Tình hình nội ngoại thương của Thủ đô trong tháng 8/2018 (15:01 05/09/2018)


HNP - Cục Thống kê Hà Nội vừa có báo cáo về tình hình nội ngoại thương trên địa bàn Thành phố trong tháng 8/2018. Theo đó, tổng mức bán ra của thương mại, khách sạn nhà hàng, dịch vụ đạt 210.615 tỷ đồng tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 5,5% so với cùng kỳ. Trị giá xuất khẩu ước đạt 1.381 triệu USD và trị giá nhập khẩu ước đạt 2.510 triệu USD.


Tháng 8/2018, học sinh, sinh viên bắt đầu nhập học vì vậy nhu cầu mua sắm đồng phục, sách giáo khoa, đồ dùng học tập của phụ huynh và học sinh tăng cao. Đây là mùa cho các ngành hàng may mặc đồng phục, cặp sách với các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, giá cả, chất lượng sớm có cuộc đua tranh. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường đối với các mặt hàng này, các công ty trong nước đã đưa ra những mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo giá cả hợp lý. Một số điểm cung cấp đồ dùng học tập, sách giáo khoa có uy tín tại Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh triển khai Chương trình khuyến mại, hàng Việt chất lượng, giá ưu đãi... lượng khách mua tăng từ 30-50% so với những tháng trước.
 
Tổng mức bán lẻ tháng 8/2018 đạt 43.110 tỷ đồng tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 4,8% so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ đạt 1.601.727 tỷ đồng tăng 9,4% so cùng kỳ năm trước; trong đó, tổng mức bán lẻ đạt 323.061 tỷ đồng tăng 8,9%. Chia theo thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước đạt 230.637 tỷ đồng tăng 6,7% so cùng kỳ; Kinh tế ngoài nhà nước 1.250.716 tỷ đồng, tăng 10,4%; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 120.374 tỷ đồng tăng 4,7%.
 
Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố tháng 8 tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 26,2% so với cùng kỳ, một số nhóm hàng xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ là: hàng nông sản tăng 46,8%; hàng dệt may tăng 24,5%; xăng dầu tăng 127,9%...Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 9.160 triệu USD tăng 19% so cùng kỳ. Đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng qua là hàng nông sản tăng 42,8%; xăng dầu tăng 41%; dệt may tăng 16%. Thị trường tăng trưởng mạnh nhất là Malaysia tăng khoảng 80% so cùng kỳ; Thái Lan tăng 27,1%; Hoa Kỳ tăng 18%; trong khi đó thị trường Trung Quốc chỉ tăng 1,2% cho thấy thị trường xuất khẩu đã có sự chuyển dịch từ Trung Quốc sang khối Asean.
 
Trị giá kim ngạch nhập khẩu tháng 8 tăng 2,4% so tháng trước và tăng 7,4% so cùng kỳ, một số nhóm hàng có tốc độ nhập khẩu tăng cao là xăng dầu tăng 57,6%; nhóm hàng máy móc thiết bị phụ tùng tăng 45,6%; hóa chất tăng 32,8% so cùng kỳ năm 2017. Tính chung 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 20.032 triệu USD tăng 6,2% so cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng tăng là: xăng dầu tăng 37,4%; hóa chất tăng 26,6%. Thị trường nhập khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ tăng 8%, Trung Quốc tăng 10%.

Bùi Quỳnh


Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         Lấy lại mã bảo mật