Chỉ số sản xuất Công nghiệp năm 2020 của Hà Nội tăng 4,7% (16:34 06/01/2021)


HNP - Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12 năm 2020 của Hà Nội tăng 4,3% so với tháng 11 và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung năm 2020, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp toàn Thành phố tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019.   


Tháng Mười Hai năm 2020, ngành chế biến, chế tạo tăng 5,1% so với tháng Mười Một và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2019; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 5% và tăng 6,7%; ngành cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 2,8% và tăng 4,8%; ngành khai khoáng tăng 2,8% và giảm 6,9%. Tính chung cả năm 2020, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6% so với năm 2019, trong đó một số ngành có chỉ số sản xuất tăng khá như: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 25,1%; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 15,1%; Sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 14,4%; Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 11,8%; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 10,6%. Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm: Sản xuất đồ uống giảm 13,9%; Sản xuất phượng tiện vận tải giảm 10,6%; Sản xuất trang phục giảm 2,1%; Sản xuất da và sản phẩm liên quan giảm 3,3%. 
 
Cùng với đó, ngành sản xuất và phân phối điện năm 2020 tăng 6,1% so với năm 2019; ngành cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 5,4%; ngành công nghiệp khai khoáng giảm 9,6% nhưng do chiếm tỉ trọng nhỏ nên không tác động nhiều đến tăng trưởng chung toàn ngành công nghiệp. 
 
Năm 2020, Thánh phố thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo như: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp; Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai 19 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập và tiếp tục thẩm định 09 cụm công nghiệp; Ưu tiên sản xuất các sản phẩm thuốc, dụng cụ y tế và hóa chất; Hướng dẫn đến sản xuất sản phẩm công nghệ cao thời gian tới.
 
Chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Mười Hai năm 2020 tăng 2% so với năm 2019; tính chung cả năm tăng 0,6% so với năm 2019, cụ thể một số ngành sản phẩm có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Thuốc, hóa chất và dược liệu tăng 85%; Giường, tủ, bàn, ghế tăng 20,4%; Thực phẩm chế biến tăng 13,7%; Hóa chất và sản phẩm từ hóa chất tăng 13,5%; Cao su và plastic tăng 12,7%; Giấy và sản phẩm từ giấy tăng 10,6%; Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 10,1%; Thuốc lá tăng 5,8%. Tuy nhiên, một số ngành lại có chỉ số tiêu thụ giảm như: Kim loại giảm 4,3%; Máy móc thiết bị giảm 7,2%; Trang phục giảm 7,4%; Xe có động cơ giảm 10%; Phương tiện vận tải giảm 14,6%; Đồ uống giảm 24,8%.
 
Chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến, chế tạo tinh đến cuối năm 2020 tăng 44,7% so cuối năm 2019, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho cao như: Xe có động cơ tăng 95,2%; Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 91,9%; Trang phục tăng 81,7%; Chế biến thực phẩm tăng 69,9%; Sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 64,2%; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 63,6%; Sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 48,1%. Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp có chỉ số tồn kho giảm như: Kim loại giảm 11,5%; Phương tiện vận tải khác giảm 49,8%; Thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 64,5%; Giấy và sản phẩm từ giấy giảm 82,4%.
 
Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng Mười Hai năm 2020 tăng 0,5% so với tháng Mười Một và bằng cùng kỳ năm 2019. Ước cả năm 2020, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp giảm 1,5% so với năm 2019, trong đó chia theo khu vực: Nhà nước giảm 4,6%; ngoài Nhà nước giảm 2,3%; có vốn đầu tư nước ngoài giảm 0,1%. Chia theo ngành kinh tế, lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,1% so với năm 2019; lao động ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 4,3%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,2%; ngành khai khoáng giảm 25,2%.
 

Hải Vân


Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         Lấy lại mã bảo mật