Tình hình kinh tế xã hội tháng Bẩy và 7 tháng đầu năm 2005 (00:00 20/07/2005)


1. Sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội tháng 7 năm 2005 tăng 8,1% so với tháng trước và tăng 19,1% so cùng kỳ năm trước trong đó kinh tế Nhà nước tăng 5% và 5,5% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 5,6% và 2%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 3,1% và 18,9%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 6,1% và 18%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,6% và 38,8%.



1. Sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội tháng 7 năm 2005 tăng 8,1% so với tháng trước và tăng 19,1% so cùng kỳ năm trước trong đó kinh tế Nhà nước tăng 5% và 5,5% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 5,6% và 2%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 3,1% và 18,9%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 6,1% và 18%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,6% và 38,8%.

Dự kiến 7 tháng đầu năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 7,3% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 5,1%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 15,7%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 20%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 34%.

a) Sản xuất công nghiệp Trung ương:Tháng 7 năm 2005 tăng 5,6% so tháng trước với 20/22 ngành sản xuất tăng, trong đó 1 số ngành sản xuất tăng khá: sản xuất đồ da (tăng 42,5%), sản xuất trang phục (tăng 22,2%), sản xuất giường tủ bàn ghế (tăng 15,9%), sản xuất phương tiện vận tải khác (tăng 14,9%)... Hai ngành sản xuất giảm so với tháng trước là sản xuất thuốc lá (giảm 25,4%), công nghiệp dệt (giảm 2,7%).

Dự kiến 7 tháng đầu năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương tăng 5,1% với 14/22 ngành sản xuất tăng trong đó 1 số ngành sản xuất tăng khá là: sản xuất giường tủ, đồ gỗ khác (tăng 36,9%), chế biến thực phẩm (tăng 24,5%), sản xuất thuốc lá (tăng 34,2%), xuất bản, in (tăng 20,4%)… có 8/22 ngành sản xuất giảm: khai thác đá (giảm 23,4%), công nghiệp dệt (giảm 4,6%), sản xuất đồ da (giảm 55,2%), chế biến gỗ lâm sản (giảm 0,6%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (giảm 74,7%), sản xuất cao su plastic (giảm 7,2%), sản xuất khoáng phi kim loại (giảm 12,1%), sản xuất tivi thiết bị thông tin (giảm 11,6%).

b) Sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương:tháng 7 năm 2005 tăng 3,1% so tháng trước với 16/19 ngành sản xuất tăng trong đó 1 số ngành sản xuất tăng khá: sản xuất trang phục (tăng 24,7%), sản xuất hoá chất (tăng 16,7%), sản xuất các sản phẩm từ kim loại (tăng 12,3%)…Có 3/19 ngành sản xuất giảm là sản xuất các sản phẩm từ cao su (giảm 6,6%), sản xuất khoáng phi kim loại (giảm 1,6%) và sản xuất phương tiện vận tải khác (giảm 11,8%).

Dự kiến 7 tháng năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước với 17/19 ngành sản xuất tăng trong đó một số ngành sản xuất tăng khá: khai thác than (tăng 62,3%), chế biến thực phẩm (tăng 26,3%), chế tạo thiết bị máy móc (tăng 25,1%), sản xuất các sản phẩm từ kim loại (tăng 21,6%), sản xuất thiết bị điện (tăng 39,2%), sản xuất dụng cụ chính xác (tăng 22,2%), sản xuất phương tiện vận tải khác (tăng 23,8%)... Có 2/19 ngành sản xuất giảm là xuất bản, in (giảm 2,3%), sản xuất xe có động cơ (giảm 12,5%).

c) Sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước:tháng 7 năm 2005 tăng 6,1% so tháng trước trong đó Công ty TNHH tư nhân tăng 5,8%, Công ty CP tăng 7,2%, DNTN tăng 4,4%, HTX tăng 4,4% và hộ cá thể tăng 5,3%.

Dự kiến 7 tháng 2005, sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 20% so cùng kỳ năm trước trong đó Công ty TNHH tư nhân tăng 20,1%, Công ty CP tăng 31,9%, DNTN tăng 21,9%, HTX tăng 5,5%, hộ cá thể tăng 4,9%.

d) Sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:tháng 7 năm 2005 tăng 12,6% so tháng trước và tăng 38,8% so cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 7 tháng 2005, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 34% so cùng kỳ năm trước với 11/19 ngành sản xuất tăng trong đó có những ngành sản xuất tăng khá: chế biến thực phẩm (tăng 33,5%), chế biến gỗ (tăng 41,6%), sản xuất hoá chất (tăng 57,3%), sản xuất sản phẩm cao su plastic (tăng 358,1%) sản xuất khoáng phi kim loại (tăng 52,4%), sản xuất sản phẩm bằng kim loại (tăng 196,8%), sản xuất thiết bị văn phòng (tăng 51,9%), sản xuất xe có độn cơ (tăng 90,5%), sản xuất phương tiện vận tải khác (tăng 51,9%)... Có 8/19 ngành sản xuất giảm là: công nghiệp dệt (giảm 44,9%), sản xuất trang phục (giảm 14,6%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (giảm 5,2%), xuất bản in (giảm 55,8%), sản xuất kim loại (giảm 17,9), chế tạo thiết bị máy móc (giảm 9,9%), sản xuất dụng cụ chính xác (giảm 15,8%), sản xuất giường tủ đồ khác (giảm 11,5%).

2) Xây dựng cơ bản:

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tháng 7 năm 2005 là 271 tỷ đồng (xây lắp bằng 158 tỷ, thiết bị bằng 9 tỷ) giảm 8,1% so với tháng trước, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 7 tháng 2005 vốn đầu tư XDCB đạt 1821 tỷ đồng (xây lắp bằng 1018, 5 tỷ đồng, thiết bị bằng 113, 7 t?) tăng 47,8% so với cùng kỳ năm trước và đạt 55,5% kế hoạch năm 2005.

Tiến độ một số công trình dự án:

+ Dự án thoát nước giai đoạn 1: Công tác lắp đặt thiết bị cho 2 trạm xử lý nước thải (gói thầu CP12) đến nay đã hoàn thành, hiện đang cho vận hành thử và đào tạo công nhân vận hành. Như vậy 16 gói thầu của dự án thoát nước giai đoạn 1 đã cơ bản hoàn thành, chủ đầu tư và các nhà thầu đang khẩn trương giải ngân vốn.

+ Nút giao thông ngã tư sở: Đã đổ bê tông xong 2 trụ cột của trụ P8; đang khoan cọc nhồi trụ P6; chuẩn bị đổ bê tông mố cầu A2 của cầu vượt. Đang thi công khu vực cầu thang A và C của hầm bộ hành. Bên cạnh đó việc di chuyển các công trình kỹ thuật như hệ thống cáp điện thoại, đường ống cấp nước, thoát nước, đường điện hạ thế... đang được khẩn trương triển khai thực hiện.

+ Đường vành đai 1: Hội đồng giải phóng mặt bằng quận Đống Đa đã phê duyệt được 203 phương án thuộc 2 phương Phương Liên, Nam Đồng. Hiện đang đưa ra công khai và chuẩn bị chi trả cho dân với số kinh phí 82, 2 tỷ đồng.

3) Thương mại — Dịch vụ:

Tình hình hoạt động ngành thương mại — dịch vụ tháng 7 diễn ra theo chiều hướng tăng khá và sôi động so các tháng trước do có các đợt thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng tổ chức tại Hà Nội thu hút hàng trăm ngàn lượt thí sinh và phụ huynh từ các tỉnh đổ về.

a) Nội thương:tháng 7 năm 2005, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội tăng 1,8% so tháng trước và tăng 19,5% so cùng kỳ năm trước trong đó bán lẻ tăng 2,4% và tăng 17,8%.

Dự kiến 7 tháng 2005, tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước trong đó bán lẻ tăng 18,9%.

b) Ngoại thương:kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội tháng 7 năm 2005 tăng 2,3% so tháng trước trong đó xuất khẩu địa phương tăng 2,3%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng 2% trong đó nhập khẩu địa phương tăng 1,9%.

Dự kiến 7 tháng 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng 20,4% trong đó xuất khẩu địa phương tăng 27,2%, kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng 25% trong đó nhập khẩu địa phương tăng 28,1%.

Hàng hoá của Hà Nội xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới trong đó nhiều nhất là xuất khẩu đi Mỹ (tỷ trọng 15%), Nhật Bản (13%), Trung Quốc (8%), Đức (6%), Campuchia, Cu Ba, Irắc, Anh, Hàn Quốc, Pháp,... Hà Nội có quan hệ nhập khẩu với 140 nước trên thế giới trong đó nhập nhiều từ Trung Quốc (tỷ trọng 17%), Singapore (16%), Hàn Quốc (10%), Nhật Bản (9%), Mỹ, Thái Lan, Pháp, Nga, Cooet,...

c) Vận tải:tháng 7 năm 2005 so tháng trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 0,3%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng tăng 1,9%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 2,9%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 2,8%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 3%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 4,9%.

Bằng kinh nghiệm của nhiều năm, việc phân luồng phân tuyến, tăng cường giải toả ách tắc giao thông trong các đợt thi đại học và cao đẳng ở Hà Nội năm nay được bố trí hoàn toàn hợp lý góp phần tạo điều kiện tổ chức tốt các đợt thi.

d) Giá cả:chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 năm 2005 tăng 0,5% so tháng trước trong đó nhóm hàng phương tiện đi lại tăng cao nhất (tăng 1,47%), do ảnh hưởng của giá xăng dầu trong tháng 7 tăng lên, một số nhóm hàng tăng đáng kể: đồ uống và thuốc lá (tăng 0,87%), nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 0,72%), đồ dùng và dịch vụ khác (tăng 0,77%)... do ảnh hưởng của nguyên liệu đầu vào từ khâu sản xuất. Riêng hàng lương thực giảm 0,42% so tháng trước do tháng 7/2005 là tháng thu hoạch lúa vụ Đông Xuân.

Chỉ số giá hàng tiêu dùng so tháng 12 năm trước tăng 5,41% trong đó các nhóm hàng tăng cao là: hàng thực phẩm (tăng 7,25%), đồ uống và thuốc lá (tăng 3,79%), nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 6,69%), phương tiện đi lại và bưu điện (tăng 4,37%) văn hoá thể thao giải trí (tăng 5,63%), đồ dùng và dịch vụ khác (tăng 4,18%)...

Chỉ số giá vàng tăng 1,38% so tháng trước (giá vàng 99, 99 bán ra trên thị trường tư nhân phổ biến ở mức 826500 đồng/chỉ).

Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,05% so tháng trước và mức giá phổ biến là 15882 đồng /USD.

4. Sản xuất Nông nghiệp:

a) Trồng trọt:

- Vụ Đông xuân năm nay thu hoạch muộn do đầu vụ hạn hán kéo dài phải gieo trồng muộn hơn khung thời vụ nên đến nay các quận, huyện mới cơ bản hoàn thành khâu thu hoạch ngoài đồng và theo đánh giá sơ bộ năng suất thu hoạch bình quân của cây lương thực thấp hơn vụ Đông Xuân năm trước.

- Vụ mùa và hè thu: do vụ Đông Xuân thu hoạch chậm nên việc gieo cấy lúa mùa cũng chậm hơn so cùng kỳ năm trước: Đến nay toàn Thành phố mới cấy được 11000 ha lúa (đạt 99% so cùng kỳ và 47% so dự kiến). Các quận Tây Hồ, Long Biên và huyện Từ Liêm chưa cấy. Các quận huyện cấy nhanh là Hoàng Mai (đạt 91%), Sóc Sơn (đạt 77%) và Đông Anh (đạt 35%).

Toàn Thành phố đã làm cỏ đợt 1 cho 2890 ha lúa đạt 26% diện tích lúa đã cấy (chủ yếu là ở Sóc Sơn).

Tổng diện tích rau màu hè thu đã trồng là 2514 ha bằng 110% so cùng kỳ năm trước, trong đó rau các loại 1496 ha (bằng 128%), ngô 90 ha (bằng 74%), đậu tương 527 ha (bằng 105%), hoa các loại 311 ha (bằng 96%).

Tình hình sâu bệnh: đã xuất hiện sâu cuốn lá và đục thân hại lúa ở mức độ nhẹ tại một số xã thuộc Sóc Sơn và Đông Anh.

b) Chăn nuôi:hiện nay do giá thịt lợn hơi vẫn ở mức cao, giá lương thực giảm nhẹ và có một số chính sách khuyến khích phát triển lợn nái siêu nạc nên đàn lợn liên tục được bổ sung. Dự tính đến thời điểm 1/8/2005 đàn lợn ở Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm sẽ tăng 3 - 4%, song đàn lợn ở các quận Long Biên, Hoàng Mai và huyện Từ Liêm lại giảm nên khả năng đàn lợn toàn Thành phố cũng chỉ tăng ít so 1/8/2004. Đàn gia cầm có xu hướng tăng trong tháng 5 và tháng 6 nhưng đến nay có xu hướng chững lại do các hộ chăn nuôi sợ dịch cúm gia cầm có nguy cơ tái phát. Đàn trâu giảm dần, đàn bò thịt và bò sữa ổn định.

5) Trật tự an toàn xã hội:

6 tháng đầu năm 2005 đã phát hiện và xẩy ra 3615 vụ phạm pháp hình sự (giảm 2,8% so cùng kỳ năm trước) đã bắt giữ 2525 đối tượng (giảm 13%). Số vụ buôn bán tàng trữ vận chuyển ma tuý trong 6 tháng 2005 là 998 vụ (tăng 7,8% so cùng kỳ) với 1339 đối tượng (tăng 5% so cùng kỳ). Trật tự an toàn giao thông đã có nhiều chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2005: xẩy ra 497 vụ tai nạn giao thông (giảm 31% so cùng kỳ), làm chết 198 người (giảm 15%) và bị thương 398 người (giảm 39%). Số vụ cháy nổ xẩy ra trong 6 tháng đầu năm 2005 là 109 vụ (giảm 5% so cùng kỳ) làm thiệt hại tài sản trên 8 tỷ đồng, chết 6 người và bị thương 15 người.

6) Tín dụng Ngân hàng:

Dự kiến đến hết tháng 7 năm 2005 tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội tăng 1,3% so tháng trước, trong đó tiền gửi dân cư tăng 1,3%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 1,3%. Dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại tăng 1,5% so tháng trước, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 1,4%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,6%.



Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         Lấy lại mã bảo mật