 chỉ có 31,1%). Tuy nhiên, khoảng cách về lực lượng lao động được đào tạo giữa khu vực thành thị và nông thôn khá xa, tương ứng là 65,3% và 31,9%. Như vậy, tỷ lệ lao động khu vực nông thôn được đào tạo chưa bằng nửa của khu vực thành thị. Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tỷ lệ lao động khu vực nông thôn được đào tạo cần đạt khoảng 40-45% vào năm 2020.

 

Cơ cấu hộ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ là chủ yếu, chiếm 32,6%, lĩnh vực công nghiệp chiếm 26%, hoạt động khác chiếm 5,87%. Thu nhập của các hộ chủ yếu từ hoạt động dịch vụ - chiếm 34,4% và lĩnh vực công nghiệp xây dựng - chiếm 31,9%, còn lại là từ nông, lâm, ngư nghiệp –26,5% và thu nhập khác chiếm 7,2%. Điều này cho thấy các hoạt động phi nông nghiệp đem lại thu nhập cao hơn. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2014 đạt 28,6 triệu đồng - gấp 2 lần so với năm 2011. Tuy nhiên, chênh lệch thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị vẫn rất lớn, khi mà thu nhập khu vực nông thôn chỉ bằng một nửa so với thành thị.

 

d. Đầu tư phát triển ngoại thành Hà Nội

Đầu tư phát triển khu vực ngoại thành được quan tâm và tăng nhanh bắt đầu từ năm 2012, khi chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ, tập trung chủ yếu vào việc xây dựng phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011-2014 lũy kế là 23,1 nghìn tỷ đồng, trong đó, từ ngân sách nhà nước là 17,7 nghìn tỷ đồng (ngân sách Thành phố 7,1 nghìn tỷ đồng; ngân sách các huyện, thị xã 9,4 nghìn tỷ đồng; ngân sách cấp xã 1,2 nghìn tỷ đồng). Ngoài ra, huy động đóng góp ngoài ngân sách để đầu tư là 5,5 nghìn tỷ đồng (doanh nghiệp, tổ chức đóng góp 2,4 nghìn tỷ đồng; nhân dân đóng góp 3,1 nghìn tỷ đồng). Như vậy, tỷ trọng đầu tư phát triển khu vực ngoại thành trong đầu tư phát triển từ ngân sách Thành phố chiếm khoảng 17,6%.

 

Dư nợ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn cho vay đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng ghi nhận tăng mạnh từ năm 2012, khi dư nợ cho vay lĩnh vực này đạt 40,5 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,2% tổng dư nợ. Qua đó, cơ cấu đầu tư vào khu vực nông nghiệp trong đầu tư xã hội tăng lên, năm 2012 chiếm tỷ trọng 5,3% đầu tư xã hội như đã phân tích tại biểu 2. Tuy nhiên, năm 2013, 2014 tỷ trọng đầu tư khu vực này trong đầu tư xã hội lại giảm.

 

Để hỗ trợ nông dân có vốn sản xuất, Quỹ khuyến nông đã thực hiện cho vay đến 500 triệu đồng/phương án sản xuất với lãi suất 6% năm và thời hạn đến 36 tháng. Hiện nay, Quỹ đã cho vay khoảng 150 hộ dân với khoảng 45 tỷ đồng/năm. Qua hơn 10 năm hoạt động, hoạt động của Quỹ được đánh giá khá hiệu quả. Phần lớn các hộ nông dân, chủ trang trại đều trả vốn đúng thời gian quy định, chưa có tình trạng mất vốn. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp, chiếm chưa đến 0,8% tổng vốn giải ngân của Quỹ. Tuy nhiên, mỗi năm chỉ cho vay khoảng 150 phương án sản xuất trên địa bàn 18 huyện, thị xã là con số khá khiêm tốn, cần mở rộng mô hình cho vay này. 

 

Ngoài Quỹ khuyến nông phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Thành phố thành lập Quỹ Đầu tư phát triển trong đó có lĩnh vực ưu tiên là đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các dự án phục vụ sản xuất, phát triển nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; đầu tư xây dựng và bảo vệ rừng phòng hộ, dự án bảo vệ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Tuy nhiên, đến nay các lĩnh vực này chưa được quan tâm cho vay.

 

         e. Tình hình thực hiện cơ chế, chính sách đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành

Một trong những kết quả đáng ghi nhận giai đoạn 2012-2014 là công tác dồn điền đổi thửa. Thành phố đã hoàn thành mục tiêu dồn điền, đổi thửa 76.365 ha, bằng 58,7% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Mỗi hộ gia đình đến nay chỉ còn 1-2 ô, thửa, tạo thuận lợi trong việc tổ chức sản xuất, tiết giảm chi phí. Sau dồn điền đổi thửa, đã hình thành các cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao ở các huyện có quy hoạch sản xuất lúa. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao như: mô hình hoa ở một số xã của huyện Đan Phượng, Mê Linh, Từ Liêm, Đông Anh,… mô hình cây ăn quả ở một số xã của huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì,… với giá trị 0,5-1,5 tỷ/ha/năm; mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư như ở Sơn Tây, Ba vì, Ứng Hòa, Chương Mỹ,… Ngoài ra, sau dồn điển đổi thửa diện tích đất dôi dư khá nhiều tạo điều kiện cho các địa phương quy hoạch mở rộng các công trình phúc lợi, đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới. Thực tế cho thấy sản xuất nông nghiệp đã hiệu quả hơn sau dồn điền đổi thửa. Để hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh cần khuyến khích tích tụ ruộng đất với quy mô hợp lý. Để tạo điều kiện cho người nông dân chuyển nhượng, cho thuê hoặc góp vốn quyền sử dụng đất nhằm tập trung ruộng đất cần phải có cơ sở pháp lý về thửa đất. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa hiện nay rất chậm, không đáp ứng được yêu cầu. Cùng với việc tích tụ ruộng đất, cần có nghiên cứu, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao (trang trại, hợp tác xã kiểu mới, mô hình liên kết sản xuất với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp,…).

 

Giai đoạn từ năm 2011 đến nay, để tháo gỡ khó khăn hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, Thành phố thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, trong đó sản xuất nông nghiệp, chế biến hàng nông sản thực phẩm là một lĩnh vực được ưu tiên. Tuy nhiên, theo ghi nhận thì đến nay chưa có doanh nghiệp nông nghiệp nào nhận hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của chương trình.

 

Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, UBND Thành phố đã ban hành Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn giai đoạn 2012-2016, trong đó, hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách tập trung vào 9 nội dung: dồn điền đổi thửa; đầu tư sản xuất giống cây trồng vật nuôi, thủy sản; đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản giống, bảo quản nông sản; đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; đầu tư thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng kiên cố hóa đường giao thông thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới. Giai đoạn 2011-2014, chương trình này đã chi tổng cộng 17,7 nghìn tỷ đồng từ 3 cấp ngân sách, chủ yếu là hỗ trợ cho dồn điền đổi thửa và xây dựng hạ tầng nông thôn. Ngày 04/12/2013, HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung giai đoạn 2014-2020, chính sách khuyến khích phát triển nghề, chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn, tuy nhiên, chính sách này vẫn đang trong giai đoạn triển khai thực hiện.

 

4. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành giai đoạn 2016-2020 và kiến nghị, đề xuất bổ sung hoàn thiện Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVI

 

Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu kinh tế nói chung và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện như sau:

 

Một là, tiếp tục khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất bằng các hình thức nhượng quyền sử dụng, góp hoặc cho thuê lại. Chủ trương khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thông qua mở rộng quy mô sản xuất phù hợp, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và hình thành khu vực chuyên canh theo hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyên môn hóa gắn với thị trường đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Luật Đất đai năm 2013 đã cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ, tập trung đất đai với diện tích lớn hơn (quy mô đến 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp) và với thời hạn ổn định đến 50 năm. Việc dồn điền, đổi thửa đạt kết quả khả quan, số thửa ruộng của một hộ có giảm đi, nhưng quy mô đất canh tác tăng không đáng kể do nhượng quyền sử dụng, góp hoặc cho thuê lại đất nông nghiệp diễn ra rất chậm. Để thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất cần đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói chung, chính sách tích tụ, tập trung ruộng đất nói riêng. Điều quan trọng là để người nông dân thấy được sự cần thiết và lợi ích của tích tụ, tập trung ruộng đất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, nghiên cứu, tổng kết, đánh giá các hình thức tích tụ, tập trung ruộng đất, từ đó xây dựng các mô hình phổ biến và nhân rộng. Xây dựng các chính sách phù hợp với thị trường chuyển nhượng, cho thuê ruộng đất, tạo hành lang pháp lý về đất đai cho các đối tượng mua, bán thuận lợi, thủ tục đơn giản, chi phí thấp, trước mắt là thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa cho các hộ dân. Trường hợp người nông dân chuyển sang nghề khác hay không muốn canh tác, Nhà nước có thể thu hồi, cho thuê lại nhằm duy trì đất nông nghiệp, thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông nghiệp.

 

Hai là, cần tái cơ cấu tổ chức sản xuất từ nông hộ nhỏ, cá thể sang phương thức liên kết, hợp tác song song với phát triển thị trường trên cơ sở tái cơ cấu doanh nghiệp nông nghiệp. Cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân. Phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, các hợp tác xã kiểu mới, trang trại,… liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Trên cơ sở tích tụ, tập trung ruộng đất, việc liên kết, hợp tác sản xuất trên cùng một cánh đồng lớn sẽ tăng quy mô, giảm chi phí sản xuất; tăng khả năng tiếp cận với công nghệ, nguồn lực sản xuất và thị trường mới; tăng vị thế đàm phán và khả năng cạnh tranh; đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn; nâng cao năng lực về tổ chức và kiến thức nhờ vào sự chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm, chia sẻ rủi ro. Nhờ vào liên kết, nông dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, quản lý về chất lượng sản phẩm để gia tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn, chất lượng.

 

Ba là, tăng cường đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2016-2020, một mặt tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, hoàn thiện hạ tầng nông nghiệp, nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách và đóng góp của doanh nghiệp và người dân, mặt khác cần khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng cường đầu tư cho sản xuất nông nghiệp thông qua các kênh: tín dụng ngân hàng, các Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ khuyến nông và các quỹ khác,… đồng thời tích cực giải ngân các nguồn vốn hỗ trợ, ưu đãi vốn vay… Phổ biến, hướng dẫn cho các hộ dân vay vốn ngân hàng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ với nhiều ưu đãi, hạn mức cao hơn, đối tượng được vay rộng hơn. Ngoài ra cần tích cực triển khai thực hiện, giải ngân các nguồn vốn ưu đãi trong đầu tư hạ tầng sản xuất nông nghiệp đã được ban hành: tiếp tục thực hiện Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn giai đoạn 2012-2016; triển khai thực hiện Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND Thành phố về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung giai đoạn 2014-2020, chính sách khuyến khích phát triển nghề, chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn; Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 08/7/2015 của HĐND Thành phố về một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020;…

 

Bốn là, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư các cụm công nghiệp, làng nghề. Theo quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trên địa bàn Thành phố sẽ có 107 cụm công nghiệp. Hiện nay mới chỉ có 42 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, phân bố không đều trên địa bàn. Trong đó, 39 cụm công nghiệp nằm trên địa bàn ngoại thành, tuy nhiên, một số địa phương chưa có cụm công nghiệp (Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa). Việc phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp sẽ góp phần tái cơ cấu kinh tế ngoại thành, kích thức phát  triển các lĩnh vực dịch vụ, dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ qua đó tăng thu nhập, nâng cao mức sông cho người dân.

 

Năm là, tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao tỷ lệ lực lượng lao động được đào tạo tại khu vực nông thôn. Tích cực thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Chính phủ và Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của UBND Thành phố Hà Nội. Đầu tư, phát triển mạng lưới các trường dạy nghề và nâng cao chất lượng dạy và học nghề. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích dạy và học nghề, hỗ trợ kinh phí đào tạo, ưu đãi lãi suất vốn vay học nghề,… Gia tăng số lượng và chất lượng lao động nghề cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao các kỹ thuật và quy trình sản xuất mới cho các hộ nông dân; nhân rộng các mô hình tốt trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho các làng nghề, các vùng sản xuất chuyên canh, tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn.