Di tích Lăng đá Phạm Mẫn Trực - Huệ Linh từ

Trường Giang 19:52 17/07/2020

HNP - Lăng đá Phạm Mẫn Trực còn có tên tự là Huệ Linh từ, ở xóm 1, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Lăng đá Phạm Mẫn Trực được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 1964.

Khu Lăng đá Phạm Mẫn Trực

Xã Lại Yên, nơi có hai lăng quận công Phạm Mẫn Trực và Phạm Đôn Nghị nằm ở phía Đông Nam của huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, phía Bắc giáp xã Di Trạch, phía Nam giáp xã An Khánh, phía Tây giáp xã Song Phương, phía Đông giáp xã Vân Canh. Lại Yên xưa kia do môt nhóm nhỏ người Tiền Liệt xuống đây lập làng định cư với tên gọi là An ấp. Vào thời Hùng vương xa xưa, An ấp thuộc đất Chu Diên. Sau đó, An ấp được gọi là Đồng Ốc thôn thuộc Tiền Liệt xã, tổng Đắc Sở, huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Cái tên Đồng Ốc có tự bao giờ thì đến nay không còn ai nhớ chính xác nữa, chỉ biết rằng nó là sản phẩm của một vùng đồng trũng với những đầm lầy, ao hồ đầy lau lách và cua ốc gắn với sự định cư lập làng từ buổi ban đầu. Cái tên Đồng Ốc ấy gắn bó như một phần máu thịt với dân làng. Cho tới thời nhà Trần, tên gọi Lại Yên, dân địa phương cho là Đại Yên đọc chệch ra, được thay thế cho tên cũ Đồng Ốc như văn bia chùa Nhạ Phúc có ghi thuộc xã Tiền Liệt, huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, đạo Sơn Tây.

Phạm Mẫn Trực người xã Lại Yên, huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, đạo Sơn Tây xưa. Sinh ra trong môt gia đình có bố (hiển khảo) là Nguyễn Quý công húy Vẹm, tự Phúc Diễn, Thụy Minh Đạt giữ chức Tham nghị xứ Tuyên Quang. Mẹ (hiển tỷ) Phạm Quý Thị, húy Thái, hiệu Từ Nhan được truy tặng Tuyên Quang xứ Tham nghị. Phạm Mẫn Trực sinh năm nào không rõ, chỉ biết rằng theo văn bia cũng như hồi ức của các thế hệ nhân dân quê hương thì Phạm Mẫn Trực vốn là môt thanh niên có sức khỏe hơn người. Khi nhà vua tổ chức đầu quân, Phạm Mẫn Trực đã sung vào quân đội và là đội quân tượng binh mang cờ tiên phong và lập được nhiều chiến công hiển hách. Văn bia tại lăng mộ còn ghi lại rằng Phạm Mẫn Trực phụng quản thị hầu nội, cai quản châu Quy Hợp. Năm 42 tuổi phụng làm cai lưu tuần, năm 43 tuổi phụng cai ngoại quốc tào. Cũng năm đó vâng làm thiêm quản nội tả tượng đội binh. Năm 44 tuổi, cai Đồng Mụ tuần, sau vào làm thị nội giám. Năm 45 tuổi, làm Thiêm tri thị nội thư tả Binh bộ phiên, phụng sai đi xứ Ai Lao. Năm 46, tuổi phụng cai quản Tam Kỳ tuần. Năm 51, tuổi làm Phó tri thị nội Thư tả bộ binh phiên, cùng năm này lại được thăng hai bậc làm Thiêm thái giám rồi chức Thiêm tri công tượng. Nhờ ân sủng của Hoàng thượng mà được ban nhiều chức tước: Tri công tượng, Đô thái giám, Tổng thái giám, cai quản 10 châu của các phủ Gia Hưng, An Tây. Phạm Mẫn Trực mất năm nào chưa rõ, dòng họ chỉ nhớ ngày giỗ là 11 tháng 05 âm lịch hàng năm.

Về phần mộ của ông, tiếp thu quan điểm phong thủy của người xưa, lăng Quận công Phạm Mẫn Trực được xây dựng trên một khu đất rộng, thế đất cao ráo, thoáng đãng, bốn bề là đồng ruộng, cây cối quanh năm tốt tươi. Trong ký ức của những bậc cao niên trong làng thì phía trước lăng là một hồ lớn với nước trong xanh. Do những biến đổi của điều kiên tự nhiên cũng như tác động của con người đến nay cái hồ lớn ấy không còn giữ được vẻ đẹp như xưa nữa. Giờ đây, nó chỉ còn là một cái hồ cạn nước với những cây lục bình trải kín mặt hồ. Lăng Phạm Mẫn Trực hướng chính Đông. Trong quan niệm của người xưa, hướng Đông là hướng của sinh khí, hướng của thánh thần. Lăng mộ Phạm Mẫn Trực, tên chữ là “Huệ linh từ”, được xây dựng trên một khu đất rộng khoảng 250m2 với các kiến trúc thành phần được sắp đặt đăng đối với nhau qua một trục dọc chạy sâu từ ngoài cổng vào tới phần mộ. Toàn bộ lăng mộ được chia làm 2 phần: Phần thờ tự và phần mộ. Mở đầu bước vào khu lăng là môt chiếc cổng được xây dựng bằng vật liệu mới. Chiếc cổng này mới được xây dựng với chức năng bảo vệ khu lăng là chính. Còn trước đây là các cột trụ biểu khá lớn. Điều này còn được tác giả Ngô Huy Quỳnh nhắc tới trong tác phẩm “Lịch sử kiến trúc Việt Nam” rằng từ trong lăng “nhìn ra bốn trụ biểu soi mình xuống mặt hồ rộng hình bầu dục”. Theo trí nhớ của các cụ cao niên trong làng thì ở đây ngoài bốn cột trụ biểu thì còn có một chiếc cổng bên trái khá lớn làm bằng chất liệu đá ong với dạng cuốn tò vò có lối đi dẫn vào Tiền tế năm gian. Tuy nhiên, đến nay, do điều kiện khắc nghiệt về tự nhiên cũng như do những tác động của con người cả bốn trụ biểu cũng như chiếc cửa bên trái cùng chiếc hồ lớn hình bầu dục đã không còn. Từ cổng đi vào là môt khu đất khá rộng mà theo lời kể của các cụ trong làng đây là tòa Tiền tế năm gian được xây dựng để tổ chức các hoạt động tế lễ tưởng niệm Quận công Phạm Mẫn Trực. Bộ khung của tòa Tiền tế được làm bằng gỗ với các vì kèo đỡ mái. Toàn bộ tòa nhà này để thoáng bốn phía, không có tường bao, nền đất cao có các tảng đá xanh bó vỉa để tránh sụt lở vào mùa mưa lũ. Do trải qua mưa nắng thời gian, tòa Tiền tế này đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1963, nhân dân và chính quyền địa phương đã phải dỡ bỏ.

Đi qua tòa Tiền tế trước kia và nay là bãi đất trồng rau là đến cổng đá lớn. Toàn bộ phần cột trụ và vòm cổng được làm bằng những tảng đá xanh khá lớn. Phía trên của vòm cổng là mái cổng được làm bằng đá ong dạng mái đình với đường bờ nóc cùng các đầu đao chạy về bốn phía. Phía trước cổng là tấm biển làm bằng đá với chức năng như một bức đại tự, được trang trí hoa văn, ở giữa là dòng chữ “Huệ linh từ”. Phía trước cột cổng là hai con chó đá, được tạo tác từ đá nguyên khối, khá đẹp và gần như thật. Bước qua chiếc cổng này là đến sân gạch thuộc phần thờ tự. Trước đây, sân này tương đối cao so với xung quanh, khô thoáng, cỏ mọc xanh tươi, nhưng giờ đây xung quanh được tôn lên cao hơn để làm nhà ở nên lăng trở thành trũng. Để tránh ngâp lụt, nền sân được tôn lên cao và lát gạch để thoát nước được dễ dàng hơn. Ở sân này, đăng đối hai bên là đôi voi đá được tạo tác khá lớn theo lối tả thực. Đi qua sân là đến khu thềm lát đá, nơi diễn ra các hoạt động tế lễ. Theo trục dọc, ở chính giữa là chiếc hương án với các đồ án hoa văn khác nhau như: hoa cúc mãn khai, hoa sen, hình hổ phù với nét chạm khắc mềm mại, tinh tế. Trên mặt hương án là một bát hương bằng đá hình lục giác với hoa văn hình bông sen, hoa chanh bốn cánh khá đẹp. Tiếp sau hương án là một bệ thờ, làm bằng môt tấm đá nguyên khối, không trang trí. Tiếp đến là sập thờ, cũng được làm từ tấm đá nguyên khối, dạng chân quỳ dạ cá với những nét hoa văn chạm khắc vừa khéo léo, tinh tế vừa mềm mại như văn đao mác, văn hoa lá, văn chữ lôi, văn sóng nước.

Đăng đối hai bên là hai nhà bia khá lớn. Đỉnh của nhà bia là một đấu “nắm xôi” mà từ đó các mái cong hình lợi châu, xuôi về bốn phía. Nhà bia có bốn cửa nhìn ra bốn phía. Mặt trước nhà bia có chạm hai bức phù điêu hình võ sĩ, đầu đội mũ, mình mặc giáp trụ, tay cầm kiếm, đứng nghiêng quay vào giữa. Phía trong nhà bia bên trái có tấm bia hình hộp chữ nhật, ghi lại công đức của Phạm tướng công đối với dân với nước và được nhân dân bầu làm hậu thần, hậu phật, với niên đại Vĩnh Thịnh năm thứ 9 (1713). Bên phải là tấm bia gia phả, hình hộp chữ nhật, ghi lại thân thế và sự nghiêp của Quận công Phạm Mẫn Trực. Bốn mặt đều khắc chữ chân phương có niên đại Vĩnh Thịnh năm thứ 9 (1713). Diềm bia được trang trí các đồ án hoa văn như rồng vân hóa cùng các văn hoa dây, ổ hoa, sóng nước.

Toàn bộ cổng được làm bằng đá tảng nguyên khối giống như chiếc cổng ở phía ngoài. Mái cổng là một khối đá được tạo tác kiểu bốn mái với đường bờ nóc cong hình thuyền cùng với bốn đầu đao chạy về bốn phía. Hai chiếc cột đỡ mái là hai tấm đá hình hộp chữ nhật. Nơi tiếp giáp giữa mái và hai đầu cột là hai chiếc đầu dư hình đầu rồng, được tạo tác khá đẹp với đường nét khá trau chuốt, chắc khỏe của cái trán gồ cao, cặp sừng nhú ngắn chia hai nhánh.... Phần mộ là một khu đất rộng, cao, bằng phẳng, ở chính giữa của phần mộ là một khối đá nguyên tấm để tự nhiên không gọt đẽo các góc cạnh, chính giữa của tấm đá đẽo bằng làm nổi khung hình chữ nhật có khắc chữ “Phạm tướng công mộ” đánh dấu nơi an nghỉ cuối cùng của một Quận công. Phần mộ có chiều dài 3,20m, rộng 1,20m, cao 0,25m. Đây là hiện tượng rất ít gặp. Toàn bộ lăng mộ nay được bao bởi bức tường làm bằng đá ong thấp.

Lăng Huệ Linh có tính chất là đền thờ nên nhân dân còn gọi là văn chỉ, cúng vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm.

Tin đọc nhiều

Đại hội đại biểu Hội Luật gia quận Long Biên khoá IV, nhiệm kỳ 2024-2029

19:26 26/06/2024

HNP - Ngày 26/6, Hội Luật gia quận Long Biên tổ chức Đại hội đại biểu khóa IV, nhiệm kỳ 2024-2029 với nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động Hội trong nhiệm kỳ 2018-2024, đề ra phương hướng trọng tâm nhiệm kỳ 2024-2029; đồng thời bầu Ban Chấp hành quận Hội khoá IV, bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Luật gia thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029.

Triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ

06:39 26/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 1928/UBND-KSTTHC ngày 18/6/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ.

Xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống, phong cách ứng xử

06:37 26/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/6/2024 về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.

Phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn

21:33 18/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 03/6/2024 về việc phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, tỷ lệ 1/500.

Nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân

21:31 18/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 13/6/2024 về việc thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/04/2024 của Thành ủy Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Xem
Di tích Quốc gia đình làng Giẽ Hạ, huyện Phú Xuyên
Di tích Quốc gia đình làng Giẽ Hạ, huyện Phú Xuyên
HNP - Đình Giẽ Hạ thuộc xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, là công trình kiến trúc nghệ thuật có quy mô tương đối lớn. Tương truyền khi hưng công xây dựng đình vào thời Lê, năm Chính Hòa thứ 7 (1686), cụ Đặng Đình Tướng là người Thượng Đức Hạ làm quan đã mua gỗ để cúng tiến vật liệu xây dựng cho làng. Sau đó, nhân dân đứng ra xây dựng ngôi đình năm gian hiện còn tồn tại đến nay.
15:54 12/08/2020
Di tích đình, đền Phúc Thụy, huyện Thanh Oai
Di tích đình, đền Phúc Thụy, huyện Thanh Oai
HNP - Đình, đền Phúc Thụy thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Đình, đền Phúc Thụy gọi theo địa danh của làng, còn có tên nôm là đình làng Chảy. Ngôi đình tọa lạc trên ngôi đất cao giữa hai thôn Phúc Lâm và Thượng Thụy cũ. Tương truyền đình Phúc Thụy được khởi công xây dựng vào thời nhà Lê và được trùng tu vào thời nhà Nguyễn.
15:53 12/08/2020
Đình Tri Chỉ, huyện Phú Xuyên
Đình Tri Chỉ, huyện Phú Xuyên
HNP - Đình Tri Chỉ, thuộc xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. Từ khi hình thành đến nay, công trình kiến trúc này vẫn là một thiết chế văn hóa hội tụ, kết tinh và tỏa sáng tinh hoa vật chất và tinh thần của mỗi cộng đồng dân cư, cần được gìn giữ và bảo tồn...
15:02 10/08/2020
Chùa Thượng Cát
Chùa Thượng Cát
HNP - Chùa Thượng Cát, tên chữ là Tăng Phúc Tự, là một ngôi chùa cổ của làng Thượng Cát, nay thuộc phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội. Theo các cứ liệu lịch sử, chùa do sư Tổ Ma Ha Ca Diếp Ma Đằng Hào Thụy khai sơn xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 12 dưới triều vua Lý Cao Tông và sau này được đại trùng tu vào đầu thế kỷ 17 thời Lê Trung Hưng.
16:30 31/07/2020
Đình Gia Thụy
Đình Gia Thụy
HNP - Đình Gia Thụy, tại phường Gia Thụy, quận Long Biên, có từ xa xưa thờ Thành hoàng: 4 anh em tướng của An Dương Vương. Đình được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 1991.
16:30 31/07/2020
Di tích Tổ nghề Khảm trai Chuyên Mỹ
Di tích Tổ nghề Khảm trai Chuyên Mỹ
HNP - Đến Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), vào các làng Chuôn Thượng, Chuôn Hạ, Chuôn Ngọ, Chuôn Trung, ta luôn nghe thấy tiếng lách cách đục, tỉa từ những ngôi nhà, những nhà xưởng phát ra; có khi là tiếng máy, tiếng cưa xoèn xoẹt đang cưa, cắt, đục những mảnh trai, ốc, gỗ. Về làng du khách được tham quan di tích đền thờ Tổ nghề khảm Trương Công Thành và nghe sự tích về ông tổ nghề nơi đây.
10:59 22/07/2020
Lăng đá Phạm Đôn Nghị - Hiển Linh từ
Lăng đá Phạm Đôn Nghị - Hiển Linh từ
HNP - Lăng đá Phạm Đôn Nghị có tên chữ là Hiển Linh từ ở thôn Lại Yên, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Lăng đá được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 1964.
13:58 21/07/2020
Di tích lịch sử đình làng Châu Mai - huyện Thanh Oai
Di tích lịch sử đình làng Châu Mai - huyện Thanh Oai
HNP - Đình Châu Mai thuộc xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội, có những giá trị về điêu khắc, kiến trúc, truyền thống qua kết cấu không gian tổng thể một kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, những thành tựu tiếp thu từ truyền thống của mỹ thuật dân tộc qua tạo tác khung đình cũng như đồ thờ tự. Từ khi khởi dựng đình đến nay, đình Châu Mai đã trở thành một trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của người dân địa phương và khu vực lân cận.
15:13 10/07/2020
Tin khác
Tăng cường công tác huấn luyện PCCC&CNCH tại huyện Thanh Trì
Tăng cường công tác huấn luyện PCCC&CNCH tại huyện Thanh Trì
HNP - Ngày 16/10, UBND huyện Thanh Trì đã tổ chức Buổi tập huấn chuyên sâu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) cho lực lượng dân phòng. Buổi tập huấn nhằm nâng cao năng lực và nghiệp vụ của lực lượng nòng cốt tại địa phương, hướng tới mục tiêu giảm thiểu các thiệt hại do cháy nổ gây ra.
2 giờ trước
Hà Nội: 55 cán bộ hoàn thành khóa bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực
Hà Nội: 55 cán bộ hoàn thành khóa bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực
HNP - Sáng 16/10, tại Học viện Hành chính Quốc gia, Lớp bồi dưỡng quản lý, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Lớp 3) đã chính thức bế giảng. Khóa học do Học viện Hành chính Quốc gia phối hợp cùng Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức, với mục tiêu phát triển nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại.
2 giờ trước
Khai mạc Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2024
Khai mạc Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2024
HNP - Ngày 16/10, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch, Xây dựng Quốc gia (số 1 Đỗ Đức Dục, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội tổ chức khai mạc “Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024”. Hội chợ sẽ diễn ra đến hết ngày 18/10/2024.
2 giờ trước
Quận Hai Bà Trưng bồi dưỡng 61 đồng chí quy hoạch Ban chấp hành Đảng bộ quận, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Quận Hai Bà Trưng bồi dưỡng 61 đồng chí quy hoạch Ban chấp hành Đảng bộ quận, nhiệm kỳ 2025 - 2030
HNP - Chiều 16/10, Ban Thường vụ Quận ủy Hai Bà Trưng tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ được quy hoạch Ban chấp hành Đảng bộ quận nhiệm kỳ 2025 - 2030 đối với 61 đồng chí.
2 giờ trước
Công đoàn Viên chức Thành phố: Tổng kết đợt thi đua cao điểm kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
Công đoàn Viên chức Thành phố: Tổng kết đợt thi đua cao điểm kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
HNP - Sáng 16/10, Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Tổng kết đợt thi đua cao điểm và Liên hoan văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan Thành phố.
2 giờ trước
Tọa đàm Doanh nhân nữ Ứng Hòa Tâm - Tài - Thanh lịch
Tọa đàm Doanh nhân nữ Ứng Hòa Tâm - Tài - Thanh lịch
HNP - Ngày 15/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm “Doanh nhân nữ Ứng Hòa Tâm - Tài - Thanh lịch” nhân kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10); 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
2 giờ trước
Gửi thông báo 1.904 trường hợp học sinh vi phạm giao thông đến nhà trường
Gửi thông báo 1.904 trường hợp học sinh vi phạm giao thông đến nhà trường
HNP - Từ ngày 1 đến 14/10, Cảnh sát giao thông Hà Nội xử lý 3.099 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông liên quan đến học sinh.
2 giờ trước
Giải pháp khuyến khích nữ sinh viên, học sinh vượt khó học giỏi
Giải pháp khuyến khích nữ sinh viên, học sinh vượt khó học giỏi
HNP - Ngày 15/10, Hội Khuyến học và Hội Nữ trí thức thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức tọa đàm “Một số giải pháp khuyến khích nữ sinh viên, học sinh vượt khó học giỏi”.
4 giờ trước
Lan tỏa thông điệp phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Văn hiến - Văn minh - Hiện đại
Lan tỏa thông điệp phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Văn hiến - Văn minh - Hiện đại
HNP - Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề "Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội Văn hiến -Văn minh - Hiện đại". Tới dự có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Lê Kim Anh; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Thành phố Kiều Thanh Hùng…
4 giờ trước
Giao ban Thường trực HĐND Thành phố với Thường trực HĐND quận, huyện, thị xã quý III/2024
Giao ban Thường trực HĐND Thành phố với Thường trực HĐND quận, huyện, thị xã quý III/2024
HNP - Sáng 16/10, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì Hội nghị giao ban Thường trực HĐND Thành phố với Thường trực HĐND quận, huyện, thị xã quý III/2024. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu HĐND Thành phố kết nối 30 điểm cầu HĐND quận, huyện, thị xã. Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai.
4 giờ trước