Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng Ba năm 2010 (15:08 05/04/2010)




Năm 2010 là năm có nhiều sự kiên trọng đại: Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Đại hội Đảng các cấp … đồng thời cũng là năm cuối thực hiện KTXH 5 năm 2006 – 2010 và các chi tiêu KTXH của Nghị quyết đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV đã đề ra. Phát huy những thành tích và những kết quả đã đạt được trong xây dựng và phát triển KTXH Thủ đô năm 2009; với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Thành phố, sự phấn đấu nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân lao động Thủ đô quý I năm 2010, KTXH Hà Nội phát triển và tăng trưởng khá so cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 8,7%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,4%, vốn đầu tư xã hội tăng 9,1%, tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 20,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 3,8%... An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được ổn định, đời sống nhân dân lao động được bảo đảm.

1. Tổng sản phẩm nội địa (GDP):

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn quý I năm 2010 tăng 8,7% so cùng kỳ năm trước. Ngành nông – lâm – thủy sản tăng 21,6% (đóng góp 1,09% vào mức tăng chung), ngành công nghiệp xây dựng tăng 9,2% (đóng góp 4,4% vào mức tăng chung), các ngành dịch vụ tăng 6,9% (đóng góp 3,27% vào mức tăng chung).

Tốc độ tăng GDP quý I so với cùng kỳ của một số năm gần đây ở Hà Nội như sau:

 
2007
2008
2009
2010
Tốc độ tăng GDP (%)
11,2
10,9
3,1
8,7
 - Nông – lâm – thủy sản
1,8
3,5
-18,4
21,6
 - Công nghiệp, xây dựng
14,1
10,1
5,5
9,2
 - Dịch vụ
10,1
12,8
4,0
6,9
 

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn quý I năm 2010 đạt tốc độ tăng khá hơn quý I năm 2009, song vẫn thấp so tốc độ tăng cùng quý của nhiều năm trước đây, do kinh tế của Hà Nội vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu.

2. Sản xuất công nghiệp:

Giá trị sản xuất công nghiệp trên tháng Ba năm 2010 tăng 21,6% so tháng trước (tháng có Tết Nguyên đán), trong đó Kinh tế Nhà nước tăng 20,5% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 20,3%, kinh tế Nhà nước Địa phương tăng 20,9%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 23,7% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,7%.

Dự kiến quý I năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 12,4% so cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 6,1% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 6,2%, kinh tế Nhà nước Địa phương tăng 5,6%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 13,6% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,9%.

2.1 Sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương:

Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương tháng Ba năm 2010 tăng 20,3% so tháng trước và tăng 8,4% so cùng kỳ năm trước.\

Dự kiến quý I năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 6,2% so cùng kỳ năm trước. Có 17/20 ngành sản xuất tăng, trong đó có một số ngành tăng khá: khia thác quặng (tăng 32,4%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (tăng 31,7%), sản xuất phương tiện và vận tải khác (tăng 16,9%)… 3/20 ngành sản xuất giảm là: dệt (giảm 1,9%), sản xuất đồ da (giảm 6,4%), sản xuất sản phẩm bằng kim loại (giảm 0,8%).

2.2. Sản xuất công nghiệp Nhà nước Địa phương:

Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Địa phương tháng Ba năm 2010 tăng 20,9% so tháng trước và tăng 8,8% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến quý I năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Địa phương tăng 5,6% so cùng kỳ năm trước. Có 12/17 ngành sản xuất tăng, trong đó một số ngành tăng khá: chế biến thực phẩm (tăng 63,6%), dệt (tăng 18,5%), sản xuất ti vi – thiết bị thông tin (tăng 18,1%) … 5/17 ngành sản xuất giảm là: khai thác than (giảm 1,8%), sản xuất kim loại (giảm 44,7%), chế tạo thiết bị máy móc (giảm 23,4%), sản xuất dụng cụ chính xác (giảm 6,1%), sản xuất giường tủ, bàn ghế (giảm 19,2%).

2.3. Sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước:

Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tháng Ba năm 2010 tăng 23,7% so tháng trước và tăng 18,6% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến quý I năm 2010, giá trị sản xuất công nghệp ngoài Nhà nước tăng 13,6% so cùng kỳ năm trước, trong đó công ty TNHH tư nhân tăng 13,4%, công ty cổ phần khác tăng 15,3%, doanh nghiệp tư nhân tăng 14,3%, hộ cá thể tăng 12,1%, và hợp tác xã giảm 2,6%. Có 20/22 ngành sản xuất tăng, trong đó một số ngành tăng khá là: khai thác đá, mỏ khác (tăng 25,6%), sản xuất đồ da (tăng 26,9%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (tăng 27%), sản xuất ti vi thiết bị thông tin (tăng 56,8%), sản xuất dụng cụ chính xác (tăng 90,7%), tái chế (tăng 60%) … Hai ngành sản xuất giảm là sản xuất thiết bị điện (giảm 0,3%) và sản xuất xe có động cơ (giảm 11,5%).

2.4 Sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tháng Ba năm 2010 tăng 20,7% so tháng trước và tăng 22% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến quý I năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,9% so cùng kỳ năm trước với cả 20/20 ngành sản xuất tăng, trong đó một số ngành tăng khá: sản xuất khoáng phi kim loại (tăng 22,4%), chế tạo thiết bị máy móc (tăng 23,2%), sản xuất thiết bị điện tăng (25,3%)…

3. Xây dựng cơ bản:

3.1 Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn Nhà nước do Địa phương quản lý: ước thực hiện tháng Ba năm 2010 đạt 1.510,4 tỷ đồng, bằng 65,0% so với cùng kỳ năm 2009 và tăng 126,0% so với thực hiện tháng 02/2010. Dự kiến quý I năm 2010 đạt 3.594,3 tỷ đồng, bằng 62,8% so với cùng kỳ năm 2009; bằng 14,5% so với kế hoạch năm 2010, trong đó: vốn ngân sách Nhà nước đạt 2.106,6 tỷ đồng, bằng 80,5% so cùng kỳ, bằng 16,4% so kế hoạch năm; vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đạt 232,3 tỷ đồng, bằng 28,3% so cùng kỳ, đạt 5,2% so kế hoạch năm; vốn tự có của doanh nghiệp Nhà nước đạt 473,6 tỷ đồng, bằng 49,8% so cùng kỳ, bằng 18,9% so kế hoạch năm.

Một số tình hình đầu tư trên địa bàn thành phố:

Trong số các công trình trọng điểm được UBND thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai và hoàn thành chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đã có 8 công trình được đưa vào sử dụng, 18 công trình sẽ hoàn thành trước ngày 10/10/2010, 7 công trình cơ bản hoàn thành trong năm 2010. Trong năm, sẽ khởi công 3 công trình trước dịp Đại lễ là dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội – Hà Đông.

- Thị xã Sơn Tây: Chuẩn bị khởi công một số dự án giao thông, dự án đầu tư xây dựng công trình đường tỉnh 414 từ Sơn Tây đến khu di tích K9, chiều dài toàn tuyến hơn 20km, trong đó qua đoạn Sơn Tây dài 6,32km, dự kiến tổ chức đấu thầu trong quý I-2010. Dự án đầu tư xây dựng công trình đường trục phát triển thị xã Sơn Tây lý trình Km13+740,6 đến Km14+704,0 dự kiến việc lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và chỉ giới đường đó sẽ hoàn tất trong quý I năm 2010 để tổ chức đấu thầu xây lắp trong tháng Tư năm 2010

- Quận Thanh Xuân: UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu tái định cư Khương Đình I với quy mô 40 ha tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, nhằm xây dựng một khu chức năng đô thị đồng bộ, hiện đại phục vụ nhu cầu  tái định cư cho các dự án đầu tư xây dựng của thành phố kết hợp chỉnh trang khu dân cư hiện có, hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan đô thị phía đông nam quận Thanh Xuân.

- Sáng 14 tháng Ba, dự án cải tạo môi trường hồ Vục, quận Long Biên, công trình cải tạo hồ đầu tiên được triển khai theo phương thức xã hội hóa và là công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã được khởi công. Với tổng kinh phí dự kiến khoảng 20 tỷ đồng, bao gồm 3 hạng mục, nạo vét sông hồ, sâu thêm 3,5m trên diện tích hơn 2 ha, xây dựng kè hồ và tạo môi trường cảnh quan xanh, sạch. Thời gian dự kiến thi công là 6 tháng để hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

3.2. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (vốn đầu tư xã hội) quý I năm 2010 dự kiến đạt 29.601 tỷ đồng, tăng 9,1% so cùng kỳ năm trước, trong đó vốn Nhà nước đạt 9.126,6 tỷ đồng tăng 0,9% vốn ngoài Nhà nước đạt 17.431,9 tỷ đồng, tăng 17,7%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 3.042,7 tỷ đồng, giảm 7,5%.

3.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Tính đến 2/3/2010, trên địa bàn Hà Nội không bao gồm các Khu công nghiệp và Khu công nghệ cao Hòa Lạc, đã thu hút được 48 dự án với tổng vốn đầu tư đằn ký là 20,2 triệu USD, trong đó cấp mới 46 dự án (vốn đầu tư đăng ký 17,7 triệu USD), tăng vốn 2 dự án (vốn đăng ký 2,5 triệu USD).

Dự kiến Quí I năm 2010, Hà Nội thu hút được 65 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 30 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện trong quý I đạt 50 triệu USD.

4. Thương mại dịch vụ:
4.1. Nội thương:

  Tháng Ba năm 2010 tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 25,1% so cùng kỳ năm trước (bán lẻ tăng 29,9%) và giảm 3,3% so tháng trước là tháng có Tết Nguyên Đán (bán lẻ giảm 4,1%).

Dự kiến quý I năm 2010, tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 20,5% so cùng kỳ năm trước, trong đó bán lẻ tăng 26,5%. Trong tổng mức bán ra tại Hà Nội, cơ cấu bán buôn chiếm tỷ trọng tới 75% và Hà Nội luôn giữ vị trí trung tâm bán buôn của các tỉnh phía Bắc. Trong một số năm gần đây, số lượng đơn vị kinh doanh thương mại, dịch vụ tăng lên nhanh chóng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang nghiêng dần về các ngành dịch vụ.

4.2. Ngoại thương: Tháng Ba năm 2010 so tháng trước, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 24,5%, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 24,6%; kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng 20%, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 24,9%.

Dự kiến quý I năm 2010, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 3,8% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 23,7%. Đóng góp nhiều vào tăng kim ngạch xuất khẩu trong quý I là các nhóm hàng: gạo (tăng 38,2%), than đá (tăng 13%), hàng may dệt (tăng 25%), giầy dép và các sản phẩm từ da (tăng 57,4%), linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi (tăng 53,4%), xăng dầu tạm nhập tái xuất (tăng 15,7%)… Các mặt hàng xuất khẩu giảm nhiều so cùng kỳ là: cà phê, hạt tiêu, vàng hàng hóa.

Kim ngạch nhạp khẩu quý I năm 2010 trên địa bàn tăng 53,5% so cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 45,2%. Giá trị nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu đều tăng: máy móc thiết bị phụ tùng (tăng 48,2%), săt thép (tăng 47,2%), phân bón (tăng 32,2%), hóa chất (tăng 59%), chất dẻo (tăng 20,5%), xăng dầu (tăng 69,2%), hàng hóa khác (tăng 48,6%). Các đối tác lớn như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan đã mở lại thị trường. Cơ cấu nhập khẩu với 3/4 hàng nhập là vật tư nguyên liệu, máy móc, nhập về lớn để đầu tư cho sản xuất, gia công, xây dựng đang phục hồi và phát triển sau khủng hoảng.

4.3 Du lịch: Tháng Ba năm 2010, khách Quốc tế vào Hà Nội khoảng 86 ngàn khách, tăng 2,4% so tháng trước, giảm 17,6% so cùng kỳ. Khách nội địa đi du lịch tăng 4,5% so tháng trước, do sau Tết Nguyên đán nhiều người có nhu cầu đi lễ hội, đền chùa. Khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài tăng 5-10% so cùng kỳ. Doanh thu khách sạn, lữ hành tăng 7,7% so cùng kỳ.

Dự kiến quý I năm 2010, lượng khách Quốc tế đến Hà Nội khoảng 273 ngàn khách, tăng 3,8%. Doanh thu khách sạn, lữ hành tăng 5-10% (chủ yếu là giá tour tăng do dịch vụ thuê phòng và dịch vụ vận chuyển tăng hơn nhiều so năm trước). Nhìn chung, quý I năm 2010 khách Quốc tế đến Hà Nội vẫn giảm so cùng kỳ (nhất là tại các khách sạn có thứ hạng cao). Tuy nhiên việc một số hãng hàng không chính thức tăng các chuyến bay hoặc đưa thêm đường bay mới cho thấy sự tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi tăng nguồn khách đến với du lịch Hà Nội trong thời gian tới.

4.4 Giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Ba năm 2010 tăng 0,75% so tháng trước là tháng có Tết Nguyên đán với đa số các ngành hàng đều tăng nhẹ (chỉ có nhóm lương thực giảm 0,35%). Chỉ số giá vàng tháng Ba năm 2010 tăng 0,59% so tháng trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,49%.

Dự kiến quý I năm 2010 so cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,58%, chỉ số giá vàng tăng 44,4%, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 10,23%. Chỉ số giá tháng Ba năm 2010 so tháng Mười hai năm 2009 tăng 4,72% (tốc độ tăng giá bình quân 1 tháng là 1,55%).

4.5 Vận tải: Tháng Ba năm 2010 so tháng trước, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 0,2%, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 0,3%, doanh thu vận chuyển hàng hóa giảm 0,1%; khối lượng hành khách vận chuyển tăng 0,4%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 0,6%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 0,1%.

Dự kiến quý I năm 2010 so cùng kỳ năm trước, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 18,7%, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 23,9%, doanh thu vận chuyển hàng hóa tăng 22,8%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 17,9%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 15,8%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 25,3%. Hoạt động vận tải quý I năm 2010 tăng khá so cùng kỳ năm trước. Hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt, taxi ở Hà Nội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giao thông ở Thủ đô, đặc biệt xe buýt trong giai đoạn Hà Nội mở rộng đã góp phần quan trọng trong giải quyết vấn đề giao thông đô thị

4.6 Bưu chính viễn thông:

- Bưu chính: tháng Ba năm 2010, doanh thu bưu chính giảm 1% so tháng trước có Tết Nguyên đán, số lượng bưu thiếp, quà mừng tăng.

Dự kiến quý I năm 2010, doanh thu bưu chính tăng 26% so cùng kỳ năm trước.

- Viễn thông: tháng Ba năm 2010 số thuê bao tăng thêm là 25.150 thuê bao điện thoại (tăng 0,2% so tháng trước), 9.450 thuê bao Internet (tăng 2,5%), doanh thu viễn thông đạt 306,3 tỷ đồng (giảm 0,9%).

Dự kiến quý I năm 2010, số thuê bao tăng thêm là 74.807 thuê bao điện thoại (tăng 43,5% so cùng kỳ năm trước), 29.623 thuê bao Internet (tăng 76,1%). Doanh thu viễn thông đạt 905,7 tỷ đồng (tăng 32,8%).

5. Sản xuất nông nghiệp:
5.1. Kết quả sản xuất vụ đông 2009 – 2010:

Tổng hợp kết quả chính thức, toàn thành phố gieo trồng được 64.623 ha, diện tích – năng suất – sản lượng một số cây trồng chính như sau: ngô 13.497 ha (tăng 85% so cùng kỳ năm trước), đạt năng suất 42,6 tạ/ha (tăng 35,9%), sản lượng 57.488 tấn (tăng 151,6%); khoai lang 4.488 ha (tăng 76,7%), năng suất 84,8 tại/ha (tăng 19,1%), đạt sản lượng 38.071 tấn (tăng 110,5%); rau các loại 12.378 ha (tăng 15%), năng suất 171 tạ/ha (tăng 10,8%), sản lượng 211.650 tấn (tăng 27,4%); đậu tương 31.523 ha (tăng 1180,5%), năng suất 15,4 tạ/ha (tăng 14,6 %), sản lượng đạt 48.645 tấn (tăng 1368,3%). Nhìn chung, hầu hết các cây trồng vụ đông năm nay đều cho năng suất khá hơn năm trước.

5.2 Sản xuất vụ xuân 2010:

Theo kế hoạch, Thành phố gieo cấy 99.847 ha lúa, 30.053 ha hoa màu. Do lượng mưa trong năm 2009 ít, mực nước các sông hồ đều xuống thấp, gây thiếu hụt trầm trọng cho sản xuất nông nghiệp, nhiều nơi đã xảy ra tình trạng khô hạn cục bộ, ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy cũng như sinh trưởng vàphats triển của cây trồng. Từ đầu năm đến nay, Thành phố đã chỉ đạo các địa phương và các công ty Khai thác công trình thủy lợi toàn Thành bám sát lịch xả nước từ các hồ thủy điện và khắc phục tình trạng khô hạn, tổ chức nạo vét 2,4 triệu m3 bùn, đất, khơi thông dòng chảy, lắp đặt 69 trạm bơm đã chiếm với 195 máy bơm các loại, vận hành hết công suất, tranh thủ lấy nước đổ ải và tích nước phục vụ tưới dưỡng cho lúa và hoa màu vụ xuân.

Đến 9/3/2010, diện tích đã cấy đạt 93.208 ha, gieo sạ được 5.987 ha, cơ bản hoàn thành diện tích cấy xuân. Đa số các huyện cấy xong trong tháng Hai, một số huyện cấy muộn đến 12 tháng Ba cũng đã hoàn thành như Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm. Những diện tích khó khăn về nước tưới, các địa phương đã chủ động chuyển đổi 1.076 ha sang trồng các loại cây khác.

Việc trồng màu vụ xuân được các địa phương triển khai kịp thời vụ: đến nay, diện tích hoa màu trồng là 24.016 ha, đạt 80,1% kế hoạch, trong đó ngô trồng được 7.317 ha, lạc 5.807 ha, rau các loại 6.483 ha. Các cây màu được gieo trồng đúng thời vụ, gặp thời tiết ấm đang sinh trưởng, phát triển tốt. Công tác kiểm tra sâu bệnh được các huyện, quận, thị xã làm tốt, dự tính, dự báo chính xác, phòng trừ kịp thời nên từ đầu vụ đến nay chưa phát sinh các ổ dịch lớn

5.3 Lâm nghiệp

Từ đầu năm đến nay, do làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, các địa phương không để xảy ra vụ cháy rừng nghiêm trọng nào (Tuy nhiên do thời tiết hanh, khô, kéo dài tại Sóc Sơn đã xảy ra 6 vụ cháy rừng phạm vi nhỏ với tổng diện tích khoảng 3 ha, chủ yếu là thực bì, các đám cháy đã được rập tắt ngay, không thiệt hại lớn). Lực lượng kiểm lâm đã phát hiện và xử lý 23 vụ vi phạm buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép, thu 2,54m3 gỗ quy tròn, nộp ngân sách 112 triệu đồng. Diện tích rừng đã giao khoán được các hộ tiếp tục khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ. Công tác chăm sóc rừng năm thứ 2,3,4 được tăng cường và đầu tư hợp lý.

Mồng 9 tết Canh Dần tức ngày 22/2/2010, các quận, huyện, thị xã đã đồng loạt tổ chức “Tết trồng cây” và phát động trồng cây theo kế hoạch mùa xuân.

 5.4. Chăn nuôi, thủy sản

Quý I/2010 công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm luôn được coi trọng: đã tiêm văcxin 4 bệnh đỏ cho 460.149 con lợn, văcxin cúm cho 2.377.673 gia cầm… Công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y, vệ sinh tiêu độc môi trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán được tăng cường. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm toàn Thành, nhìn chung ổn định, không xảy ra các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Các hộ, trang trại, đơn vị nuôi trồng thủy sản đang tiếp tục thu hoạch sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trước, trong và sau Tết Nguyên đán; đồng thời tranh thủ nguồn nước xả từ các hồ thủy điện qua 2 đợt xả để tích nước , cải tạo ao, hồ chuẩn bị nuôi thả mới.

6. Các vấn đề xã hội:
6.1 Văn hóa xã hội:

Dịp tết nguyên đán Canh Dần, đã tổ chức tốt các hoạt động văn hóa thể thao mừng Đảng, mừng Xuân với công tác tuyên truyền rộng rãi trên địa bàn Thành phố với nhiều hình thức phong phú: phát hành tập san văn hóa thông tin chuyên đề, tuyên truyền cổ động trực quan, treo băng rôn, biểu ngữ, cờ phướn, biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim với chủ đề ngày Xuân đất nước, ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ và truyền thống nghìn năm văn hiến của đất nước và Thủ đô Hà Nội, bắn pháo hoa tại 23 điểm trên toàn Thành phố vào lức giao thừa…

Thành phố tổ chức thăm hỏi, chúc Tết, tặng quà và trợ cấp cho các đối tượng chính sách và các đối tượng khác chu đáo, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có tết. Chuẩn bị và tổ chức cho các đoàn lãnh đạo Đảng, chính quyền, MTTQ Thành phố tham quan và tặng quà cho gia đình chính sách tiêu biểu ở 29 quận, huyện, thị xã. Tổng số có 893.116 đối tượng được tặng quà với tổng số tiền 147,5 tỷ đồng trong đó: quà của Chủ tịch nước là 90.665 đối tượng, với tổng số tiền là 19,3 tỷ đồng; Ngân sách Thành phố là 106,6 tỷ đồng; Ngân sách huyện, quận, thị xã và các nguồn huy động khác là 21,6 tỷ đồng. (Quà của người có công: 308.670 suất 74,1 tỷ đồng; trợ cấp các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, người cao tuổi: 137.179 suất, 43 tỷ đồng; thăm tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 3 tỷ đồng). Nhìn chung, mức tặng quà cho các đối tượng đều bằng và cao hơn so với tết năm trước. Toàn Thành phố đã hoàn thành việc chi trả trợ cấp ưu đãi tháng Một và tháng Hai cho tất cả các đối tượng từ nguồn linh phí Trung ương ủy thác. Tết Canh Dần, toàn Thành phố có 8.446 đối tượng đón tết tại các Trung tâm, trong đó: 2.100 người là đối tượng có công và bảo trợ xã hội, 6.336 học viên cai nghiện. Các đối tượng này đã được các Trung tâm tổ chức đón tết chu đáo, lành mạnh và tiết kiệm. Để giải quyết tình trạng trẻ lang thang trong dịp tết Canh Dần, các Trung tâm bảo trợ xã hội đã cử cán bộ trực 24/24 giờ để tiếp nhận các đối tượng lang thang, cơ nhỡ và lo tết cho 102 đối tượng đã được tập trung trong dịp tết Canh Dần.

6.2 Công tác Y tế và an toàn thực phẩm:

Ngành y tế đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án “Quy hoạch phát triển hệ thống bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân Thủ đô Hà Nội đến năm 2010”, Đồng thời triển khai dự án “Nâng cao cơ sở vật chất và năng lực điều trị ở bệnh viện các tuyến”. Tổ chức kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao y đức của đội ngũ thầy thuốc. Ngành đã phối hợp với các ngành có liên quan kiểm soát dịch bệnh nhất là các dịch có khả năng lây lan nhanh. Chỉ đạo bệnh viện các tuyến trực 24/24 giờ để tiếp nhận và điều trị kịp thời các bệnh nhân nhập viện trong dịp Tết.

Thực hiện chương trình kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán, thanh tra chuyên ngành y tế phối hợp với các ngành có liên quan đã tiến hành kiểm tra 755 lượt có sở, xử lý 41 cơ sở có vi phạm hành chính với số tiền phạt là 78 triệu đồng. Đình chỉ hành nghề 24 cơ sở trong đó có 14 cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với các cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, đoàn thanh tra đã đình chỉ ngay hoạt động sản xuất và thu hồi toàn bộ sản phẩm đã sản xuất.

6.3 Trật tự an toàn xã hội: Tháng Hai năm 2010, trên địa bàn Thành phố đã phát hiện và xảy ra 341 vụ phạm pháp hình sự, so cùng kỳ giảm 20,3% với số đối tượng bị bắt giữ theo luật là 403 (giảm 19,4%). Hai tháng đầu năm, đã phát hiện và xảy ra 766 vụ phạm pháp hình sự, so với cùng kỳ giảm 13,2% với số đối tượng bị bắt giữ theo luật là 901 (giảm 13,3%).

Số vụ phạm pháp kinh tế xảy ra trong tháng Hai năm 2010 là 70 vụ (tăng 141,4% so cùng kỳ năm trước) với số đối tượng phạm pháp là 81 đối tượng (tăng 161,3%). Hai tháng đầu năm có 353 vụ phạm pháp kinh tế (tăng 201,7% so cùng kỳ năm trước) với số đối tượng phạm pháp là 412 đối tượng (tăng 154,3%).

Có 125 vụ cờ bạc bị phát hiện trong tháng Hai năm 2010, (tăng 58,2% so cùng kỳ năm trước) với số đối tượng bị bắt giữ là 656 người (tăng 43,5%).

Tổng số vụ buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy trong tháng Hai năm 2010 là 211 vụ (tăng 55,3% so cùng kỳ) với 264 đối tượng bị bắt giữ (tăng 55,3%).

Tháng Hai năm 2010, toàn Thành phố xảy ra 62 vụ tai nạn giao thông (giảm 1,6% so cùng kỳ), làm 41 người chết (bằng cùng kỳ) và 30 người bị thương (giảm 3,2%).

Cũng trong tháng Hai, đã xảy ra 24 vụ cháy nổ, làm thiệt hại tài sản trị giá trên 353 triệu đồng, làm 4 người bị thương.

7. Tài chính – Tín dụng:
7.1 Tài chính:

Tổng thu chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn là 21.163,7 tỷ đồng, đạt 26% dự toán năm; trong đó: Thu nội địa không kể dầu thô là 19.006 tỷ đồng, đạt 24,9% dự toán Hội đồng nhân dân Thành phố giao; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 1.907 tỷ đồng, đạt 25% dự toán năm; thu từ dầu thô là 250 tỷ đồng, đạt 4,9% dự toán năm.

Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 6.463,7 tỷ đồng, đạt 18,5% dự toán năm. Trong đó: Chi đầu tư phát triển 3.110,3 tỷ đồng, đạt 20,3% dự toán năm; chi thường xuyêm 3.167 tỷ đồng, đạt 21,4% dự toán năm.

7.2 Tín dụng, ngân hàng:

Dự kiến đến cuối tháng Ba năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 613.059 tỷ đồng, tăng 2,7% so cuối tháng trước và tăng 4,7% so cuối năm 2009, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 3,1% và 6,41%, phát hành giấy tờ có giá tăng 3% và 4,26%. Tổng dư nợ cho vay tháng Ba năm 2010 đạt 392.045 tỷ đồng, tăng 2,1% so cuối tháng trước và tăng 4,02% so cuối năm 2009, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 2,5% và 3,03%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,6% và 5,31%.

TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA (GDP)
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Giá so sánh)
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Phân theo ngành kinh tế
Thực hiện Quý 1/2009
Dự kiến Quý 1/2009
Q1/2010
Q1/2009
TỔNG SỐ
15 417,7
16 766,6
108,7
- Nông – Lâm, thủy sản
776,9
944,6
121,6
- Công nghiệp
5 357,2
5 861,2
109,4
- Xây dựng
2 023,6
2 197,5
108,6
- Thương nghiệp
1 642,9
1 729,6
109,1
- Khách sạn nhà hàng
601,0
648,1
107,8
- Vận tải kho bãi, Bưu điện
1 597,4
1 743,3
109,1
- Tài chính – tín dụng
433,7
469,5
108,3
- Khoa học và Công nghệ
174,8
182,1
104,2
- KD tài sản và dịch vụ tư vấn
541,5
562,7
103,9
- Quản lý nhà nước
337,9
352,1
104,2
- Giáo dục và đào tạo
766,6
800,4
104,4
- Y tế và h/động cứu trợ XH
308,8
323,1
104,6
- Văn hóa – thể thao
223,8
238,4
106,5
- Các ngành còn lại
631,6
651,0
103,1
II. CHIA THEO 3 NGÀNH LỚN
15 417,7
16 766,6
108,7
- Nông – lâm, thủy sản
776,9
944,6
121,6
- Công nghiệp, xây dựng
7 380,8
8 058,7
109,2
- Dịch vụ
7 260,0
7 763,3
106,9
 
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

I. GTSX CÔNG NGHIỆP CHIA THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (GIÁ 1994)

 
Ước tính
% So sánh
Thực hiện tháng 3
Thực hiện Quý I 2010
T3/2010
T2/2010
Quý I 2010
Quý I 2010
Tổng số
8 005,7
22 200,1
121,6
112,4
1. Kinh tế nhà nước
1 724,0
4 925,1
120,5
106,1
+ Trung ương
1 316,8
3 773,3
120,3
106,2
+ Địa phương
407,2
1 151,8
120,9
105,6
2. Kinh tế ngoài nhà nước
2 647,9
7 479,0
123,7
113,6
+ Công ty TNHH tư nhân
802,0
2 297,3
119,4
113,4
+ Công ty cổ phần khác (*)
1070,6
3018,0
127,5
115,3
+ Doanh nghiệp tư nhân
57,9
163,5
120,0
114,3
+ Hợp tác xã
31,7
95,9
101,1
97,4
+ Hộ sản xuất cá thể
685,7
1 904,3
124,7
112,1
3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
3 633,8
9 796,0
120,7
114,9
 
(*) bao gồm cả các công ty cổ phần mà vốn của nhà nước nhỏ hơn 50%

II. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CHIA THEO NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị tính: Tỷ đồng
 
Ước tính
% So sánh
Thực hiện tháng 3
Thực hiện Quý I 2010
T3/2010
T2/2010
Quý I 2010
Quý I 2009
Tổng số
8 005,7
22 200,1
121,6
112,4
1. Công nghiệp khai thác mỏ
39,5
111,8
122,6
107,4
- Khai thác than
30,4
86,0
124,0
102,9
- Khai thác quặng
0,3
0,6
128,9
132,4
- Khai thác đá
8,8
25,2
117,7
125,4
2. Công nghiệp chế biến
7 650,8
21 204,2
121,7
112,4
- Sản xuất thực phẩm đồ uống
839,9
2 406,1
120,7
113,9
- Sản xuất thuốc lá
145,2
417,2
117,2
109,5
- Dệt
339,8
939,2
123,1
108,4
- Sản xuất trang phục
207,1
603,3
123,4
109,5
- Thuộc, sơ chế da
74,8
207,7
123,5
112,3
- Chế biến gỗ, SP từ gỗ, tre, nứa
206,8
574,0
125,5
116,7
- SX giấy, sản phẩm bằng giấy
140,4
384,0
136,1
125,0
- Xuất bản, in
106,4
306,9
120,0
107,1
- Sản xuất SP dầu mỏ
6,1
16,5
136,6
109,5
- Sản xuất hóa chất
282,7
801,1
122,8
110,2
- Sản xuất cao su, platstic
313,1
873,5
128,1
118,6
- SX các SP từ chất khoáng phi KL
475,8
1 341,5
116,1
113,3
- Sản xuất kim loại
124,5
344,7
126,0
109,5
- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại
709,3
1 933,3
128,4
112,7
- Sản xuất máy móc thiết bị
269,7
734,1
127,1
110,7
- Sản xuất thiết bị văn phòng
734,6
2 103,5
114,4
114,3
- Sản xuất thiết bị điện
590,2
1 610,6
130,1
110,8
- Sản xuất tivi, thiết bị thông tin
179,4
512,4
117,4
111,3
- Sản xuất dụng cụ chính xác
21,4
55,7
128,2
131,3
- Sản xuất xe có động cơ
514,6
1 371,3
123,5
108,4
- Sản xuất phương tiện vận tải khác
1 114,9
2 953,2
115,5
112,5
- Sản xuất giường tủ
251,3
706,6
123,0
111,1
- Tái chế
2,8
7,9
130,9
160,0
3. Sản xuất, phân phối điện nước
315,4
884,1
119,4
113,1
- Sản xuất, phân phối điện
285,3
795,4
121,3
113,8
- Sản xuất, phân phối nước
30,1
88,7
103,8
107,7
 
IV. SẢN PHẨM CHỦ YẾU CÔNG NGHIỆP
 
Đơn vị tính
Ước tính
% So sánh
Thực hiện tháng 3
Thực hiện Quý I 2010
T3/2010
T2/2010
Quý I 2010
Quý I 2009
- Bia
1000 lít
30 490
90 631
112,8
131,4

­- Thuốc lá bao

1000 bao
60 155
183 542
105,3
117,2
- Vải lụa thành phẩm
1000 mét
200
575
125,0
107,5
- Quần áo dệt kim
1000 cái
1 956
5 330
129,3
102,8
- Quần áo may sẵn
1000 cái
16 332
45 655
119,4
114,4

- Giấy bìa các loại

Tấn
2 452,0
7 617,0
104,1
124,8
- Phân hóa học
Tấn
22 519
67 859
108,2
99,1
- Thuốc ống các loại
1000 ống
3 950
11 833
115,3
113,6
- Thuốc viên các loại
Triệu viên
636,2
1 612,8
138,5
103,5
- Xà phòng các loại
Tấn
123,0
358,3
112,8
124,4
- Sứ vệ sinh
1000 cái
383
1 007
127,2
151,7
- Gạch xây
Triệu viên
188,5
528,9
122,8
118,0
- Gạch lát các loại
1000 m2
320
961
119,9
120,0
- Máy công cụ
Cái
10
29
166,7
100,0
- Động cơ Diesel
Cái
2 265
6 600
110,5
123,6
- Xe máy
Cái
46 169
157 296
98,5
103,6
- Động cơ điện
Cái
4 417
9 112
199,2
96,6
- Máy biến thế
Cái
97
271
124,4
64,4
- Quạt điện
Cái
42 558
98 992
141,1
108,9
- Ti vi các loại
Cái
6 547
19 822
119,9
110,3
- Ô tô
Cái
1 805
5 541
107,9
113,5
- Xe đạp hoàn chỉnh
Cái
1 120
3 491
117,2
56,1
 

IV. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP *

 Đơn vị tính %
 
Chính thức tháng trước
Dự tính tháng báo cáo

Chỉ số cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước

 
So với tháng BQ năm 2005
So với tháng cùng kỳ năm trước
So với tháng BQ năm 2005
So với tháng cùng kỳ năm trước
Toàn ngành
115,10
104,86
137,43
108,10
112,06
Chia theo ngành công nghiệp cấp 1
Công nghiệp khai thác mỏ
87,48
132,13
108,64
89,62
119,05
Công nghiệp chế biến
112,41
104,91
135,56
107,61
112,21

Sản xuất tập trung và phân phối điện, ga nước

153,44
103,06
164,51
115,63
109,69
 

·        Ghi chú:

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp của Hà Nội tính theo phương pháp mới gọi tắt là chỉ số IIP, được tính theo hướng dẫn của TCTK, và đã được công bố tại Hội nghị “Báo cáo kết quả tính chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp” do Ông Nguyễn Huy Tưởng Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội chủ trì ngày 26/6/2009. Chỉ số IIP được công bố song song cùng với chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định từ tháng 7/2009. Chỉ tiêu được công bố để các cấp, các ngành và người dùng tin tham khảo. Bắt đầu từ năm 2011 chỉ tiêu này sẽ là chỉ tiêu duy nhất hàng tháng, phản ánh tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp


THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ

I. TỔNG MỨC VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG XÃ HỘI

Đơn vị tính: Tỷ đồng
 
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 3
Thực hiện Quý I 2010
T3 2010
T2 2010
Quí I 2010
Quí I 2009
1. Tổng mức bán ra (tỷ đồng)
66 018,8
194 485,6
96,7
120,5
Chia theo thành phần kinh tế
+ Kinh tế nhà nước
20 400,7
59 009,9
97,3
114,5
+ Kinh tế ngoài nhà nước
43 139,9
128 147,4
96,4
123,6
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
2 478,2
7 328,3
96,8
118,2
Chia theo ngành hoạt động
+ Thương nghiệp
61 960,7
182 636,5
96,5
120,5
+ Khách sạn – nhà hàng
1 678,4
4 938,4
101,3
121,2
+ Du lịch lữ hành
208,6
585,5
106,0
120,1
+ Dịch vụ
2 171,1
6 325,2
97,5
119,9
2. Tổng mức bán lẻ (tỷ đồng)
15 771,8
46 463,2
95,9
126,5
Chia theo thành phần kinh tế
+ Kinh tế nhà nước
955,8
2 835,2
97,9
115,9
+ Kinh tế ngoài nhà nước
13 384,9
39 340,7
95,7
127,9
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1 431,1
4 287,3
96,3
121,7
Chia theo ngành hoạt động
+ Thương nghiệp
12 304,5
36 502,0
94,4
127,9
+ Khách sạn – nhà hàng
1 678,4
4 938,4
101,3
121,2
+ Du lịch lữ hành
208,6
585,5
106,0
120,1
+ Dịch vụ
1 580,3
4 437,3
101,4
122,8
3. Cơ cấu tổng mức bán lẻ (%)
100,0
100,0
-
­-
+ Kinh tế nhà nước
6,0
6,1
-
-
+ Kinh tế ngoài nhà nước
84,9
84,7
-
-
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
9,1
9,2
-
-
 

II. KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Đơn vị tính : Triệu USD
 
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 3
Thực hiện Quý I 2010
T3 2010
T2 2010
Quí I 2010
Quí I 2009
I. Tổng kim ngạch XK trên địa
610,5
1640,2
124,5
103,8
 Trong đó: XK địa phương
394,0
1051,2
124,6
123,7
Kim ngạch Xk trên địa bàn chia theo thành phần kinh tế
- Kinh tế nhà nước
258,5
703,1
125,1
82,7
- Kinh tế ngoài nhà nước
82,0
219,7
116,7
113,8
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
270,0
717,4
126,6
133,7
Kim ngạch XK trên địa bàn chia theo nhóm hàng chủ yếu,
- Hàng nông sản
81,0
219,7
161,0
91,9
Trong đó: + Gạo
26,5
70,5
182,8
138,2
                 + Cà phê
23,9
71,9
128,7
60,9
                 + Hạt tiêu
2,5
5,4
178,6
60,5
                 + Chè
9,7
21,1
237,0
147,5
- Hàng may, dệt
71,0
189,7
126,3
125,0
- Giày dép và các sản phẩm từ da
19,0
52,3
131,2
157,4
- Hàng đện tử
22,5
61,4
121,6
116,0

- Linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi

100,0
284,4
105,5
153,4
- Hàng thủ công mỹ nghệ
10,0
25,2
144,4
108,0
- Xăng dầu (tạm nhập, tái xuất)
68,0
181,9
126,0
115,7
- Than đá
28,5
72,0
126,4
113,0
- Hàng hóa khác
210,5
553,6
122,0
82,2
2. Tổng kim ngạch NK trên địa bàn
1 882,0
5 159,7
120,0
153,5
 Trong đó: NK địa phương
697,0
1 883,5
124,9
145,2
Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn chia theo thành phần kinh tế
- Kinh tế nhà nước
1 288,0
3 548,7
118,2
155,9
- Kinh tế ngoài nhà nước
274,0
759,0
120,2
153,2
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
320,0
852,0
128,0
144,7
Kim ngạch NK trên địa bàn chia theo nhóm hàng chủ yếu
- Máy móc thiết bị, phụ tùng
450,0
1 239,3
125,8
148,2

- Vật tư, nguyên liệu (trừ xăng dầu)

822,0
2 214,4
115,4
160,9
Trong đó: + Sắp thép
95,0
261,8
135,1
147,2
                 + Phân bón
35,0
93,1
189,2
132,2
                 + Hóa chất
24,0
66,8
106,7
159,0
                  + Chất dẻo
27,0
74,8
108,0
120,5
                  + Xăng dầu
460,0
1 252,6
109,5
169,2
- Hàng hóa khác
610,0
1 706,0
122,5
148,6
 

III. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG, GIÁ VÀNG VÀ ĐÔ LA MỸ TẠI HÀ NỘI

 
Chỉ số giá tháng Ba so với (%)

Chỉ số giá 3 tháng năm 2010 so với 3 tháng năm 2009

Tháng trước
Cùng kỳ năm trước
Tháng 12 năm trước
1. Chỉ số giá tiêu dùng
100,75
111,08
104,72
109,58
 
 
 
 
 
- Hàng dịch vụ ăn uống
101,18
113,60
107,71
110,54
 + Lương thực
99,65
113,01
107,76
112,41
 + Thực phẩm
101,19
112,69
107,11
109,34
- Đồ uống và thuốc lá
100,23
107,83
104,75
106,61
- May mặc, mũ nón, giày dép
100,05
108,34
103,20
108,11
- Nhà ở, điện, nước, chất đốt VLXD
101,00
116,23
105,02
116,02
- Thiết bị và đồ dùng gia đình
100,12
108,55
103,26
107,81
- Thuốc và dịch vụ y tế
100,01
100,31
100,58
100,43
- Giao thông
100,92
121,59
103,88
119,68
- Bưu chính viễn thông
100,00
96,69
98,70
96,80
- Giáo dục
100,02
106,29
100,05
106,42
- Văn hóa, giải trí và dịch vụ
101,23
106,49
103,42
105,38
- Hàng hóa và dịch vụ khác
100,62
114,68
105,29
113,15
2. Chỉ số giá vàng
100,59
136,57
95,48
114,40
3. Chỉ số giá Đô la Mỹ
100,49
110,18
99.99
110,23
 

IV. HOẠT ĐỘNG NGÀNH VẬN TẢI – BCVT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

(không kể đường sắt, hàng không)
 
Ước tính
% so sánh
Thực hiện tháng 3
Thực hiện Quý I 2010
T3 2010
T2 2010
Quí I 2010
Quí I 2009
A. VẬN TẢI
1. Doanh thu (Tỷ đồng)
1 006,8
2 996,4
100,0
124,2
a. Chia theo thành phần kinh tế
 + Kinh tế Nhà nước
309,9
922,5
100,1
122,2
 + Kinh tế ngoài Nhà nước
641,3
1 911,0
99,9
126,2
 + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
55,6
162,9
101,4
113,9
b. Chia theo ngành hoạt động
+ Vận tải hàng hóa
609,4
1 829,0
99,9
122,8
+ Vận tải hàng khách
297,3
872,2
100,1
125,3
 + Hỗ trợ vận tải (cảng, bxếp, đại lý vận tải…)
100,1
295,2
100,6
124,6
2. Sản lượng

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển (1000T)

9 184,0
27 446,0
100,2
118,7

- Khối lượng hàng hóa luân chuyển (1000T.km)

877 532,0
2 620 708,0
100,3
123,9
- Khối lượng hành khách vận chuyển(1000HK)
56 167,0
166 623,0
100,4
117,9

- Khối lượng HK luân chuyển (1000HK.Km)

720 231,0
110 123,0
100,6
115,8
B. BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG (*)
1. Doanh thu (tỷ đồng)
402,5
1 194,2
99,1
131,1
a. Chia theo ngành kinh tế
+ Kinh tế Nhà nước
363,8
1 080,7
99,0
132,0
+ Kinh tế ngoài Nhà nước
17,9
52,5
99,2
134,7
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
20,8
61,0
100,5
108,7
b. Chia theo ngành hoạt động
+ Doanh thu bưu chính
96,1
288,5
99,2
126,0
+ Doanh thu viễn thông
306,4
905,7
99,1
132,8
2. Sản lượng, giá trị

- Số điện thoại thu cước tăng thêm (Thuê bao)

25 150,0
74 807,0
100,2
143,5
 Trong đó: + Điện thoại cố định
5 010,0
16 105,0
109,0
109,9

- Số thuê bao Internet phát triển mới (Thuê bao)

9 450,0
29 623,0
102,5
176,1
 

(*) Số liệu viễn thông thuộc kinh tế Nhà nước chỉ tính của Viễn thông Hà Nội


SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

I.                   KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2009-2010

 
Đơn vị tính
Vụ đông 2008-2009
Vụ đông 2009-2010
% So sánh
Tổng diện tích gieo trồng
ha
24 962
64 623
258,89
Trong đó
- Ngô
7 290
13 497
185,14
- Khoai lang
2 540
4 488
176,69
- Đỗ tương
2 462
31 523
1 280,38
- Rau các loại
10 763
12 378
115,01
2. Năng suất
- Ngô
Tạ/ha
31,34
42,59
135,90
- Khoai lang
71,20
84,82
119,13
- Đỗ tương
13,46
15,43
114,64
- Rau các loại
154,36
170,99
110,77
3. Sản lượng
- Ngô
Tấn
22 849
57 488
251,60
- Khoai lang
18 087
38 071
210,49
- Đỗ tương
3 313
48 645
1 468,31
- Rau các loại
166 140
211 650
127,39
 

I. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG – LÂM – THỦY SẢN QUÝ I NĂM 2010

 
Đơn vị tính
Quý I/2009
Quý I/2010
% so sánh
Tổng số
Tỷ đồng
1 341,8
1 685,3
125,60
1. Nông nghiệp
Tỷ đồng
1 248,7
1 589,6
127,30
- Trồng trọt
Tỷ đồng
412,6
718,0
174,02
- Chăn nuôi
Tỷ đồng
802,1
837,2
104,38
- Dịch vụ
Tỷ đồng
34,0
34,4
101,00
2. Lâm nghiệp
Tỷ đồng
8,5
8,2
96,97
3. Thủy sản
Tỷ đồng
84,6
87,5
103,43
 
VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN
Đơn vị: Tỷ đồng
 
Quý I/2009
Quý I/2010
% so sánh
Tổng số
27 141,8
29 601,1
109,1
I. vốn nhà nước
9 044,1
9 126,6
100,9
 1. Vốn ngân sách Nhà nước
3 472,0
3 054,4
88,0
 2. Vốn vay
3 083,0
3 344,2
108,5
 3. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước
1 610,4
1 795,6
111,5
4. Vốn huy động từ các nguồn khác
878,7
932,4
106,1
II. Vốn ngoài nhà nước
14 809,0
17 431,8
117,7
III. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
3 288,7
3 042,7
92,5
 

 



Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         Lấy lại mã bảo mật