Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng Một năm 2009 (00:00 21/01/2009)


1. Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tháng Một năm 2009 giảm 6,4% so cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước giảm 3,1% (kinh tế Nhà nước Trung ương giảm 0,7%, kinh tế Nhà nước Địa phương giảm 10,3%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 2,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 16,5%.



Tháng Một năm 2009, sản xuất vẫn chưa đi vào ổn định do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, đồng thời do là tháng đầu năm lại là tháng Tết nên các doanh nghiệp cũng chưa ký kết được hợp đồng… Mặc dù vậy, một số mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán như: rượu bia, thuốc lá bao, thực phẩm chế biến… sản xuất vẫn tăng cao.

Sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh so cùng kỳ năm trước do các công ty thuộc các ngành có tỷ trọng khá lớn sản xuất giảm là: chế biến thực phẩm giảm 8%, sản xuất khoáng phi kim loại giảm 2%, sản xuất sản phẩm bằng kim loại giảm 18,7%, sản xuất thiết bị văn phòng giảm 17%, sản xuất xe có động cơ giảm 7,6%, sản xuất phương tiện vận tải giảm 20,8%... Một số doanh nghiệp thuộc các ngành này sản xuất cầm chừng như Công ty LD ô tô Hoà Bình, Công ty TNHH Nissei, Công ty Canon cắt giảm sản xuất do tiêu thụ sản phẩm chậm, Công ty TNHH đèn hình Orion Hanel hiện đang làm thủ tục giải thể…

2. Xây dựng cơ bản:

2.1. Vốn đầu tư phát triển: Ước tính vốn đầu tư phát triển tháng Một năm 2009 đạt 2.218,7 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2008 và bằng 7,9% so với kế hoạch năm 2009.

Trong năm 2008, thành phố đã thu hút được 270 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 4.399,6 triệu USD. Năm 2009, Hà Nội dự kiến thu hút 300 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp.

Năm 2009, Thành phố Hà Nội tập trung đầu tư, khởi công các công trình giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô. Đồng thời, sẽ tập trung triển khai xây dựng, cải tạo các quốc lộ hướng tâm, đường cao tốc tạo điều kiện cho phân luồng từ xa. Năm 2009, Tổng công ty xây dựng Hà Nội sẽ tập trung hoàn thiện nhiều dự án nhà ở trên địa bàn thành phố.

2.2. Tiến độ thực hiện một số dự án lớn

* Nút giao thông Kim Liên: Khối lượng thực hiện đến hết tháng 12/2008 đạt khoảng 65%. Tiến độ thi công chậm do một số nguyên nhân: Một số thời điểm nhà thầu thi công không tích cực, không thực hiện đúng các yêu cầu về tiến độ của tư vấn, chủ đầu tư; giải phóng mặt bằng các hộ dân kinh doanh chem., vướng mắc trong công tác di chuyển công trình ngầm nổi, thay đổi thiết kế kỹ thuật nhà điều hành trạm bơm, thời gian chờ thống nhất cấp phép rào đường phục vụ thi công, phân luồng giao thông phục vụ các dịp hội nghị APEC, ngày lễ tết theo yêu cầu của thành phố…

Theo đề xuất của nhà thầu và đánh giá của tư vấn, Ban quản lý dự án đã báo cáo UBND thành phố cho phép gia hạn thời gian hoàn thành (cho từng hạng mục cụ thể), dự kiến thông xe kỹ thuật vào dịp 10/10/2009. Các hạng mục còn lại của dự án (hầm bộ hành, tuynen kỹ thuật, trạm bơm, hệ thống thoát nước…) sẽ hoàn thành trước ngày 31/12/2009.

* Dự án cầu Vĩnh Tuy: 4 hạng mục chính của dự án cầu Vĩnh Tuy đã hoàn thành xong phần xây dựng thô (hạ tầng kỹ thuật). Hiện các nhà thầu đang hoàn thiện mặt cầu, lan can, xử lý chống thấm và bê tông nhựa, làm đường gom, công viên cây xanh, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng. Dự kiến đến tháng 9/2009 sẽ thông xe kỹ thuật.

* Dự án đường 5 kéo dài: Tổng giá trị khối lượng thực hiện của dự án tháng 12/2008 đạt khoảng 7 tỷ đồng cụ thể như sau: Gói thầu số 6, 7, 8, 10 triển khai thi công các hạng mục thoát nước mặt, thoát nước bẩn, hào kỹ thuật và đào đất không thích hợp. Lắp đặt các hạ tầng kỹ thuật và sản xuất cấu kiện đúc sẵn. Gói thầu số 11 triển khai thi công hầm đường bộ, nền mặt đường và cầu Ngũ Huyện Khê.

3. Thương mại dịch vụ:

3.1. Nội thương:

Tháng Một năm 2009, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 3,6% so tháng trước và tăng 26,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 4,2% và tăng 28,4%.

Năm nay, mặc dù các mặt hàng khá phong phú, giá cả một số mặt hàng Tết không tăng hoặc tăng ít, nhưng sức mua của người dân không cao như những năm trước. Cho đến giữa tháng Một, mức tiêu thụ mặc dù có cao hơn ngày thường, nhưng hàng Tết vẫn bán rất chậm. Dự đoán, chỉ đến những ngày giáp Tết, khi người tiêu dùng bắt buộc phải mua sắm một số loại hàng Tết thì mức tiêu thụ mới cao hơn.

Để phục vụ Tết, các công ty thương mại lớn tại Hà Nội đã xây dựng kế hoạch dự trữ nguồn hàng, đảm bảo cung ứng hàng hoá có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt, chủ động ổn định thị trường với khối lượng hàng lớn. Thành phố cũng đã cho một số doanh nghiệp tạm ứng 160 tỷ đồng với lãi suất 0% để dự trữ 6 mặt hàng thiết yếu là gạo, thịt gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, dầu ăn. Đồng thời, đẩy mạnh phong cách phục vụ văn minh, an toàn vệ sinh thực phẩm; Các công ty thương mại, chợ, siêu thị trưng bày đẹp, gọn gàng, triển khai nhiều hình thức thu hút khách hàng, phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết.

3.2. Ngoại thương:Do ảnh hưởng tình hình kinh tế thế giới và là tháng đầu năm nên tình hình xuất nhập khẩu khá trầm lắng. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn giảm 3% so tháng trước, trong đó xuất khẩu địa phương giảm 3,1%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: nông sản giảm 19,8%, hàng điện tử giảm 3,6%, linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi giảm 2,9%, thủ công mỹ nghệ giảm 5,5%, xăng dầu tạm nhập tái xuất giảm 9,9%. Trong các nhóm hàng chỉ có hàng may dệt tăng 1,9%, than đá tăng 8,7%, hàng khác tăng 3,7%.

Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn giảm 1,1% so tháng trước. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: máy móc thiết bị phụ tùng giảm 2,5%, xăng dầu giảm 8,5%...

3.3. Vận tải:Tháng Một năm 2009 so với cùng kỳ năm trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển giảm 0,3%, khối lượng hàng hoá luân chuyển giảm 12,7%, doanh thu vận t¶i hµng ho¸tăng 14,1% (chủ yếu do giá xăng dầu tháng 1 năm nay cao hơn tháng 1 năm trước nên giá cước vận tải cao hơn). Khối lượng hµnh kh¸chvận chuyển tăng 10,3%, khối lượng hµnh kh¸chluân chuyển tăng 19,1%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 10,6%. Để phục vụ Tết, các công ty có kế hoạch phục vụ cụ thể từng ngày trước và sau Tết, cam kết chuẩn bị, tăng cường xe trong dịp Tết, không để tình trạng khách tồn đọng sang ngày hôm sau. Các bến xe có kế hoạch tổng vệ sinh, rửa sân bến, trang trí các bến xe sạch đẹp.

3.4. Giá cả thị trường: Các công ty thương mại lớn tại Hà Nội đã xây dựng kế hoạch dự trữ nguồn hàng, đồng thời do sức mua của người dân không cao vì vậy giá cả lương thực, thực phẩm chỉ tăng chút ít so với tháng trước. Tháng Một năm 2009, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,29% so tháng trước, trong đó, lương thực tăng 1,05%, thực phẩm tăng 0,29%. Theo đánh giá chung, giá cả thực phẩm, giải khát có xu hướng tăng chút ít cho đến ngày 30 Tết (25/1/2009) và dừng lại cho đến những ngày sau Tết.

Giá vàng tăng 5,19% so tháng trước. Giá đô la Mỹ tăng 0,91%.

4. Sản xuất nông nghiệp:

4.1. Trồng trọt:

- Vụ đông 2008-2009: Do ảnh hưởng của đợt mưa lũ vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11 nên tiến độ sản xuất chậm hơn so với cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 23.446 ha (bằng 35,6% so cùng kỳ năm trước), trong đó: ngô 5298 ha (bằng 26,3%), rau đậu các loại 9500 ha (bằng 72%)... Hiện nay, người dân đang thu hoạch một số cây vụ đông, ước tính năng suất các loại cây trồng giảm so cùng kỳ năm trước.

Để phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, người dân đang tích cực chăm sóc và tiêu thụ hoa, cây cảnh, cây ăn quả các loại. Năm nay, diện tích hoa, cây cảnh bị mất trắng nhiều, các loại cây ăn quả bị ảnh hưởng nặng của mưa lụt, nên giá bán cao hơn so với năm trước.

- Vụ Xuân năm 2009: Diện tích làm đất đạt 33.653 ha (bằng 33,72% kế hoạch), mạ đã gieo được 1.367 ha (đạt 19,7% kế hoạch), dự kiến trong tháng 2 sẽ tiến hành đổ ải và cấy đại trà. Diện tích lúa đã cấy 234,8 ha, tập trung ở một số huyện như Sơn Tây 90 ha, Phúc Thọ 120 ha... Đã gieo trồng được 669 ha ngô, 423 ha rau các loại...

Để đối phó với tình hình thời tiết giá rét và thiếu nước để làm đất gieo trồng, Thành phố đã có nhiều biện pháp khắc phục như: chỉ đạo ngừng cấy lúa xuân sớm, ngừng gieo trồng các cây màu trong những ngày nhiệt độ giảm thấp dưới 150C, hướng dẫn nông dân bảo vệ diện tích mạ đã gieo bằng các biện pháp che phủ nilon, giữ ẩm, bón tro bếp, nạo vét kênh mương, nâng cấp, sửa chữa hệ thống bơm tưới bảo đảm hoạt động có hiệu quả....

4.2. Chăn nuôi:

Tình hình chăn nuôi không có diễn biến gì đặc biệt nghiêm trọng. Các hộ nông dân đang tích cực tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm trong dịp trước và sau Tết Kỷ Sửu. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện, ban ngành liên quan thông tin kịp thời trên các phương tiện truyền thông về tình hình thời tiết, phổ biến kinh nghiệm, các biện pháp chống rét, đói cho gia súc, gia cầm để nhân dân chủ động phòng chống. Tháng qua, Thành phố phát động “tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm” trên địa bàn Thành phố. Từ ngày 15/12/2008 đến 15/1/2009 tất cả các đơn vị, tổ chức, cá nhân có chăn nuôi gia súc, gia cầm, các cơ sở giết mổ, buôn bán, chế biến, vận chuyển gia súc, gia cầm, các chợ, nơi công cộng và các ổ dịch cũ phải thường xuyên làm vệ sinh cơ giới sau đó phun thuốc sát trùng theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

4.3. Thuỷ sản:

Các hộ, các trang trại, đơn vị chăn nuôi thuỷ sản đang tiếp tục thu hoạch sản phẩm, nhất là các loại cá kém chịu rét như cá chim trắng, rô phi, tôm và cải tạo ao, hồ chuẩn bị cho mùa mưa đến. Đồng thời, tăng cường các biện pháp phòng chống rét đối với ao, hồ nuôi giữ cá bố mẹ và các ao, hồ nuôi cá thịt chưa cho thu hoạch.

5. Trật tự xã hội - an toàn giao thông: Năm 2008, trên địa bàn Thành phố đã phát hiện và xảy ra 5.914 vụ phạm pháp hình sự (tăng 4% so năm trước), khám phá 3.756 vụ án (tăng 0,1%) và bắt giữ theo luật 6.204 đối tượng (tăng 22%). Tổng số vụ buôn bán, tàng trữ và vận chuyển ma tuý trong năm 2008 là 2.655 vụ (tăng 36%) với 3.447 đối tượng bị bắt giữ (tăng 47%).

Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn trong thời gian gần đây diễn biến theo chiều hướng tốt: số vụ tai nạn giao thông xảy ra trong năm 2008 là 1058 vụ (giảm 4% so năm trước) làm chết 715 người (giảm 10%) và làm bị thương 743 người (giảm 10%).

Năm 2008, đã xảy ra 213 vụ cháy nổ (tăng 29% so năm trước), làm chết 7 người (tăng 17%) và làm bị thương 23 người (tăng 64%), tổng tài sản thiệt hại 34,7 tỷ đồng (tăng 168%).

6. Tín dụng, ngân hàng:

Dự kiến đến cuối tháng Một năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng 1,2% so với cuối năm 2008, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 1,4%, phát hành giấy tờ có giá tăng 0,1%, tiền gửi thanh toán tăng 1,2%. Dư nợ cho vay tăng 1,3% so với cuối năm 2008, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 1,5%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,1%.


Thang 1 2009.zip



Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         Lấy lại mã bảo mật